Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin

- Tầm quan trọng của thông tin.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc SGK và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2 Năng lực Tin học Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

- Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về Phẩm chất:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm, sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá và tham khảo

- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ, hoàn thành báo cáo kết quả.

 

docx 14 trang huongdt93 2670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: PTDT BT THCS Trần Phú
Tổ: Chuyên Môn
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Minh Hiền
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
TÊN BÀI DẠY: Bài 1: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học. Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin
- Tầm quan trọng của thông tin.
2. Năng lực: 
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc SGK và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2 Năng lực Tin học Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
- Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về Phẩm chất:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm, sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá và tham khảo
- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ, hoàn thành báo cáo kết quả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi.
2. Học liệu:
- Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá kết quả. 
- Học sinh: Sách giáo khoa Tin học 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động. (7 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
b) Nội dung: Gv yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi xem hình ảnh đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong hình ảnh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa hình ảnh bản tin dự báo thời tiết
Chia lớp theo các nhóm (mỗi nhóm 4 em: 1 trình bày, 1 thư ký, 1 quan sát và 1 ghi chép)
 Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi ( phiếu học tập 1).
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát và thực hiện hoạt động khám phá theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận: Học sinh trong nhóm quan sát, thảo luận thực hiện yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV quan sát kết quả của các nhóm.
Kết quả báo cáo:
Em thấy: Bản tin dự báo thời tiết.
Em biết: hôm nay trời có mưa, nhiệt độ trong khoảng từ 24 đến 27 độ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1: Phân biệt các khái niệm thông tin, dữ liệu, vật mang tin (10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1:
- Chuyển giao nhiệm vụ 
Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời nhanh các câu hỏi sau khi đọc đoạn 1 (SGK trang 5)
C1: Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
C2: Bạn An xem dự báo thời tiến trên ti vi bạn An thấy những gì?
C3: Quan sát hình ảnh sau và cho biết trên hình ảnh có những gì?
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm hoặc các nhân gặp khó khăn
Hs: Đọc SGK, thảo luận, suy nghĩ, thống nhất câu trả lời.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, gọi đại diện 1-2 nhóm đứng lên báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe và cho nhận xét.
Hs: Các nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV quan sát kết quả của các nhóm.
* Nhiệm vụ 2:
- Chuyển giao nhiệm vụ 
Gv: Từ các ví dụ trên hãy đưa ra khái niệm về thông tin, dữ liệu, vật mạng tin bằng cách hoàn thiện phiếu học tập 2
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, tìm hiểu và điền vào phiếu học tập.
Hs: Các nhóm hoạt động thảo luận.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, cho các nhóm lên dán KQ trên bảng
- Gọi đại diện 1 nhóm đứng lên đọc nội dung nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe và cho nhận xét.
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV quan sát kết quả của các nhóm.
Kết quả báo cáo:
 1-B; 2-A; 3-C
Thông tin và dữ liệu
Câu 1: 
- Minh thấy đèn đỏ (dữ liệu)
- Minh qua đường (thông tin)
- Đèn giao thông (vật mang tin)
Câu 2: 
- An thấy các con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi (dữ liệu)
- An biết hôm nay trời nắng (thông tin)
- Dự báo thời tiết (vật mang tin)
Câu 3: 
- Hình ảnh trên có số, chữ (dữ liệu)
- Đi đến địa điểm du lịch (thông tin)
- Tấm bảng (vật mang tin)
Các khái niệm:
Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh về chính bản thân mình.
Dữ liệu là những gì con người tiếp nhận để có được thông tin, dữ liệu được thể hiện dưới dạng các con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyển tải thông tin 
HĐ 2.2: Lấy VD minh họa mối quan hệ thông tin và dữ liệu (13 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của GV)
c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời:
C1: Từ các ví dụ trên hãy cho biết mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
C2: Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu
* 16:00 * 0123456789
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo SĐT 0123456789
C3: Lấy ví dụ minh họa cho mối liên hệ thông tin và vật mang thông tin.
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm hoặc các cá nhân gặp khó khăn
Hs: Đọc SGK, thảo luận, suy nghĩ, thống nhất câu trả lời.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, gọi 1-2 nhóm đứng lên trả lời
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
Gv: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và đánh giá KQ hoạt động của các nhóm
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
 Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
C1: Dữ liệu đem lại thông tin nên đôi khi dữ liệu cũng được thay bằng thông tin, tuy vậy thông tin và dữ liệu vẫn có những điểm khác nhau.
C2: Dòng 1: Dữ liệu
 Dòng 2: Dữ liệu và thông tin
C3: Ví dụ minh họa
Bảng chỉ dẫn, Bản đồ, sơ đồ, đĩa CD, thẻ nhớ...
HĐ 2.3: Tầm quan trọng của thông tin (15 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS biết tầm quan trọng của thông tin. 
b) Nội dung: Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin
c. Sản phẩm: Lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
C1: Bài học chiến dịch Điện Biên Phủ cho em biết những thông tin gì? 
C2: Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào? 
C3: Thông tin đem lại cho con người những gì? 
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm hoặc các cá nhân gặp khó khăn
Hs: Đọc SGK, thảo luận, suy nghĩ, thống nhất câu trả lời.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, gọi 1-2 nhóm đứng lên trả lời
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
Gv: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và đánh giá KQ hoạt động của các nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
* Nhiệm vụ 2:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, bằng cách hoàn thiện phiếu học tập 3
Lớp em có buổi dã ngoại. Hãy tìm thông tin cho buổi dã ngoại đó? 
Từ thông tin trong phiếu học tập 3 em hãy vẽ sơ đồ tư duy mô tả thông tin buổi dã ngoại
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm hoặc các nhân gặp khó khăn
Hs: Đọc SGK, thảo luận, suy nghĩ, thống nhất câu trả lời.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, cho các nhóm lên dán KQ trên bảng
- Gọi đại diện 1 nhóm đứng lên đọc nội dung nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe và cho nhận xét.
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
Kết quả báo cáo:
- Hoàn thiện phiếu học tập 3
- Vẽ sơ đồ tư duy mô tả thông tin buổi dã ngoại.
 2. Tầm quan trọng của thông tin
C1: Địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh 
C2: Những thông tin đó giúp em biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. 
C3: Thông tin đem lại sự hiểu biết của người 
- Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin 
- Thông tin đúng giúp con người có những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả. 
Hoạt động luyện tập: (20 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Các gói câu hỏi, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi ”AI NHANH HƠN”, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời và đại diện nhóm lên viết câu trả lời.
*Nhiệm vụ 1:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành các nhóm, đại diện nhóm chọn câu hỏi, gv trình chiếu gói câu hỏi làm bài tập trắc nghiệm (từ 5-7 câu)
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động
Hs: Quan sát, thảo luận gói câu hỏi đưa ra kết quả cử người đại diện ghi kết quả 
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ cho các nhóm lên ghi KQ trên bảng
Hs: Nhóm cử người lên bảng ghi kết quả
Gv: Cho điểm tương ứng với từng nhóm theo KQ nhận được.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương cộng điểm cho các nhóm.
Kết quả
Câu
Nhóm1
Nhóm2
Nhóm3
Nhóm4
1
2
3
4
5
6
7
* Nhiệm vụ 2: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành bài tập sau: 
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động
Hs: Quan sát, thảo luận đưa ra kết quả 
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, cho các nhóm lên dán KQ trên bảng, gọi đại diện 1 nhóm đứng lên đọc nội dung nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe và cho nhận xét.
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
- Kết luận, nhận định: Gv: Nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác nhất.
Kết quả báo cáo:
a. Các con số trong bảng là dữ liệu
b. Thông tin và dữ liệu
c. Thông tin
d. Có, vì biết được thời điểm ít mưa nhất trong năm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thời tiết phù hợp để đi du lịch.
Hoạt động vận dụng: (23 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.
b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông .
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
- Chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành bài tập sau: 
Câu 1: Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a. Có những lựa chọn cho trang phục phù hợp.
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông .
Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về vật mang thông tin giúp ích cho việc học tập của các em
- Thực hiện nhiệm vụ:
Gv: Quan sát các nhóm hoạt động
Hs: Quan sát, thảo luận đưa ra kết quả 
- Báo cáo kết quả thảo luận
Gv: Thông báo hết giờ thảo luận, gọi 1-2 nhóm đứng lên trả lời
Hs: Nhóm được chọn đứng lên báo cáo.
Gv: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá KQ hoạt động.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
Kết quả báo cáo:
Câu 1: 
a) Ví dụ khi nghe thông tin:” Hôm nay nhiệt độ ngoài trời là 30o, có nắng từ rất sớm và oi nóng.”
→ Em cần mặc quần áo thoáng mát khi ở trong nhà, khi ra ngoài trời em cần mặc quần áo dài tay để tránh tia UV, .
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông:
Chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.
- Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
- Đảm bảo đúng tốc độ.
- Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải đúng quy định.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
- Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,...
- Biết nhường đường cho người khác,r ẽ trái, rẽ phải
- Chờ đợi khi gặp đường tín hiệu giao thông
- Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn
- Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..
- Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia.
Câu 2: Vật mang thông tin giúp ích cho việc học tập của các em như SGK, SBT, Sách tham khảo, đĩa CD/DVD, USB, . 
Gv: Tổng hợp KQ và thông báo đội chiến thắng, chấm điểm hoặc tặng quà tương ứng cho đội thắng cuộc
Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
Hs về nhà đọc lại bài, tìm thêm một số ví dụ, đọc trước bài 2 chuẩn bị bài học tiếp theo.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
Đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Đánh giá thường xuyên
+ Sự tích cực chủ động của Hs tham gia vào các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của Hs khi tham gia vào các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm
- Phương pháp quan sát
+ Gv quan sát quá trình học tập, chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu, ý kiến thuyết trình, tương tác với Gv, với các bạn)
+ Gv quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của Hs.
+ Phương pháp hỏi đáp
- Sử dụng công cụ báo cáo thực hiện công việc, kết hợp tự đánh giá.
- Sử dụng công cụ câu hỏi vấn đáp.
- Sử dụng công cụ hệ thống câu hỏi và bài tập, kiểm tra viết.
- Sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập. 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
Phiếu học tập 1: Thấy gì? Biết gì?
Thấy gì?
Biết gì?
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Phiếu học tập 2: Ghép nối các khái niệm:
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với mỗi mục phù hợp ở cột B
A
B
1) Thông tin
a) Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
2) Dữ liệu
b) Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh về chính bản thân mình.
3) Vật mang tin
c) Vật chứa dữ liệu
Phiếu học tập 3: Đi dã ngoại
Thông tin
Kế hoạch chuẩn bị
Thời tiết
Thời gian
Chơi gì? Xem gì?
Ăn gì?
Địa điểm
Phương tiện di chuyển
Mặc gì?
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 1
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 2
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm
Bộ gói câu hỏi trong phần luyện tập
Nội dung
ĐA
C1: Phương án nào sau đây là thông tin
a) Các con số thu thập qua điều tra dân số
c) Phiếu điều tra dân số
b) Kiến thức về phân bố dân cư
d) Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số
C
C2: Phát biểu nào sau đây là đúng
a) Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao
c) Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
b) Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra
d) Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính
C
C3: Phát biểu nào sau đây là đúng
a) Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa
c) Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu
b) Mọi thông tin muốn có được con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền
d) Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính
A
C4: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin
a) Giấy
b) Cuộn phim
c) Thẻ nhớ
d) Xô, chậu
D
C5:Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin
a) Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người
c) Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu
b) Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu
d) Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt
D
C6: Phát biểu nào sau đây là sai
a) Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết
c) Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người
b) Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị
d) Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người
B
Nam: 3
Ngọc: 7
Minh: 2
Đào: 8
C7: Theo em những gì ghi trên tờ giấy là thông tin hay dữ liệu
a) Dữ liệu
b) Thông tin
A

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx