Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Tân

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Tân

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Thông tin

- Dữ liệu

- Vật mang tin

- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Năng lực C (NLc):

– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

 

docx 20 trang huongdt93 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/8
Ngày giảng: 6/9
TUẦN 1 -TIẾT 1
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Thông tin
- Dữ liệu
- Vật mang tin
- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học
Năng lực C (NLc): 
– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- Chiếu đoạn văn bản trong hoạt động: Thấy gì, biết gì, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
GV liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ 1:tìm hiểu thông tin và dữ liệu
GV nêu một số ví dụ: đèn tín hiệu giao thông, bản tin thời tiết, tấm bảng báo giá thuê xuồng máy... hướng dẫn HS nhận biết: dữ liệu, thông tin, vật mang tin, 
 HS tìm hiểu làm bài tập ?1, 2-sgk
HS thảo luận theo nhóm học tập - báo cáo kết quả thảo luận - các nhóm nhận xét kết quả của nhau
HS tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài
HĐ 2. Tìm hiểu tầm quan trọng của thông tin
 HS tìm hiểu các ví dụ trong SGK để có hiểu biết về thông tin từ đó nêu được tầm quan trọng của thông tin
HS thảo luận nhóm về chủ để chuẩn bị cho buổi dã ngoại: nơi đến, thông tin về thời tiết, địa điểm đến, trò chơi, món ăn..
đại diện nhóm báo cáo- các nhóm nhận xét
GV tổng hợp và nhận xét chung
1. Thông tin và dữ liệu
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng các con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 	GV yêu cầu HS tìm hiểu bảng dữ liệu Lượng mưa trung bình hàng tháng và hoàn thành các câu hỏi trong bài
HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung
GV đưa ra đáp án đúng và chấm điểm cho những HS có kết quả trả lời nhanh và chính xác
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV chia lớp thành 3 nhóm học tập hoàn thành các yêu cầu của bài 1,2 -SGK trang 7
Nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
Nhóm 1. Có lựa chọn trang phục phù hợp hơn
Nhóm 2. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Nhóm 3. Nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em
HS thảo luận với thời gian 5 phút- đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài.
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2021
Kí duyệt của Tổ 
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/9
Ngày giảng: 13/9
TUẦN 2-TIẾT 2 
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Nắm được các bước cơ bản trong quy trình xử lý thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ xử lý thông tin hiệu quả
- Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin
- Củng cố khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu ở Bài 1
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các bước cơ bản trong quá trình Xử lý thông tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: quy trình Xử lý thông tin, các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm).
2.2. Năng lực Tin học
Năng lực A (NLa): 
Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin.
Năng lực C (NLc): 
Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử. 
Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ.
Năng lực D (NLd):
Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet.
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa
- Học liệu: SGK, SGV, Giáo án
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
GV cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát cầu thủ thực hiện sút phát để đưa ra các thông tin mà em thu nhận được.
HS quan sát và đưa ra kết luận: 
- Mắt cầu thủ quan sát thủ môn và dự đoán vị trí nào của khung thành sơ hở nhất, 
- Động tác: sải bước, tạo đà, sút mạnh vào góc cao của khung thành.
GV liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ : tìm hiểu các hoạt động của xử lí thông tin
HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi có trong Hoạt động 1--> tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài-->xây dựng hoạt động xử lí thông tin của con người 
HS hoàn thành bài tập mục ? - xác định được hoạt động có trong quá trình xử lí thông tin
 a) nghe đài
b) xem ti vi
c) ghi chép bài
d) làm toán
GV nhận xét, hướng dẫn HS xác định các bước xử lí thông tin
HĐ: Tìm hiểu xử lí thông tin trong máy tính
GV cho HS quan sát một số các thiết bị máy tính yêu cầu HS phân loại ra các thiết bị có chức năng tương tự.
GV xây dựng mô hình hoạt động xử lí thông tin của máy tính
HS tìm hiểu và làm bài tập 1, 2 trong mục ? và bài tập trong Hoạt động 2--> tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài
1. Xử lí thông tin
Các hoạt động của xử lí thông tin
- Thu nhận thông tin
-Lưu trữ thông tin
- Xử lí thông tin
- Truyền thông tin
2. Xử lí thông tin trong máy tính
- Máy tính có đủ bốn thành phần thực hện các hoạt động xử lí thông tin: thiết bị vào, bộ nhớ, bộ xử lí, thiết bị ra
- Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thử thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2021
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/9
Ngày giảng: tiết 1: 20/9
	tiết 2: 27/9
TUẦN 3,4 -TIẾT 3,4 
BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1.
- Biết được bit là đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất; các bội số của nó là Byte, KB, MB, 
- Biết được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng quan sát, khám phá thế giới số xung quanh, trong cách thể hiện, biểu diễn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2.2. Năng lực Tin học
- Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng.
3. Về phẩm chất: 
Ham học, khám phá: Có khả năng quan sát, phát hiện vấn đề; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải thích một số hoạt động số hóa trong xã hội số. 
Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. 
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
HS tìm hiểu yêu cầu của Hoạt động Mã hóa
GV hướng dẫn HS cách mã hóa số 4 thành các kí tự 0,1
HS thảo luận, vận dụng và mã hóa số 3, 6 thành các kí tự 0,1
GV liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
 HĐ. tìm hiểu biểu diễn thông tin trong máy tính
HS tìm hiểu sgk xác định các thông tin: số, văn bản, hình ảnh, âm thành biểu diễn thành dãy bít
HS hoàn thành yêu cầu Hoạt đông 2- HS thảo luận theo 2 nhóm học tập.
GV nhận xét và kết luận
HS trả lời nhanh ?1, 2 để hiểu hơn về dãy bit và cách sử dụng dãy bit
HĐ. tìm hiểu đơn vị đo thông tin
GV giới thiệu các đơn vị cơ bản để đo dung lượng thông tin. và cho HS quan sát dung lượng của từng ổ đĩa trong máy tính.
HS quan sát bảng đơn vị đo và nhận biết dung lượng của tệp và ổ đĩa.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1. Hay còn gọi là chữ số nhị phân
- Bít là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
2. Đơn vị đo thông tin
 - B, KB, MB, GB, TB
Bảng 1.3 -sgk
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2021
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 4/10
TUẦN 5 -TIẾT 5
BÀI 4: MẠNG MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Mạng máy tính
- Lợi ích từ mạng máy tính
- Các thành phần chính của mạng máy tính
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm mạng máy tính và những lợi ích từ mạng, các thành phần chính của mạng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: mạng máy tính, các thành phần chính trong mạng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về lợi của mạng hợp tác trong các hoạt động xã hội, sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Năng lực Tin học
Năng lực C (NLc): 
– Nhận biết được các thiết bị khác nhau trong một mạng máy tính
– Nêu được ví dụ lợi ích có được từ mạng máy tính
– Nêu được một số thiết bị đầu cuối trong thực tế
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
Kỷ luật: Tuân thủ các quy tắc khi tham gia mạng lưới. 
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
HS quan sát đoạn hội thoại của bạn An và bạn Khoa. Trả lời câu hỏi trong hoạt động 1.
- Mạng lưới: đường bộ, đường thủy, đường hàng không
- Hàng hóa và con người được vận chuyển
- Đặc điểm chung: Kết nối, chia sẻ
GV nhận xét và liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu Mạng máy tính 
GV cho HS quan sát mạng máy tính--> HS đưa ra các nhận xét khi quan sát 
HS thảo luận câu hỏi hoạt động 2--> tổng hợp kiến thức của bài
HĐ. tìm hiểu các thành phần của mạng máy tính
HS tìm hiểu yêu cầu của hoạt động 3-sgk
quan sát H 2.1 và nhận biết tên các thiết bị
GV phân tích và nêu các thành phần cấu thành lên mạng máy tính
HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài 
tập ?1-sgk.
GV nhận xét- tổng hợp kiến thức trọng tâm
1. Mạng máy tính là gì?
- Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.
- Lợi ích của mạng máy tính: người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu, và dùng chung các thiết bị trên mạng.
2. Các thành phần của mạng máy tính
Mạng máy tính gồm:
- Các thiết bị đầu cuối
- Các thiết bị kết nối
- Phần mềm mạng
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TUẦN 6 -TIẾT 6
BÀI 5: INTERNET
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có kiến thức về:
Biết internet là gì
Biết một số đặc điểm và lợi ích chính của internet
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về Internet là gì, đặc điểm và lợi ích chính của Internet.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Internet và các lợi ích mà Internet đem lại đối với HS.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Internet, IoT, 
2.2. Năng lực Tin học
Năng lực C (NLc): 	
– Nhận biết được sự khác nhau giữa mạng máy tính và Internet.
– Phân biệt được các đặc điểm của Internet.
– Nêu được ví dụ minh hoạ về lợi ích của Internet. 
– Nêu được ví dụ minh hoạ về ứng dụng của Internet với đời sống.
3. Về phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Giáo án, một số hình ảnh về internet, nội dung hoạt động nhóm, phiếu đánh giá, bảng nhóm cho hoạt động nhóm, máy tính, máy chiếu
2. HS: SGK, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về Internet
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
	HS tìm hiểu đoạn hội thoại của bạn An và bạn Minh--> Em có được những thông tin gì trong đoạn hội thoại của hai bạn
GV liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu Internet
HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi Hoạt động 1--> Báo cáo kết quả tìm hiểu được
Gv nhận xét, tổng hợp kiến thức trọng tâm
HĐ. tìm hiểu Đặc điểm của Internet
 Gv cho HS quan sát một số hình ảnh, video, thông tin về mạng Internet.
HS quan sát, thảo luận, tìm hiểu kiến thức sgk tìm ra các đặc điểm chính của Internet 
HĐ. tìm hiểu Một số lợi ích của Internet
 GV chia lớp thành các nhóm học tập. Các nhóm thảo luận, tìm hiểu sgk, sử dụng máy tính trong phòng thực hành để tìm hiểu một số lợi ích của Internet
? Em có thể làm những việc gì với Internet
HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả hoạt động
HS 
GV nhận xét và bổ sung kiến thức trọng tâm
1. Internet
- Internet là mạng liên kết các mạng máy tính trên khắp thế giới
- Máy tính có thể được kết nối với Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet
- Người sử dụng truy cập Internet để tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, trao đổi thông tin
- Có nhiều dịch vụ thông tin khác nhau trên Internet : www, tìm kiếm, thư điện tử
2. Đặc điểm của Internet
Đặc điểm chính của Internet :
- Tính toàn cầu
- Tính tương tác
- Tính dễ tiếp cận
- Tính không chủ sở hữu
3. Một số lợi ích của Internet
-Trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả
- Học tập và làm việc trực tuyến
- Cung cấp nguồn tài liệu phong phú
- Cung cấp các tiện ích phục vụ đời sống
- Là phương tiện vui chơi, giải trí
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TUẦN 7,8 -TIẾT 7,8
BÀI 6: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được các khái niệm World Wide Web, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó
- Khai thác được các thông tin trên một số trang web thông dụng: tra từ điển, xem tin thời tiết, thời sự 
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài
- Tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động học; trình bày kết quả trên phiếu học tập; nhận ra và chỉnh sửa sai sót bản thân thông qua phản hồi.
2.2. Năng lực tin học:
NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
- Trình bày được sơ lược về các khái niệm WWW, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.
3. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng máy tìm kiếm đúng mục đích để phục vụ cho học tập; sử dụng thư điện tử có mục đích có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Bảng, máy chiếu, bài trình chiếu, giấy A3/A4, máy tính có kết nối mạng
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học lớp 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
GV đưa ra tình huống:	 - muốn quan sát hình ảnh những loài hoa trên thế giới
	- Tiểu sử của một nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới
	- Hình ảnh các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam
HS sẽ thảo luận và tìm ra các biện pháp để có thể hoàn thành được tình huống
GV nhận xét và liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu Tổ chức thông tin trên Internet
HS thảo luận theo nhóm với tình huống trong Hoạt động 1--> các nhóm báo cáo kết quả
HS hoàn thành bài tập ?1,2 sgk.
Gv nhận xét và tổng hợp kiến thức
HĐ. Tìm hiểu Trình duyệt
GV giới thiệu một số trình duyệt thông dụng: google Chrom, Cốc cốc, Mozilla firefox...
HS tìm hiểu cách sử dụng trình duyệt và hoàn thành câu hỏi ?1,2 sgk
HĐ. Thực hành: Khai thác thông tin trên trang Web
GV hướng dẫn HS các bước sử dụng trình duyệt để tìm kiếm thông tin
HS thực hành theo nhóm học tập
1. Tổ chức thông tin trên Internet
- Thông tin trên Internet được tạo nên từ nhiều trang Web kết nối với nhau bởi các liên kết. Mỗi trang Web có địa chỉ truy cập riêng.
- Website là một tập hợp các trang Web liên quan được truy cập không qua một địa chỉ. Địa chỉ của trang chủ là địa chỉ của Website
- World Wide Web là mạng thông tin toàn cầu, liên kết các Website trên Internet.
2. Trình duyệt
- Trình duyệt là phần mềm giúp người dùng truy cập các trang Web trên Internet.
- Người sử dụng có thể theo các liên kết để khai thác thông tin từ các trang Web.
3. Thực hành: Khai thác thông tin trên trang Web
a) Truy cập trang Web
b) Xem tin thời tiết, thời sự
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TUẦN 9 -TIẾT 9
ÔN TẬP GIỮA KÌ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
2. Về năng lực: 
Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Bảng, máy chiếu, bài trình chiếu, giấy A3/A4, máy tính có kết nối mạng
Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học lớp 6
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TUẦN 10 -TIẾT 10
KIỂM TRA GIỮA KÌ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
2. Về năng lực: 
Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Bảng, máy chiếu, bài trình chiếu, giấy A3/A4, máy tính có kết nối mạng
Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học lớp 6
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT 11,12
BÀI 7:TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
Máy tìm kiếm và công dụng của máy tìm kiếm.
Xác định từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm.
Thực hiện tìm kiếm, khai thác thông tin trên internet. 
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone..) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19..).
2.1. Năng lực tin học
Sử dụng máy tìm kiếm, internet để hoàn thành nhiệm vụ của bài học (NLa)
Hiểu được tầm quan trọng của máy tìm kiếm, từ khóa: biết lựa chọn thông tin phù hợp và giá trị với mục đích tìm kiếm (NLc)
Sử dụng môi trường internet để tìm kiếm, thu thập thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm cho học tập (NLd).
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
HS thảo luận tình huống trong Hoạt động 1. Em đã bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet chưa? Em đã tìm gì? kết quả có như em mong muốn không?
Các nhóm báo cáo
GV nhận xét và liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. Tìm hiểu tìm kiếm thông tin trên Internet
 HS tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu 2- Hoạt động 1. 
GV hướng dẫn cho HS biết sử dụng máy tính kiếm và biết tìm kiếm thông tin với Từ khóa cần tìm
HS tìm hiểu và làm bài tập 1,2 sgk
GV nhận xét và tổng hợp kiến thức
HĐ. Thực hành: Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet
Hs khởi động trình duyệt, sử dụng máy tìm kiếm và tìm kiếm với từ khóa: Tìm kiếm thông tin và hình minh họa về vai trò của tầng ozon
GV hướng dẫn HS thực hành. 
hoạt động 1. tìm kiếm thông tin vai trò tầng Ozon
Hoạt động 2. Tìm kiếm hình minh họa vai trò tầng Ozon
Hoạt động 3. sao chép nội dung, mở tệp văn bản, xem hình ảnh, lưu hình ảnh về máy tính
GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành đúng nội dung yêu cầu
1. Tìm kiếm thông tin trên Internet
- Máy tìm kiếm là một Website đặc biệt, giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các từ khóa.
- Kết quả tìm kiếm là danh sách các liên kết. Các liên kết có thể là văn bản, hình ảnh hoặc Video
- Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng. Lựa chọn từ khóa phù hợp sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác.
2. Thực hành: Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx