Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Thông tin trong máy tính (Bản đẹp)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Thông tin trong máy tính (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

 Hiểu về cách biểu diễn thông trong máy tính với hai bit 0 và 1.

 Biết được cách lưu trữ thông tin trong máy tính.

 Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin.

 Biết được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, .

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

 Biểu diễn thông tin trong đời sống và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.

b. Năng lực chung:

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.

 Tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động học; trình bày kết quả trên phiếu học tập; nhận ra và chỉnh sửa sai sót bản thân thông qua phản hồi.

3. Phẩm chất:

 Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.

 Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.

 Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.

 

docx 7 trang huongdt93 04/06/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Thông tin trong máy tính (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3:
THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Môn: Tin Học - Lớp: Tin học 6
Số tiết: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
Hiểu về cách biểu diễn thông trong máy tính với hai bit 0 và 1.
Biết được cách lưu trữ thông tin trong máy tính.
Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin.
Biết được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, ... 
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
Biểu diễn thông tin trong đời sống và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
b. Năng lực chung:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.
Tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động học; trình bày kết quả trên phiếu học tập; nhận ra và chỉnh sửa sai sót bản thân thông qua phản hồi.
3. Phẩm chất: 
Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Chuẩn bị bài, phiếu giao câu hỏi, bài tập, SGK, máy tính, máy chiếu, tài liệu, ...
HS: Chuẩn bị bài, soạn bài, vở ghi, SGK, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Tạo động cơ cho HS hiểu về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
b. Nội dung:
Hiểu về cách biểu diễn thông trong máy tính.
Hiểu về cách đổi đơn vị đo dung lượng nhớ.
c. Sản phẩm học tập:
Các nhóm trả lời phiếu học tập số 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 1.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS trả lời phiếu học tập số 1.
Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trả lới đáp án phiếu học tập số 1.
Kết luận, nhận định:
Biểu diễn thông tin trong máy tính.
Đơn vị đo dung lượng nhớ.
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biểu diễn thông tin trong máy tính.
a. Mục tiêu:
Biết về các dạng biểu diễn thông tin: dạng số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh, dạng văn bản.
Hiểu về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
b. Nội dung:
Biết về các dạng biểu diễn thông tin: dạng số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh, dạng văn bản.
Hiểu về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
c. Sản phẩm học tập:
Các nhóm trả lời phiếu học tập số 2, 3, 4, 5, 6.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 2.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 2.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 2, bổ sung. Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo. 
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về biểu diễn thông tin dạng số.
Chuyển giao nhiệm vụ 1:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 3.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 3.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 3, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Biểu diễn thông tin dạng số được mã hóa dưới dạng dãy bit (dãy nhị phân) gồm bit 0 và bit 1.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thông tin dạng văn bản.
Chuyển giao nhiệm vụ 2:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 4.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 4.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 4, bổ sung. Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Thông tin dạng văn bản gồm các chữ cái (chữ hoa, chữ thường), các chữ số, dấu câu, kí hiệu, ... được gọi chung là các kí tự.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thông tin dạng hình ảnh.
Chuyển giao nhiệm vụ 3:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 5.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 5.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 5, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Thông tin dạng hình ảnh được biểu diễn dưới dạng dãy bit.
 Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thông tin dạng âm thanh.
Chuyển giao nhiệm vụ 4:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 6.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 6.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 6, bổ sung. Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Thông tin dạng âm thanh được biểu diễn dưới dạng dãy bit.
Kết luận chung: Thông tin dạng số, hình ảnh, văn bản, âm thanh đều được biểu diễn dưới dạng dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1 hay còn gọi là dãy nhị phân.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo thông tin.
a. Mục tiêu:
Hiểu về cách đổi đơn vị đo dung lượng nhớ.
Biết thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng tệp tin.
Biết các thiết bị lưu trữ thông tin trong máy tính.
b. Nội dung:
Hiểu về cách đổi đơn vị đo dung lượng nhớ.
Biết thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng tệp tin.
Biết các thiết bị lưu trữ thông tin trong máy tính.
c. Sản phẩm học tập:
Các nhóm trả lời phiếu học tập số7.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 7.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 7.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 7, bổ sung. Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng tệp tin (văn bản, âm thanh, hình ảnh, chương trình).
Thiết bị lưu trữ thông tin: thẻ nhớ, USB, đĩa cứng, ...
Đơn vị để đo dung lượng nhớ: bit, byte, MB, GB, TB, ...
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Hiểu về cách biểu diễn thông trong máy tính.
Hiểu về cách đổi đơn vị đo dung lượng nhớ.
b. Nội dung:
Hiểu về cách biểu diễn thông trong máy tính.
Hiểu về cách đổi đơn vị đo dung lượng nhớ.
c. Sản phẩm học tập:
HS trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 đến 8 HS.
Mỗi nhóm 01 phiếu học tập và bút dạ, giấy A4 trả lời vào phiếu học tập số 7.
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trả lời phiếu học tập số 8.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 8, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi đáp
Câu hỏi
Bài tập
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Con người dùng cái gì để biểu diễn thông tin trong máy tính?
Chữ số.	B. Chữ cái.
C. Kí hiệu.	D. Dãy bit (bit 0 và bit 1).
Câu 2: Máy tính có thể hiểu những gì con người nói hay không?
Có.	B. Không
Câu 3: Xử lý thông tin dựa vào những 
Chữ số.	B. Chữ cái.
C. Kí hiệu.	D. Dãy bit (bit 0 và bit 1).
Câu 4: Muốn lưu trữ thông tin trong máy tính ta dùng các đơn vị để đo cái gì?
Dung lượng nhớ.	B. Thông tin.
C. Kí hiệu.	D. Dãy nhị phân.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: 
Câu 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính gồm những dạng nào?
Câu 2: Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
Câu 3: Quá trình biểu diễn thông tin trong máy tính dựa vào những hoạt động nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: 
Bài tập: Mã hóa các số từ 0 đến 15 thành một dãy bit?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: 
Câu 1: Thông tin dạng văn bản gồm những gì?
Câu 2: Lấy ví dụ về thông tin dạng văn bản?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: 
Câu 1: Lấy ví dụ về thông tin dạng hình ảnh?
Câu 2: Thông tin dạng hình ảnh được máy tính biểu diễn như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6: 
Câu 1: Lấy ví dụ về thông tin dạng âm thanh?
Câu 2: Thông tin dạng âm thanh được máy tính biểu diễn như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7: 
Câu 1: Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng gì?
Câu 2: Tệp tin trong máy tính gồm những dạng nào?
Câu 3: Lấy ví dụ về tệp tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, chương trình?
Câu 4: Kể tên các thiết bị lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ?
Câu 5: Đơn vị lưu trữ thông tin trong máy tính gọi là gì?
Câu 6: Kể tên các đơn vị cơ bản đo dung lượng nhớ trong máy tính?
Câu 7: Đơn vị nhỏ nhất để đo dung lượng nhớ?
Câu 8: Đơn vị lớn nhất để đo dung lượng nhớ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8:
Bài tập 1: Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô - rê - mon” cho em thông tin:
A. Dạng văn bản.	B. Dạng âm thanh.	
C. Dạng hình ảnh.	D. Tổng hợp ba dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Câu 2: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là:
A. Lệnh.	B. Chỉ dẫn.	C. Thông tin 	D. Dữ liệu.
Câu 3: Để ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp ta có thể làm gì?
A. Viết một bài văn.	B. Vẽ một bức tranh hay chụp một tấm ảnh.
C. Viết một bản nhạc; 	D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 4: Máy ảnh là công cụ dùng để:
A. Chụp ảnh bạn bè và người thân. B. Ghi nhận những thông tin bằng hình ảnh.
C. Chụp những cảnh đẹp. D. Chụp ảnh đám cưới.
Câu 5: Theo em, mùi vị của món ăn ngon mẹ nấu cho em ăn là thông tin dạng nào?
A. Văn bản.	B. Âm thanh; 	C. Hình ảnh. 
D. Không phải là một trong các dạng thông tin cơ bản hiện nay của tin học.
Câu 6: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là
A. Bàn phím.	B. Chuột.	C. Màn hình. D. CPU.
Câu 7: Thiết bị gồm nhiều phím, khi nhấn các phím này em cung cấp thông tin vào cho máy tính là
A. Bàn phím.	B. Chuột.	C. Màn hình. D. CPU.
Câu 8: Lượng thông tin mà một thiết bị lưu trữ có thể lưu trữ gọi là 
A. Tốc độ truy cập.	B. Dung lượng nhớ.	
C. Thời gian truy cập. 	D. Mật độ lưu trữ.
Câu 9: Trong các đơn vị đo dung lượng nhớ dưới đây, đơn vị nào lớn nhất?
A. MB.	B. B.	C. KB. D. GB.
Câu 10: Đĩa cứng nào trong số đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn?
A. 24 MB.	B. 2400KB.	C. 24GB. D. 240MB.
Bài tập 2: Đổi các đơn vị đo dung lượng nhớ:
2 KB = ? B.	B. 3.5MB = ? KB
C. 4.7 TB = ? MB	D. 3.6 GB = ? B

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx