Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản đẹp)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm

- Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước

- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet

- Có khả năng tìm kiếm thông tin phù hợp với nhu cầu: Làm rõ yêu cầu tìm kiếm, chọn lựa công cụ phù hợp, diễn đặt bằng từ khóa hợp lí.

 - Có khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin: Đảm bảo tính cập nhật, chính xác, phù hợp.

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

Năng lực c: sử dụng được máy tìm kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an toàn và hợp pháp, tìm kiếm và lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy

b. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học:

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

Năng lực giao tiếp và hợp tác:

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

3. Phẩm chất:

Chăm chỉ:

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

 

docx 8 trang huongdt93 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 7. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET 
Môn: Tin học – Lớp: 6
Số tiết: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm
- Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước
- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet
- Có khả năng tìm kiếm thông tin phù hợp với nhu cầu: Làm rõ yêu cầu tìm kiếm, chọn lựa công cụ phù hợp, diễn đặt bằng từ khóa hợp lí.
 - Có khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin: Đảm bảo tính cập nhật, chính xác, phù hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
Năng lực c: sử dụng được máy tìm kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an toàn và hợp pháp, tìm kiếm và lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy
b. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: 
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: 
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Bảng, bảng kiểm, phiếu thực hành, giấy A0
- Học liệu bao gồm: Bộ câu hỏi.
- Học sinh: 
- Học bài cũ, chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
- Chuẩn bị giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Đặt vấn đề về việc cần thiết của việc tìm kiếm thông tin trên internet
Nội dung:
Định hướng bài học.
Tìm hiểu tình huống học tập.
Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
 Gv đặt ra câu hỏi gợi động cơ tình huống về việc tìm kiếm nhanh thông tin bằng internet.
- Thực hiện nhiệm vụ:
 Học sinh nêu ra câu trả lời
- Báo cáo, thảo luận:
 GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
 GV dẫn dắt về việc sử dụng Internet trong đời sống thực tiễn.
- Kết luận, nhận định:
 GV tổng hợp kết quả của cá nhân, đưa ra đáp án
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
1. Tìm kiếm thông tin trên internet:
a. Mục tiêu:
Có thể tìm kiếm thông tin trên internet
Hs nêu được những hiểu biết về phương thức tìm kiếm
b. Nội dung:
- Cách khởi động máy tìm kiếm và các thành phần trên máy tìm kiếm.
- Cách sử dụng máy tìm kiếm với những từ khóa. 
c. Sản phẩm học tập:
Kết quả tìm kiếm theo từ khóa đã đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên đặt câu hỏi nhanh:
Em đã bao giờ tìm kiếm thông tin trên internet chưa? Em đã tìm gì? Kết quả có như em mong muốn không?
Giáo viên đưa phiếu học tập số 1
Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS trả lời
 + Học sinh hoàn thành phiếu học tập 1 theo nhóm
Báo cáo, thảo luận:
GV nhận xét câu trả lời
GV thu phiếu học tập và nhận xét trên phiếu
GV dẫn dắt về việc cách tìm kiếm thông tin trên internet bằng máy tìm kiếm
- Kết luận, nhận định:
 GV tổng hợp kết quả của các nhóm
 Gv chốt lại:
- Máy tìm kiếm là một website đặc biệt, giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các từ khóa
- Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng. Lựa chọn từ khóa tìm kiếm phù hợp sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác.
2. Thực hành: Tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet:
a. Mục tiêu:
- Hs tìm kiếm được thông tin và hình minh họa về vai trò của trầng ozon
- Hs sử dụng máy tìm kiếm www.google.com để minh họa
b. Nội dung:
- Thực hiện tìm kiếm lần lược với từ khóa vai trò của tầng ozon và từ khóa “vai trò của tầng ozon”.
c. Sản phẩm học tập:
- Học sinh trả lời được câu hỏi và so sánh kết quả tìm được.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên yêu cầu HS chia nhóm để thảo luận câu hỏi nhóm: 
- Nội dung thảo luận: 
1. Theo em, tại sao với cùng từ khóa mà kết quả khác nhau?
2. Em có thể hiển thị kết quả danh sách liên kết dưới những dạng nào?
3. Nêu các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên internet? 
4. Làm thế nào để lưu thông tin ở dạng văn bản hoặc hình ảnh về máy tính của mình?
- Thực hiện nhiệm vụ:
 Học sinh làm bài theo nhóm
 Hoàn thành phiếu học tập 2
Báo cáo, thảo luận:
 GV nhận xét bài làm của các nhóm
 GV chốt điểm số cho mỗi nhóm
 Kết luận, nhận định:
GV tổng hợp kết quả của các nhóm
Gv chốt lại:
Cách thực hiện tìm kiếm thông tin:
B1: Mở máy tìm kiếm (google.com, coccoc.com, )
B2: Gõ nội dung tìm kiếm (sử dụng cặp dấu “ ” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm)
B3: Nhấn Enter
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các kiến thức về tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm với các dạng tìm kiếm.
- HS thực hiện tìm kiếm với từ khóa để thu hẹp tìm kiếm.
b.Nội dung:
- GV củng cố kiến thức thông qua trò chơi.
- HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.
c.Sản phẩm học tập:
Kết quả tìm kiếm được dán trên giấy A0
d.Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy A0, bút lông và hướng dẫn HS làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV đưa câu hỏi: Tìm hiểu về Trùng Roi Xanh:
1. Cấu tạo?
2. Di chuyển?
3. Dinh dưỡng?
4. Sinh sản?
- Thực hiện nhiệm vụ:
Hs sử dụng máy tìm kiếm với từng nội dung đã nêu
Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào giấy A4 của mình trong thời gian quy định. Sau đó, các thành viên so sánh câu trả lời của nhau và thảo luận thống nhất và viết kết quả vào phần trung tâm của giấy A0.
- Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi và chấm điểm vào phiếu
- Kết luận, nhận định:
GV tổng kết, đánh giá và rút ra điểm cần lưu ý khi tìm kiếm thông tin trên internet
Tổng kết số điểm đạt được của mỗi nhóm 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a.Mục tiêu:
- HS thực hiện được các thao tác tìm kiếm thông tin trên mạng internet qua máy tìm kiếm.
- HS tìm các thông tin, hình ảnh, video cũng như lưu các thông tin các dạng về máy tính
b.Nội dung:
Hoàn thành các câu hỏi phần vận dụng trong SGK trang 31
c.Sản phẩm học tập:
Học sinh trả lời được câu hỏi, hoàn thành tìm kiếm thông tin và hình ảnh về thành phố Hạ Long, sao chép và lưu các thông tin hình ảnh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
 Yêu cầu HS đọc câu hỏi phần vận dụng.
 Yêu cầu HS thực hiện tìm kiếm theo yêu cầu của phần vận dụng SGK/31
-Thực hiện nhiệm vụ:
+Thực hiện tìm kiếm thông tin về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
+Tìm thông tin về thời tiết ở TP Hạ Long trong tuần này
+Tìm những điểm tham quan đẹp ở TP Hạ Long
+Sao chép và lưu thông tin, hình ảnh vào một tệp văn bản
-Báo cáo, thảo luận:
Gọi HS trả lời từng câu hỏi trong SGK
Gọi các HS khác nhận xét. 
-Kết luận, nhận định:
 Nhận xét quá trình hoạt động của HS, bổ sung thêm kiến thức.
 Kiểm tra thư của HS gửi, nhận xét.
 Đánh giá, cho điểm.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
PP hỏi – đáp
Pp quan sát
Pp đánh giá sản phẩm học tập
Câu hỏi ngắn
Sản phẩm học tập
Phiếu học tập
 Bài tập thực hành.
phần khởi động
phần luyện tập
phần 1, 2 của bài
Phần vận dụng
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
}NHÓM	
Lớp: 	
Câu hỏi:
Câu 1: Em biết gì về máy tìm kiếm?
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
Câu 2: Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì?
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
Câu 3: Kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết? Em thường sử dụng máy tìm kiếm nào?
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
Câu 4: Đặt từ khóa trong dấu “ ” có tác dụng gì? 
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
}NHÓM	
Lớp: 	
Câu hỏi:
1. Theo em, tại sao với cùng từ khóa mà kết quả khác nhau?
	 ..
	 ..
	 ..
2. Em có thể hiển thị kết quả danh sách liên kết dưới những dạng nào?
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
3. Nêu các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên internet? 
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
4. Làm thế nào để lưu thông tin ở dạng văn bản hoặc hình ảnh về máy tính của mình?
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
	 ..
STT
Nội dung
Điểm
1
Cấu tạo: cơ thể là một tế bào (+0.05mm), hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù,
Cơ thể gồm có:
Nhân
chất nguyên sinh
hạt dự trữ
Không bào: co bóp và tiêu hóa
Điểm mắt có roi di chuyển 
2
Di chuyển: Roi xoáy vào nước " vừa tiến vừa xoay mình.
3
Dinh dưỡng:
- Tự dưỡng và dị dưỡng.
- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào.
- Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.
4
Sinh sản:
Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể
Tổng
TÊN NHÓM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ: ................................................
Nhóm đánh giá: ............................................................
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
(Mỗi đáp án đúng 10 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx