Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (Tiếp theo)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (Tiếp theo)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Biết được cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2.Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi về cấu trúc điều khiển.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra thêm một số ví dụ về các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực Tin học:

Năng lực C (NLc): bước đầu có tư duy phân tích và điều khiển hệ thống:

- Nhận biết được ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Phân biệt được cấu trúc điều khiển: tuần tự, rẽ nhánh, lặp.

- Nêu được ví dụ minh họa của cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

3. Về phẩm chất:

- Chăm học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm.

 

doc 10 trang huongdt93 04/06/2022 3520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16: Các cấu trúc điều khiển (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN (Tiết 1)
Thực hiện: Phòng GD Hội An
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Biết được cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. 
2.Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi về cấu trúc điều khiển. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra thêm một số ví dụ về các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp trong cuộc sống. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2.2. Năng lực Tin học:
Năng lực C (NLc): bước đầu có tư duy phân tích và điều khiển hệ thống:
- Nhận biết được ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
- Phân biệt được cấu trúc điều khiển: tuần tự, rẽ nhánh, lặp.
- Nêu được ví dụ minh họa của cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, tivi, máy tính xách tay, phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu. (3’)
a) Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nêu lên được các bước để hoàn thành một công việc liên quan đến hoạt động trong cuộc sống.
b) Nội dung
c) Sản phẩm
(1) Hằng ngày các em có phụ ba mẹ làm công việc nhà không?
(2) Em nào biết nấu cơm?
(3) Nêu các bước để nấu một nồi cơm?
(1) Có hoặc không.
(2) Giơ tay hoặc không giơ tay.
(3) 
Bước 1: Đong gạo.
Bước 2: Vo gạo.
Bước 3: Đong nước.
Bước 4: Bật nút, cắm điện.
(Hoặc các đáp án tương tự)
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV lần lượt hỏi đáp trực tiếp các câu hỏi (1), (2), (3).
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi (1), (2), (3).
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của HS và chốt lại đáp án, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Cấu trúc thể hiện các bước để nấu cơm gọi là cấu trúc gì? Ta sang bài mới”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Cấu trúc tuần tự. (5’)
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được cấu trúc tuần tự.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê và sơ đồ khối.
b) Nội dung
c) Sản phẩm
Trong các bước nấu cơm ở trên, ta có thể nấu được 1 nồi cơm được hay không, nếu:
(1) ta bỏ 1 trong 4 bước (ví dụ như bước 3) 
(2) đổi thứ tự các bước như bước 2 lên bước 1 
Giải thích
(1) Không, vì nếu như bỏ bước 3 thì nồi cơm sẽ sống vì không có nước.
(2) Không vì ta chưa có gạo để vo gạo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV lần lượt hỏi đáp trực tiếp câu hỏi (1),(2)
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi (1), (2)
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của HS.
Như vậy, để nấu 1 nồi cơm ta phải thực hiện lần lượt từng bước từ bước 1 (bắt đầu) đến bước kết thúc, đó là một ví dụ cụ thể về cấu trúc tuần tự.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ khối và chốt lại kiến thức trong sơ đồ khối.
- HS lắng nghe và ghi bài.
1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh:
a. Cấu trúc tuần tự:
Cấu trúc tuần tự thực hiện lần lượt các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc.
Hoạt động 2.2: Cấu trúc rẽ nhánh. (10’)
a) Mục tiêu: 
	- Nhận biết được cấu trúc rẽ nhánh
	- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng liệt kê và sơ đồ khối.
b) Nội dung
c) Sản phẩm
(1) Trong video có trò chơi nào?
(2) Trong phần khởi động trò chơi đường lên đỉnh Olympia, điều kiện để được cộng 10 điểm là gì?
(3) Trò chơi nhanh như chớp, nêu hoạt động khi người chơi trả lời đúng và sai?
(1) đường lên đỉnh Olympia, nhanh như chớp.
(2) Trả lời đúng.
(3) Đúng: lên 1 bậc
Sai: xuống về vị trí ban đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS xem video trong 2’ theo link:
 và lần lượt trả lời các câu hỏi (1),(2),(3)
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi (1), (2), (3)
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của HS. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ khối và chốt kiến thức trong hộp kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ.
- HS lắng nghe và ghi bài.
b. Cấu trúc rẽ nhánh:
Hoạt động 2.3: Cấu trúc lặp. (7’)
a) Mục tiêu: 
	- Nhận biết được cấu trúc lặp.
	- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp dưới dạng liệt kê và sơ đồ khối.
b) Nội dung
c) Sản phẩm
(1) Trong phần chơi khởi động đường lên đỉnh Olympia ở video trên, hoạt động nào được lặp lại?
(2) Điều kiện để dừng phần chơi khởi động của mỗi thí sinh là gì?
(1) Đọc câu hỏi, trả lời, nhận xét.
(2) Hết thời gian quy định.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi (1),(2).
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi (1), (2)
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của HS. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ khối và chốt kiến thức trong hộp kiến thức về cấu trúc lặp. HS lắng nghe và ghi bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập. (10’)
a) Mục tiêu: 
- Nêu lên được ví dụ trong cuộc sống thể hiện cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc điều khiển, rẽ nhánh và lặp dưới dạng sơ đồ khối.
b) Nội dung: Phiếu học tập.
Phiếu học tập
Nhóm: Lớp: ..
1. Em hãy kể 1 công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước. Em hãy mô tả một công việc bằng sơ đồ khối.
2. Câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu này bằng sơ đồ khối.
3. Em hãy kể 1 công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần. Hãy chỉ rõ hoạt động lặp đó.
4. Bạn Khoa đang lập trình Scratch, Khoa muốn chú mèo di chuyển 10 bước một liên tục cho đến khi chạm biên thì dừng lại.
a) Điều kiện để chú mèo dừng lại là gì?
b) Hình 6.10 là sơ đồ khối mô tả thuật toán thực hiện yêu cầu của bạn Khoa.
Em hãy điền các bước để hoàn thành sơ đồ khối.
c) Sản phẩm: 
1. 
2. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
3. Đánh răng
- B1: Lấy kem đánh răng vào bàn chải
- B2: Lấy một cốc nước
- B3: Đánh răng
- B4: Lặp lại bước 3 cho đến khi răng sạch thì kết thúc
- B5: Súc miệng
- B6: Lặp lại bước 5 cho đến khi miệng sạch thì dừng
4. a) Điều kiện để chú meo dừng lại là “chạm biên”
 b) Sơ đồ khối: 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập, HS hoạt động nhóm 6HS trong 6’ hoàn thành nội dung trong phiếu học tập.
- HS trao đổi, thảo luận điền kết quả vào phiếu học tập. GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động.
- 2 nhóm trình bày bài làm, các nhóm khác đổi bài, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, thu phiếu học tập của các nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng. (9’)
a) Mục tiêu: 
- Mô tả được hoạt động thể hiện trong sơ đồ khối.
- Củng cố được kiến thức trong bài qua trò chơi. 
b) Nội dung: 
(1) Bài tập vận dụng 1/70 SGK 
Theo em trên thực tế, ta nên thực hiện việc làm bài tập theo sơ đồ 6.12a hay 6.12b giải thích?
(2) Trò chơi ô số may mắn:
Câu 1: Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?
	A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.	B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
	C. Rẽ nhánh, lặp và gán.	D. Tuần tự, lặp và gán.
Câu 2: Cấu trúc tuần tự là gì?
	A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
	B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
	C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
	D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Câu 3: Sơ đồ khối sau thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
	A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.	B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
	C. Cấu trúc lặp.	D. Cấu trúc tuần tự.
Câu 4: Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
 Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
‚ Dùng tay đảo rau trong chậu.
ƒ Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.
„ Lặp lại bước  đến bước ƒ cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?
	A. Vớt rau ra rổ.	B. Đổ hết nước trong chậu đi.
	C. Rau sạch	D. Rau ở trong chậu.
c) Sản phẩm:
(1) Không đồng ý với ý kiến bạn An. Sửa lại nhận xét là:
Hình 6.12a: Nếu đúng là chưa hiểu bài thì đọc lại sách, còn không thì làm bài tập. (Sơ đồ khối này thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ). 
Hình 6.12b: Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập. (Việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lần sau khi đã hiểu bài.)
Theo em trên thực tế, việc đọc lại sách 1 lần chưa chắc đã đảm bảo hiểu bài nên việc làm bài tập ta nên thực hiện theo sơ đồ 6.12b.
(2) 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
A
C
d) Tổ chức thực hiện: 
(1)	- GV giao nhiệm vụ HS hoàn thành bài tập 1 phần vận dụng/70 SGK
- HS thảo luận nhóm 2HS trả lời ý nghĩa từng sơ đồ khối và câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại.
(2)	- GV nêu luật chơi trò chơi ô số may mắn, trong vòng quay may mắn mời ngẫu nhiên lần lượt 4 bạn, lần lượt HS chọn ô số và trả lời.
	- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
	- HS khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc các kiến thức trong phần hộp kiến thức/68, 69 SGK hoặc sơ đồ sau:
- Làm bài tập phần luyện tập và vận dụng/70 SGK.
IV. Hồ sơ dạy học.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm... 
Câu hỏi
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
3
2
3
3
2
4
2
Tổng điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.doc