Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.

* Năng lực tin học:

- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy logic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn để. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, được tích hợp kiến thức của nhiều môn học nhằm kết nối tri thức với cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

doc 6 trang huongdt93 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRÀ MY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIN HỌC LỚP 6
CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (TT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
* Năng lực tin học:
- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy logic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn để. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, được tích hợp kiến thức của nhiều môn học nhằm kết nối tri thức với cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên: 
- Kế hoạch bài dạy, phòng máy, sgk, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá kết quả...
Đối với học sinh: 
- SGK, bảng nhóm, tìm hiểu nội dung bài mới hoặc bảng hoặc giấy khổ rộng để các nhóm ghi kết quả thảo luận.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (5’)
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b. Nội dung: Giúp học sinh biết được tầm quan trọng của thông tin cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi của GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV cho HS quan sát một đoạn video về việc mất dữ liệu thông tin cá nhân.
+ GV hỏi thông tin cá nhân có quan trọng không? Làm thế nào để bảo vệ thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Quan sát video
+ suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
a. Mục tiêu: 
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS tham khảo nội dung sgk, vận dụng kiến thức thảo luận và thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho 1 bạn HS đọc to, rõ ràng yêu cầu của HĐ3. Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập của hoạt động 3. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS lập nhóm, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện nhóm đứng dậy nêu lên câu trả lời của cặp sau khi thảo luận.
+ GV gọi HS một số bạn khác đánh giá câu trả lời nhóm vừa trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét và chọn ra nhóm làm tốt, nhóm cần góp ý.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới về an toàn thông tin
- GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện hoạt động 4:
+ Một bạn quen trên mạng xin số điện thoại và địa chỉ của em để gặp nhau nói chuyện? Em có nên cho không? Tại sao?
+ Em được một bạn gửi qua mạng cho một số thông tin không tốt về một số bạn khách cùng lớp. Em có nên đăng lên mạng để mọi người cùng biết không?
- GV cho HS đọc kiến thức mới, chốt nội dung trong hộp kiến thức.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS ghi ý chính vào vở và tiếp tục suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS hoạt động, nhắc nhở và hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS xung phong đứng tại chỗ trình bày kết quả.
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa ra các câu trả lời chính xác và khái quát.
1. Tổ chức thông tin trên Internet
NV1: Phiếu BT HĐ3
1. Một số người nhận thư có thể tỏ thái độ khó chịu với Minh, nghĩ là Minh không tốt; có bạn phê phán Minh; có bạn hỏi lại Minh thực hư sự việc;...
2. Bạn không nên mở liên kết hoặc thư điện tử đó. Trao đổi với bố mẹ hoặc thầy cô sự việc đó và xin lời khuyên.
3. Để bảo vệ tài khoản thư điện tử, ta cần: Đặt mật khẩu mạnh để không bị người khác đoán biết, bảo vệ mật khẩu, đăng xuất khi dùng xong, cài đặt phần mềm diệt virus,...
NV2: HĐ4
1. Em không cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em. Không hẹn gặp người nói chuyện với người đó vì có thể gặp điều không hay.
2. Em sẽ không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp trên mạng. Em sẽ tìm hiểu để biết thông tin đó đúng hay sai và có thể làm gì để giúp đỡ bạn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)	
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần luyện tập trang 41sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án A, B, D, E
Câu 2: Đáp án A, B, C, D, E
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 phần luyện tập trang 41sgk: Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Những trò lừa đảo trên mạng thường là những lời quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất, những lời dụ dỗ, rủ rê làm những việc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, những tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để bảo em làm điều gì đó mà không cho bố mẹ biết, tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU BÀI TẬP HOẠT ĐỘNG 3
* * * 
Câu 1: Sau giờ thực hành ở phòng máy, bạn Minh quên đăng xuất tài khoản thư điện tử của mình và một ai đó đã dùng tài khoản thư điện tử của Minh để gửi nội dung không hay cho những người khác. Theo em, điều gì có thể xảy ra với Minh?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 2. Nếu thấy đường liên kết hoặc thư điện tử có chủ để gây tò mò được gửi từ một người không quen biết thì em sẽ làm gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 3. Em hãy nêu một vài cách để bảo vệ tài khoản thư điện tử.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.doc