Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Thông tin

- Dữ liệu

- Vật mang tin

- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

 

docx 13 trang huongdt93 04/06/2022 1470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/9/2020
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Tiết 1, 2
Bài 1. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Thông tin
- Dữ liệu
- Vật mang tin
- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
- Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ làm gì?
-Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
-Trong cuộc sống hằng ngày em nhìn thấy những con số, dòng chữ, những hình ảnh trong sách, các hoạt động xung quanh, nghe tiếng chim hót, tiếng loa phường, tiếng xe cộ trên đường, cảm nhận được nóng, lạnh, chua cay, 
-Tất cả những gì em thấy được bộ phận các giác quan tiếp nhận và não xử lý.
- Đi học mang theo áo mưa
-Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu.
HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin.
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin.
c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin
d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. 
HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên)
c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng.
d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
I. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Hs quan sát hình ảnh. Nhìn vào hình ảnh em thấy gì và biết gì?
- Hoạt động nhóm: Quan sát tình huống phòng chống Covid-19
-Nhóm 1: Bộ phận nào con người thu nhận được thông tin ?
-Nhóm 2: Thông tin nào được não con người ghi nhớ và lưu trữ khi xem thông tin?
-Nhóm 3: Bộ phận nào dùng xử lý thông tin khi nhận được thông tin?
-Nhóm 4: Bộ phận nào dùng để truyền thông tin?
* BÀI TẬP (Trang 6 SGK)
1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B
2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu?
- Quan sát video Chiến Dịch Điện Biên Phủ, 1954
- Em biết gì khi xem video?
-Tình huống: Chuẩn bị đi sang nhà bạn Minh để học nhóm, An nghe mẹ nói “Trời xắp mưa đấy nhé”. 
-Hãy đoán xem hành động của An sẽ làm gì?
- Em biết gì khi nhìn thấy hình ảnh này?
- Hình 1. Đèn đỏ: dừng lại
Đèn vàng: chú ý quan sát
Đèn xanh: được đi
- Hình 2. Giá vé đi Đảo Cò là 40.000đ và hành trình mất 5 phút bằng xuồng máy
 Hình 3. Dữ liệu: Nhiệt độ Hà Nội 370C
Thông tin: Thời tiết miền Bắc nắng nóng diện rộng
Vật mang tin: Tivi
-Nhóm 1: Mắt theo dõi, tai lắng nghe
Nhóm 2: Thông tin những việc học sinh cần làm hàng ngày để phòng tránh covid-19 tại trường và ở nhà.
Nhóm 3: Bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin
Nhóm 4: Miệng, tay truyền thông tin đến mọi người về những việc cần làm hàng ngày để phòng tránh covid-19 tại trường và ở nhà.
-1b, 2a, 3c
- 16 0123456789: Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789
-Bài học lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều thông tin về địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh, qua đó em biết được tinh thần dũng cảm của quân và dân ta, biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 
- An quay vào nhà cầm theo chiếc ô. 
- Cách phòng tránh dịch Covid-19
I. Thông tin và dữ liệu:
-Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Vật mang tin là phương tiện được dung để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ
- Thông tin là cái được chứa trong dữ liệu. Dữ liệu là cái được lưu trên các thiết bị lưu trữ (vật mang tin). Thiết bị này có thể là giấy, băng đĩa, USB, CD, 
- Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, )
- Thông tin = Dữ liệu + Xử lý
II. Tầm quan trọng của thông tin:
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người
-Thông tin có khả năng làm thay đổi hành động của con người.
-Thông tin là đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông minh.
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
1. Em hãy xem bảng và trả lời các cây hỏi sau: (Trang 7-SGK)
Dữ liệu
Thông tin
Dữ liệu
Có ảnh hưởng
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông .
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em
*Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Xem trước bài 2
- Làm bài tập SBT, hoàn thành bài tập nhóm
- 1a. Giúp em có những lựa chọn trang phục phù hợp: Lời nói của bố mẹ, thầy cô, tin tức trên báo đài, 
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông: Đèn giao thông, các vạch chỉ đường
2. Vật mang thông tin giúp ích cho việc học tập của các em như SGK, SBT, Sách tham khảo, Từ điển bách khoa, đĩa CD/DVD, USB, máy tính, .
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Ngày dạy: 28/9/2021
Tiết 3, 4
BÀI 2. XỬ LÝ THÔNG TIN
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Nắm được các bước cơ bản trong quy trình xử lý thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ xử lý thông tin hiệu quả
- Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin
- Củng cố khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu ở Bài 1
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các bước cơ bản trong quá trình Xử lý thông tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: quy trình Xử lý thông tin, các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm).
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:s
Năng lực A (NLa): 
– Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin.
Năng lực C (NLc): 
– Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử. 
– Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ.
Năng lực D (NLd):
– Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet.
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa
- Học liệu: SGK, SGV, Giáo án
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh.
b) Nội dung: Đoạn văn trong phần khởi động.
c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản.
d) Tổ chức thực hiện: Cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong Sách giáo khoa. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
- Quan sát hình và đọc nội dung văn bản SGK
- Yêu cầu học sinh phân tích hoạt động của một cầu thủ thực hiện quả đá phạt như thế nào?
- Thực hiện yêu cầu
-Một số hoạt động của cầu thủ khi thực hiện đá phạt đền:
- Mắt liên tục xác định vị trí của thủ môn.
- Đánh giá xem góc nào của cầu môn là sơ hở nhất.
- Sải bước, lấy đà và sút má trong chân trái vào cầu môn.
- Vào cầu môn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1. Nắm được các bước xử lý thông tin cơ bản thông qua việc phân tích hoạt động xử lý thông tin của con người thành những hoạt động thành phần, bao gồm: (1) Thu thập, (2) Lưu trữ, (3) Biến đổi và (4) Truyền tải thông tin.
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lý ở mỗi hoạt động xử lý thông tin cơ bản. Ngoài ra HS nhận biết được sự khác biệt giữa hoạt động thông tin và hoạt động cơ học.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1 và các đoạn văn mô tả về hoạt động sút bóng của các cầu thủ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho 5 câu hỏi của hoạt động (yêu cầu HS trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu. Yêu cầu HS chia sử câu trả lời với cả lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
- Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
- Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
- Bộ não biến đổi thông tin nhận được thành thông tin nào?
-Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
- Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những bước nào?
- Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quá bóng và khoảng cách giữa các đối phương đó.
- Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối phương đó.
- Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ.
- Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất.
- Trả lời như phần nội dung
- Quá trình xử lí thông tin của con người gồm bốn hoạt động: 
+ Thu nhận thông tin.
+Lưu trữ thông tin.
+Biến đổi thông tin.
+Truyền thông tin.
HĐ 2.2. Nắm được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.
a) Mục tiêu: HS nắm được các thành phần thực hiện xử lý thông tin trong máy tính, hiểu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin. Hiểu rõ hơn về khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu trong Bài 1. Từ đó đưa ra được ví dụ minh họa cho quá trình này.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2 và các đoạn văn mô tả về các thành phần của máy tính, vai trò của các thành phần này trong quá trình xử lý thông tin bằng máy tính (sự tương ứng về vai trò của các thiết bị với các bước trong quy trình xử lý thông tin bằng máy tính).
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho hai câu hỏi của hoạt động (yêu cầu câu trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 2. Giao yêu cầu cho các nhóm trả lời hai ý được bao hàm trong phiếu (Cho ví dụ máy tính giúp con người trong bốn bước xử lý thông tin và So sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính), các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
-Nêu ví dụ về việc
 máy tính giúp con người trong các hoạt động sau: Thu nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin.
- Nêu mô hình các bước xử lí thông tin của máy tính?
- Trả lời như phần nội dung
- Trả lời như phần nội dung
- Máy tính là công cụ hiệu quả để thu nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin.
* Ví dụ về việc máy tính giúp con người trong hoạt động:
- Thu nhận và truyền thông tin: Máy tính xử lí thông tin đa dạng (văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim).
- Xử lí thông tin: Máy tính thực hiện tính toán nhanh, chính xác và bền bỉ.
- Lưu trữ thông tin: Máy
tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn.
- Các bước xử lí thông tin của máy tính:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các bước trong quy trình Xử lý thông tin, phân loại được bước Thu nhận, Lưu trữ, Xử lý và Truyền tin thông qua các hoạt động cụ thể của con người. Hiểu được vật mang tin rất đa dạng.
b) Nội dung: Đoạn văn bản, các câu hỏi trong phần luyện tập. Phân loại các hoạt động Thu nhận, Lưu trữ, Xử lý và Truyền tin (sự phân loại này đôi khi chỉ mang tính chất tương đối).
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: Yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
Câu 1. 
- Vật mang tin xuất hiện trong bước nào của quá trình xử lí thông tin? 
- Bộ nhớ có là vật mang tin không?
Câu 2. Phân loại những công việc theo hoạt động xử lí thông tin.
- Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. 
- Bộ nhớ ngoài là vật mang tin
-A -1
-B-3
-C-4
-D-2
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được quy trình xử lý thông tin vào các hoạt động thực tế.
b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thu nhận thông tin (Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì?, ...); lưu trữ thông tin (ghi chép thông tin), xử lý thông tin (kẻ bảng, sơ đồ tư duy, ), truyền thông tin (hỏi ý kiến phụ huynh hoặc trao đổi kế hoạch với các bạn trong lớp).
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các bước xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.
Phân tích hoạt động thành các bước xử lí thông tin:
1. Thu nhận thông tin: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?
2. Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị kế hoạch cho chuyển đi vào giấy hoặc sổ.
3. Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hóa, kẻ bảng, để hình dung được toàn thể kế hoạch
4. Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để cũng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx