Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 10: Sơ đồ tư duy

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 10: Sơ đồ tư duy

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

- Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.

 2. Về năng lực:

 2.1. Năng lực chung:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự nghiên cứu sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ GV giao

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Tạo được sơ dồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.

 2.2. Năng lực tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (NLa).

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (NLd).

- Năng lực hợp tác trong môi trường số (NLe).

 3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

 - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

docx 9 trang huongdt93 5511
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 10: Sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh
Họ và tên giáo viên:
Nhóm GV Tin huyện Phú Ninh
CHỦ ĐỀ 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC
TÊN BÀI DẠY: SƠ ĐỒ TƯ DUY
Môn: Tin học	 Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết 
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.
- Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.
 2. Về năng lực:
	2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự nghiên cứu sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ GV giao
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Tạo được sơ dồ tư duy đơn giản bằng phần mềm. 
	2.2. Năng lực tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (NLa).
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (NLd).
- Năng lực hợp tác trong môi trường số (NLe).
 3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
	- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
 1. Thiết bị dạy học: Máy tính cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy, máy chiếu (tivi).
 2. Học liệu:
- Giáo viên: Sách GK, sách GV, sách BT, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu đánh giá kết quả, các hình ảnh về sổ lưu niệm...
- Học sinh: Sách GK, sách BT. Tìm hiểu nội dung bài mới, bảng nhóm, giấy A4 để vẽ sơ đồ tư duy 
III. Tiến trình dạy học:
 1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ sau khi học xong chủ đề Ứng dụng tin học là tạo được sản phẩm sổ tay học sinh phòng chống dịch Covid - 19
b) Nội dung: HS tìm hiểu về dịch Covid – 19 và cách phòng chống
c) Sản phẩm: HS tạo được Sổ tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong trường học.
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv chiếu đoạn Video truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid – 19
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	+ Dịch bệnh Covid gây ra những tác hại gì?
+ Theo em để phòng chống dịch bệnh Covid - 19 ta cần làm những việc gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, trình bày câu trả lời trên bảng nhóm
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Báo cáo, thảo luận
+ HS đại diện nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời của nhóm mình
+ HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
+ HS đại diện nhóm phản hồi
- Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung hình thành kiến thức mới.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
	2.1. Sơ đồ tư duy:
a) Mục tiêu hoạt động: HS giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.
b) Nội dung: 
- Hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Nghiên cứu sách giáo khoa hoạt động đọc (trang 42, 43). Hai cách trình bày thông tin (Văn bản: Hình 5.1; Sơ đồ tư duy: Hình 5.2).
- Kết luận, đánh giá.
c) Sản phẩm: Hs thực hiện được yêu cầu phiếu giao nhiệm vụ số 1.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ 1:
+ GV cho HS đọc phần kiến thức mới để tự tìm hiểu thông tin về sơ đồ tư duy và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1
Nhóm: .........
Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở hình 5.2 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Cách biểu diễn nào (văn bản, sơ đồ tư duy) dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 2. Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 3. Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh (triển khai từ chủ đề chính) là gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 4. Các ý chi tiết của chủ đề ”Thành phần” là gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập được giao.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
+ GV cho các đại diện nhóm trình bày. 
+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề:
	Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. 
	Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bọ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.
- Chuyển giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS đọc nội dung và hoàn thành các câu hỏi sau: 
	- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi 
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
+ HS trả lời cá nhân 
+ Các HS khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề: 1.D; 2. A
	 2.2. Cách tạo sơ đồ tư duy:
a) Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ tư duy trên giấy trình bày nội dung của sổ tay phòng chống Covid - 19
b) Nội dung: Sơ đồ tư duy sổ tay phòng chống Covid - 19
c) Sản phẩm: Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS đọc phần kiến thức mới để tự tìm hiểu thông tin về cách tạo sơ đồ tư duy 
+ Sau khi HS tìm hiểu xong Gv cho HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức nhóm thông qua việc thực hiện phiếu học tập số 2
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2
Nhóm: .........
Thảo luận nội dung về cuốn sổ tay phòng chống Covid-19, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy và ghi lại kết quả thảo luận:
+ GV cho các nhóm trình bày sản phẩm 
	+ GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập được giao.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
+ GV cho các đại diện nhóm trình bày. 
+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề
	2.3. Thực hành tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tạo được sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính.
b) Nội dung: Yêu cầu HS thực hiện theo từng bước theo hướng dẫn.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy được tạo bằng phần mềm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV giới thiệu phần mềm vẽ sơ đồ tư duy MindMaple Lite
+ GV minh họa các bước vẽ sơ đồ tư duy cho HS quan sát
+ Yêu cầu các nhóm tạo sơ đồ tư duy ghi lại các nội dung có trong cuốn sổ tay phòng chống Covid-19 đã hoàn thành ở phiếu học tập số 2
+ GV cho các nhóm trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS quan sát kỹ từng bước khi GV hướng dẫn
+ HS thực hiện tương tự các thao tác để hoàn thiện sơ đồ tư duy
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. 
+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các thao tác tạo, chỉnh sửa sơ đồ tư duy sổ lưu niệm của lớp.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận trên máy tính. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập sau trên máy tính 
+ GV cho các nhóm trình bày kết quả bài tập của nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. 
+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
+ GV nhận xét, đánh giá 
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức về sơ đồ tư duy để thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập số 3. 
b) Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ, nội dung trình bày của học sinh.
c) Sản phẩm: HS thực hiện các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV trình bày phiếu nhiệm vụ số 3, các nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện ở phiếu giao nhiệm vụ.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm: .........
Em hãy dùng sơ dồ tư duy trình bày tóm tắt nội dung Bài 9: An toàn thông tin trên Internet
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày kết quả của nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày, HS các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của bạn và rút ra vấn đề.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
IV. Hồ sơ dạy học:
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi – đáp
Câu hỏi
Bài tập
Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các sự kiện thường nhật
Phương pháp đánh qua sản phẩm học tập
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 1
Nhóm...
STT
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx