Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 3, Bài 2: Xử lí thông tin - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin. Nêu được ví dụ minh họa cụ thể
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong bài tập, dựa trên lý thuyết đã được học đưa ra cách thực hiện phù hợp.
- Năng lực Tin học: Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin
3. Về phẩm chất:
Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, máy tính, máy chiếu để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
2. Chuẩn bị của HS: Sách, vở, học và chuẩn bị bài ở nhà.
Ngày soạn: 11/9/2021 Ngày giảng: 13/9/2021 Tiết 3_Bài 2: XỬ LÍ THÔNG TIN Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin - Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin. Nêu được ví dụ minh họa cụ thể 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong bài tập, dựa trên lý thuyết đã được học đưa ra cách thực hiện phù hợp. - Năng lực Tin học: Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin 3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, máy tính, máy chiếu để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin. 2. Chuẩn bị của HS: Sách, vở, học và chuẩn bị bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7p) a) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS hđ nhóm (3’) đọc và thực hiện hoạt động Khởi Động đọc thông tin - GV giám sát, hướng dẫn, gợi ý, Khuyến khích HS thảo luận nhóm để tìm thêm ví dụ minh họa khác với những dãy giá trị khác - Khuyến khích thảo luận trong nhóm và tranh luận giữa các nhóm. - GV khen ngợi các nhóm trả lời với những lập luận và ví dụ (minh chứng) kèm theo. - Gv nhận xét kết quả các nhóm và dẫn dắt vào bài mới: Quá trình xử lí thông tin diễn ra như thế nào? - Hs tiếp nhận nhiệm vụ thực hiện theo nhóm - HS: Sự tranh luận giữa các nhóm khi trả lời câu hỏi trên. Thảo luận và báo cáo trước lớp ý kiến của nhóm mình HS có nhu cầu hiểu biết đầy đủ hơn về xử lí thông tin trong máy tính 2. HOẠT ĐỘNG 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (15p) a). Mục tiêu: - Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin b). Nội dung: Học sinh nghiên cứu tài liệu về quá trình cầu thủ bóng đá thực hiện quả phạt và trả lời các câu hỏi TL_8 c). Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - GV yêu cầu học sinh hđ nhóm (4’) đọc và thực hiện hoạt động 2 (TL/8) – trả lời câu hỏi - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện hoàn thiện câu trả lời trong TL Hs tiếp tục nghiên cứu tài liệu về quá trình xử lí thông tin (TL_9); quan sát hình 1-1; các hoạt động xử lí thông tin của con người GV yêu cầu hs nghiên cứu trả lời nhanh câu hỏi TL_9 (1’): Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin ? Giải thích tại sao ? (a) Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam (b) Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi (c) Em chép bài trên bảng vào vở (d) Em thực hiện một phép tính nhẩm à GV chốt nội dung về biểu diễn thông tin trong máy tính. - HS đọc TL và thảo luận để thực hiện trả lời câu hỏi - Dự kiến kết quả mong muốn: 1. Bộ não của cầu thủ nhận thông tin từ mắt 2. Não phân tích thông tin vị trí thủ môn 3. Bộ não xử lí:phân tích, đánh giá, suy luận 4. Bộ não chuyển thông tin thành thao tác: sút bóng vào góc cao của khung thành 5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não bao gồm: thu nhận thông tin- xử lí thông tin- truyền thông tin - HS trả lời câu hỏi - Dự kiến kết quả mong muốn: - Thu nhận thông tin - Thu nhận thông tin - Thu nhận và lưu trữ thông tin - Xử lí thông tin 1. Xử lí thông tin - Các hoạt động xử lí thông tin bao gồm: thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin, xử lí thông tin, truyền thông tin 3. HOẠT ĐỘNG 3: XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (10ph) a). Mục tiêu: Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin b). Nội dung: HS tìm hiểu 1 số các thành phần (các thiết bị) cơ bản trong máy tính c). Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh từ những câu hỏi và tình huống giáo viên đưa ra. d). Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung thông tin (TL_10, hình 1.2. Các hoạt động xử lí thông tin của máy tính) trả lời bài tập 1,2 TL_10 Em hãy nêu ví dụ cụ thể về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động và so sánh hiệu quả khi không có máy tính trợ giúp GV chốt về các thành phần cơ bản thực hiện các hoạt động xử lí thông tin - GV nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự trợ giúp máy tính cho con người một cách hiệu quả HS: trả lời 1. B 2. C - HS lấy ví dụ - Máy tính giúp con người thu nhận và xử lí thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng - Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong hoạt động tính toán, thực hiện nhanh các lệnh - Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin lớn cho con người 2. Xử lí thông tin trong máy tính - Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: thiêt bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin) 4. Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (10p) a). Mục tiêu: - Giải thích và phân loại các quá trình của hoạt động xử lí thông tin b). Nội dung: HS trả lời câu hỏi trong TL c). Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh d). Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Gv Yêu cầu hs hoạt động cặp trong 2 phút thực hiện trả lời câu hỏi trong TL_11 - Quan sát nhắc nhở học sinh - Gọi HS báo cáo kết quả, giải thích lý so lựa chọn phương án. - Nhận xét, đưa ra kết quả đúng Học sinh thảo luận nhóm Dự kiến câu trả lời: Câu 1: Câu 2: Câu 1: Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin. Câu 2 : a) Thu nhận thông tin b) Lưu trữ thông tin c) Xử lí thông tin d) Truyền thông tin 5. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3p) a. Bài cũ: - Nêu các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin - Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin - Thực hiện nội dung phần Vận dụng (TL_11) Câu 1: Tìm hiểu về thời tiết, địa điểm đi chơi Ghi chép lịch trình, thời gian đi Tìm kiếm thông tin, quan sát xem thời gian, thời tiết có phù hợp Nói cho mọi người nghe về thời gian thích hợp để đi Câu 2: a) Y tế: Lưu trữ bệnh án bệnh nhân, các chỉ số sức khỏe của con người b) Giáo dục: Tính toán, lưu trữ số liệu, kiến thức c) Âm nhạc: Quảng bá âm nhạc, nghe và chia sẻ âm nhạc d) Hội họa: Thiết kế tranh ảnh, lưu trữ và truyền bá hội họa đến mọi người e) Xây dựng: Thiết kế, lưu trữ các mô hình kiến trúc..... b. Chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị nội dung phần hoạt động khởi động (TL_12) bài “Thông tin trong máy tính”. ..Hết .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ti.docx