Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 7+8: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 7+8: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.

- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.

2. Kĩ năng

- Phân loại các phần mềm.

3.Thái độ

- Rèn luyện cho Hs tinh thần tự giác, có ý thức và yêu thích môn học

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Giáo viên:

 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính

 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa

Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp(1’)

6A 6B 6C

2.Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Trình bày mô hình quá trình ba bước? Cho ví dụ?

Câu 2: Trình bày cấu trúc chung của máy tính điện tử?

 3. Tiến trình bài học

Hoạt động1. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin.(15’)

(1) Mục tiêu: Học sinh biết được máy tính hoạt động theo chương trình.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ thuật “đọc tích cực”

(3) Hình thức dạy học: Tự học, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sách giáo khoa

(5) Sản phẩm: Học sinh biết được máy tính hoạt động theo chương trình.

 

doc 6 trang tuelam477 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 7+8: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2020	
Ngày giảng: 6A: 29/9/2020	6B: 30/9/2020	6C: 30/9/2020
Tuần 4. Tiết 7 
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng hiểu rõ mô hình quá trình ba bước.
3. Thái độ : Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ÿ Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, các thiết bị của máy tính.
 + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin.
Ÿ Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp(1’)
6A	6B	6C
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	Câu hỏi: - Máy tính có những khả năng nào? Và máy tính chưa thể làm được điều gì?
	Trả lời: - Khả năng của máy tính: Khả năng tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi.
- Máy tính chưa thể làm được như phân biệt mùi vị, cảm giác máy tính chưa có khả năng tư duy như con người.	
3. Bài mới: 
þ Hoạt động 1. Giới thiệu mô hình quá trình 3 bước (15’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết cấu trúc của máy tính gồm những gì.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học
 (4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: học sinh nhận biết được các thành phần cấu tạo nên máy tính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Giáo viên đặt vấn đề: Lấy một số ví dụ thực tế trong sgk và ở ngoài cuộc sống để học sinh có thể rút ra được mô hình quá trình 3 bước
VD: giặt quần áo, nấu cơm, pha trà, giải toán....
Rõ ràng, bất kì quá trình xử lý thông tin nào cũng là 1 quá trình 3 bước như trên. Do dó để có thế giúp con người trong quá trình xử lý thông tin, máy tính cần phải có thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: thu nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí.
Học sinh lắng nghe và rút ra mô hình quá trình 3 bước gồm: nhập, xử lí, xuất.
Mô hình quá trình 3 bước:
Nhập xử lí xuất
(input) (output) 
þ Hoạt động 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử(20’) 
(1) Mục tiêu: Học sinh biết cấu trúc của máy tính gồm những gì.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
 (4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: học sinh nhận biết được các thành phần cấu tạo nên máy tính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV chiếu một số hình ảnh về máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính cầm tay... với nhiều hình dạng khác nhau.
Tuy nhiên, tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở 1 cấu trúc cơ bản chung.
GV cho học sinh quan sát mô hình thật cấu trúc chung của máy tính điện tử. Từ đó, học sinh thảo luận và đưa ra cấu trúc chung của máy tính gồm những gì?
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
CPU: bộ xử lí trung tâm
Bàn phím, chuột: thiết bị vào
Màn hình: thiết bị ra
Ram, thẻ nhớ: bộ nhớ.
- Gv có thể thực hiện 1 số thao tác minh hoạ khi giới thiệu thành phần máy tính
- Gv chia nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh thảo luận chức năng của các thành phần
Giáo viên nhận xét, kết luận
- GV giới thiệu thêm về đơn vị để đo dung lượng bộ nhớ là byte
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát mô hình thật và trả lời câu hỏi
Câu trả lời gồm: CPU, bàn phím, chuột, màn hình, thanh Ram, thẻ nhớ
Học sinh quan sát
Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời
CPU: được coi là bộ não của máy tính, thực hiện chức năng tính toán, điều khiển mọi hoạt động của máy tính
Bộ nhớ: nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. Có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
Thiết bị vào: nhập dữ liệu
Thiết bị ra: xuất dữ liệu
Học sinh ghi bài
2/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử:
- Cấu trúc của 1 máy tính gồm có: bộ xử lí trung tâm (CPU), thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ.
CPU: được coi là bộ não của máy tính, thực hiện chức năng tính toán, điều khiển mọi hoạt động của máy tính
Bộ nhớ: nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. Có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
Thiết bị vào: nhập dữ liệu
Thiết bị ra: xuất dữ liệu
4. Củng cố: (3’)
Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung.
 - Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những gì?
5. Dặn dò: (1’)
 - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
 - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Ngày soạn: 26/09/2020	
Ngày giảng: 6A: 29/9/2020	6B: 30/9/2020	6C: 30/9/2020
Tuần 4. Tiết 8
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
2. Kĩ năng
- Phân loại các phần mềm.
3.Thái độ
- Rèn luyện cho Hs tinh thần tự giác, có ý thức và yêu thích môn học 
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp(1’)
6A	6B	6C
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Trình bày mô hình quá trình ba bước? Cho ví dụ?
Câu 2: Trình bày cấu trúc chung của máy tính điện tử?
 3. Tiến trình bài học
þHoạt động1. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin.(15’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ thuật “đọc tích cực”
(3) Hình thức dạy học: Tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sách giáo khoa
(5) Sản phẩm: Học sinh biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 GV: Yêu cầu HS đọc mục 2
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận về máy tính công cụ xử lí thông tin hữu hiệu và mô hình hoạt động ba bước của máy tính.
 GV: Nhờ đâu mà máy tính trở thành công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
GV: Máy tính hoạt động một cách nhờ sự điều khiển từ đâu?
 GV: Yêu cầu các nhóm trình bày mô hình hoạt động ba bước của máy tính. 
 GV: Theo dõi chú ý cách trình bày của các em.
 GV: Nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm.
 GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ xung kết quả thảo luận trên cho các nhóm.
 GV: Yêu cầu một số HS mô tả lại mô hình.
 GV: Nhận xét chốt nội dung
 HS: Đọc làm việc theo nhóm nhỏ tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK.
 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra, dưới sự hướng dẫn trợ giúp của GV, hoàn thiện nội dung thao luận trình bày trước lớp.
 HS: Nhờ có các khối chức năng chính, phần mềm. Máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. 
 HS: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
 HS: Đại diện nhóm trình bày:
- Input: (Thông tin, các chương trình): bàn phím, chuột.
- Xử lí và lưu trữ: Bộ xử lí và thiết bị nhớ (máy tính).
- Output: (Văn bản, âm thanh, hình ảnh) màn hình, loa, máy in.
 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra, nhận xét bổ xung cho các nhóm.
 HS: Một HS thực hiện mô tả mô hình.
 HS: Thực hiện ghi bài vào vở.
2. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin 
- Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cacah1 tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình
þHoạt động2. Phần mềm và phân loại phần mềm (20’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ thuật “đọc tích cực”
(3) Hình thức dạy học: Tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sách giáo khoa
(5) Sản phẩm: Học sinh biết phân loại các phần mềm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 GV: Yêu cầu HS đọc mục 4.
 GV: Theo em phần mềm là gì?
GV: Không có phần mềm thì máy tính sẽ như thế nào? 
GV: Đưa ra các dẫn chứng minh họa cho HS quan sát và nhận biết được tác dụng của phần mềm đối với hoạt động của máy tính.
 GV: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại chính?
 GV: Theo em phần mềm hệ thống là gì?
 GV: Yêu cầu các em nghiên cứu SGK tìm hiểu và trả lời theo yêu cầu đưa ra.
 GV: Nhận xét, đánh giá.
 GV: Phần mềm ứng dụng là gì?
 GV: Hướng dẫn nhận xét đánh giá câu trả lời của HS.
 GV: Lấy từng ví dụ từng loại cho HS nhận biết.
 HS: Đọc tìm hiểu trong SGK/24.
 HS: Người ta gọi chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
 HS: Phần mềm là các chương trình máy tính nếu không có phần mềm thì màn hình của em không hiển thị bất cứ thứ gì, loa không phát ra âm thanh, bàn phím, chuột không sử dụng được phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng.
 HS: Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
 HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
 HS: Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
 HS: Lắng nghe
 HS: Quan sát, ghi bài vào vở
3. Phần mềm và phân loại phần mềm.
- Khái niệm: Để phân biệt với phần cứng chính là máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý km theo, người ta gọi chương trình máy tính là phần mềm máy tính.
- Phân loại: Chia làm 2 loại chính:
 Phần mềm hệ thống: chứa các chương trình hệ thống
 Phần mềm ứng dụng: chứa các chương trình đáp ứng yêu cầu ứng dụng cụ thể
4Củng cố(3’): Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung.
- Quá trình xử lí thông tin trong máy tính gồm mấy bước?
- Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên một vài phần mềm mà em biết?
5.Dặn dò(1’)
- Học thuộc phần lý thuyết
- Xem trước bài TH1 “Làm quen với máy tính”
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày tháng năm 2020
Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_78_may_tinh_va_phan_mem_may_tinh.doc