Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 13: Thực hành "Tìm kiếm và thay thế" (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 13: Thực hành "Tìm kiếm và thay thế" (Bản chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.

Sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản.

2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

2.1. Năng lực chung

Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về soạn thảo văn bản để giải quyết yêu cầu trong bài tập mới.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

2.2. Năng lực Tin học

Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm số: sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập. (NLa)

Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)

2.3. Các năng lực khác

Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: thể hiện thông qua nội dung và hình thức các bài viết cảm nghĩ của HS cho cuốn sổ lưu niệm.

3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Rèn luyện phẩm chất nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hóa, từ ngữ giữa các vùng miền.

Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ: cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập

 

docx 5 trang huongdt93 04/06/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 13: Thực hành "Tìm kiếm và thay thế" (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY - BÀI 13
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
THỰC HÀNH: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
Tin học Lớp 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.
Sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về soạn thảo văn bản để giải quyết yêu cầu trong bài tập mới.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
2.2. Năng lực Tin học
Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm số: sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập. (NLa)
Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)
2.3. Các năng lực khác
Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: thể hiện thông qua nội dung và hình thức các bài viết cảm nghĩ của HS cho cuốn sổ lưu niệm.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Rèn luyện phẩm chất nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hóa, từ ngữ giữa các vùng miền.
Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ: cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
SGK, SGV, SHS, máy chiếu, máy tính thực hành của HS.
Các tệp văn bản do GV chuẩn bị thêm (dành cho HS khá).
Các tệp văn bản cho cuốn sổ lưu niệm đã tạo ở các bài học trước.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong nội dung “Khởi động”: Sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức làm kem sữa chua xoài.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
HS suy nghĩ để đưa ra giải pháp thực hiện để sửa công thức làm kem.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
HS nêu được nhiệm vụ của hoạt động Khởi động.
HS suy nghĩ giải pháp thực hiện nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
HS hiểu được: Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản.
HS biết tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản
HS sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
HS thực hiện từng bước theo hướng dẫn trong SGK (tr59)
HS soạn thảo nội dung công thức làm kem sữa chua dưa hấu và định dạng văn bản để đạt được kết quả như Hình 5.22 
Thực hành thao tác tìm kiếm để tìm được cụm từ “sữa chua” trong tệp văn bản vừa soạn thảo
Thực hành thao tác thay thế cụm từ “dưa hấu” bằng từ “xoài”
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
Mỗi HS (hoặc mỗi máy) có tệp văn bản kemsuachua-duahau.docx được định dạng như Hình 5.22.
HS thực hiện được việc tìm kiếm và thay thế, thể hiện trên tệp văn bản của HS.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của bài: tìm kiếm và xem lần lượt các kết quả tìm được.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
(Nội dung Luyện tập trong SGK)
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
HS trình bày được thao tác sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm cụm từ “nhóm bạn thân”, sau đó trình bày được thao tác để xem lần lượt các kết quả tìm thấy: trong cửa sổ Navigation mới xuất hiện, nhấn chuột vào từng Liên kết đến các cụm từ tìm thấy trong văn bản.
HS sắp xếp được đúng các bước sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế: b à c à d à a à e.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: rà soát lại các tệp văn bản, nhận định được các lỗi chính tả trong các văn bản có thể có, các chữ viết tắt đã dùng, sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế để tinh chỉnh các tệp văn bản. 
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
(Nội dung phần Vận dụng trong SGK)
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: rà soát lại các tệp văn bản, nhận định được các lỗi chính tả trong các văn bản có thể có, các chữ viết tắt đã dùng, sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế để tinh chỉnh các tệp văn bản. 
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx