Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (Bản hay)

Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: -

 Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin

- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin

- Các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin

- Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử lý thông tin

- Nêu được ví dụ minh họa

- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với hai ký hiệu 0 và 1

- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin

- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng

2. Về năng lực:

-Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (năng lực C)

-Từng bước nhận được biết được- một cách tường minh- tính phi vật lý của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

-Phát triển năng lực giao tiếp ,hòa nhập, hợp tác, phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.

-Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động của thông tin, của con người, của máy tính.

-Hình thành tư duy về mã hóa thông tin.

-Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.

3. Về phẩm chất:

-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm

-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

-Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.

-Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.

 

docx 19 trang huongdt93 03/06/2022 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ:Toán tin
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp:6
Thời gian thực hiện: (6 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: -
 Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin
- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin 
- Các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin
- Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử lý thông tin
- Nêu được ví dụ minh họa
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với hai ký hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng
2. Về năng lực: 
-Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (năng lực C)
-Từng bước nhận được biết được- một cách tường minh- tính phi vật lý của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
-Phát triển năng lực giao tiếp ,hòa nhập, hợp tác, phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức. 
-Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động của thông tin, của con người, của máy tính.
-Hình thành tư duy về mã hóa thông tin.
-Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.
3. Về phẩm chất: 
-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
-Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
-Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Máy chiếu, tranh ảnh, giấy, bút, 
III. Tiến trình dạy học
Chủ đề con 1. Thông tin và dữ liệu.
1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động 
Trong cuộc sống hằng ngày, em thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách, nghe tiếng chim hót, tiếng xe cộ, Tất cả những thứ đó được các giác quan em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Nội dung 1: Thông tin và dữ liệu:
a. Mục tiêu: Hoạt động nhằm phát hiện ra những yếu tố quan sát được (thấy) và những kết luận có được từ những những quan sát đó (biết). Từ đó đó các em có thể hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
-Học sinh nhận thấy có sự khác nhau giữ thông tin và và dữ liệu
b) Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận:
 -Học sinh làm việc nhóm phân tích đoạn văn bản để tìm ra các yếu tố thấy và biết.
 -Điền câu trả lời vào phiếu học tập.
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
Thấy gì?
Biết gì?
-Đường phố đông người nhiều xe
-Đèn giao thông ông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh
-Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
-Có nguy cơ mất an toàn giao thông -> Phải chú ý quan sát
-Có thể qua đường an toàn ->Quyết định qua đường nhanh chóng
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
-Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. 
-Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
-Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
-Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
e. Luyện tập:
Phiếu bài tập 1:
Vật mang tin
Dữ liệu
Thông tin
Tấm bảng
-Đảo cò
-Xuồng máy
- 40.000đ
- 35 phút
Đi đảo cò bằng xuồng máy hết 40.000 đồng trong 35 phút
 Phiếu bài tập 2:
Phiếu bài tập 3:
2. Nội dung 2: Tầm quan trọng của thông tin:
a. Mục tiêu: Học sinh nhận thấy vai trò của thông tin trong các hoạt động
b) Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận:
Đọc đoạn văn bản
Kết luận về thông tin
-Bài học lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều thông tin về địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh, qua đó em biết được tinh thần dũng cảm của quân và dân ta, biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 
-Em chuẩn bị đến trường thì nghe mẹ nhắc: “Trời sắp mưa đấy nhé”. Thông tin đó làm em quay vào nhà cầm theo chiếc ô
 -Học sinh làm việc nhóm phân tích đoạn văn bản, giải quyết vấn đề.
 -Điền câu trả lời vào phiếu học tập.
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Đọc đoạn văn bản
Kết luận về thông tin
-Bài học lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều thông tin về địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh, qua đó em biết được tinh thần dũng cảm của quân và dân ta, biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 
Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người
-Em chuẩn bị đến trường thì nghe mẹ nhắc: “Trời sắp mưa đấy nhé”. Thông tin đó làm em quay vào nhà cầm theo chiếc ô
Thông tin có khả năng làm thay đổi hành động của con người
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
-Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
-Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
e. Luyện tập:
1. Yêu cầu các nhóm nêu kế hoạch đi dã ngoại của mình:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được thông tin và dữ liệu.
b) Nội dung: 
Bài 1.
Bài 2. Câu hỏi trắc nghiệm:
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Bài 1.
a. Các con số là dữ liệu
b.Thông tin
c.Thông tin
d.Có, ...
 Bài 2. D. B. D
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu.
b) Nội dung: 
1.Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a.Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
b.Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
2.Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
1.a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt cho phục. Trước mỗi buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp học sinh chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ra ngoài em vẫn có trang phục phù hợp.
1.b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: sách, vở, bảng, ... là những vật mang tin 
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Chủ đề con 2. Xử lí thông tin
1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động 
Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản sau để dẫn nhập và nội dung bài học:
Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Nội dung 1: Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Phân tíchhoạt động xử lí thông tin của con người thành những hoạt động thành phần được gọi là các bước xử lí thông tin cơ bản.
b) Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận:
*Không ai nhìn thấy bộ não làm việc như thế nào, nhưng trong mọi hoạt động có ý thức của con người, bộ não đều phải thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng: xử lý thông tin.
Vậy quá trình xử lý thông tin được diễn ra như thế nào?
Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:
 Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
 Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
 Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin gì?
 Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
 Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào? 
 -Học sinh làm việc nhóm phân tích đoạn văn bản để tìm ra các yếu tố thấy và biết.
 -Điền câu trả lời vào phiếu học tập.
Nêu thêm ví dụ phân tích để làm rõ hơn quá trình xử lí thông tin 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn bản SGK:
*Quá trình xử lý thông tin gồm 4 hoạt động cơ bản:
a.Thu nhận thông tin: Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin của thế giới bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, mùi vị, 
b.Lưu trữ thông tin: Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không ghi nhận được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không thể thực hiện được. Thông tin không chỉ được nhớ trong não mà còn được con người lưu trữ bằng cách ghi chép.
c.Xử lý thông tin: Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, thống kê, suy luận, giải thích... từ đó đưa ra kết luận, quyết định,... Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới.
d.Truyền thông tin: Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác. Thông tin được nhân rộng qua quá trình chia sẻ.
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
Câu hỏi:
Trả lời
Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
Mắt, cảm giác
Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
Thông tin về vị trí, động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng, khung thành, khoảng cách giữa các đối tượng đó,...
Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin gì?
Phán đoán và đưa ra quyết định hành động
Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến các hệ cơ bắp vận động toàn thân, đặc biệt là đôi chân di chuyển và thực hiện cú sút phạt.
Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
-Lắng nghe, tham gia trao đổi cùng giáo viên để hiểu thêm vấn đề.
-Tiếp thu, mở rộng kiến thức về quá trình xử lí thông tin của con người.
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
2. Nội dung 2: Xử lí thông tin trong máy tính:
a. Mục tiêu: học sinh nêu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b) Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận:
Thông tin không chỉ là sự hiểu biết của cá nhân mà đã trở thành tài nguyên của xã hội loài người, đem lại lợi ích to lớn. Máy tính có khả năng hỗ trợ tích cực cho con người trong các hoạt động thông tin.
Máy tính có đủ các thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: thu nhận, lưu trữ, biến đổi và truyền thông tin.
-Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét, 
-Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in, 
-Bộ xử lí để xử lí thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.
-Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, 
-Máy tính là một công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
-Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng đa dạng và nhanh chóng.
-Máy tính xử lý thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ. Ngày nay, máy tính có thể thực hiện hàng trăm tỷ phép tính trong một giây, có thể biểu diễn được gần đúng số Pi với hàng nghìn tỉ chữ số ở phần thập phân.
-Máy tính còn có thể làm việc liên tục không ngừng suốt ngày đêm.
-Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn.
Ví dụ, chỉ với một chiếc thẻ nhớ nhỏ bằng đầu chiếc bút cũng có thể lưu trữ nội dung của hàng nghìn cuốn sách,...
-Với khả năng kết nối mạng, máy tính không chỉ giúp em trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi mà còn giúp em kết nối với kho tri thức khổng lồ.
Ví dụ, em có thể dùng điện thoại thông minh truy cập vào internet để tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào.
 -Học sinh làm việc nhóm phân tích đoạn văn bản, giải quyết vấn đề.
 -Điền câu trả lời vào phiếu học tập.
Câu hỏi:
Trả lời
Máy tính có những thành phần nào để thực hiện hoạt động xử lí thông tin?
Vì đâu máy tính có thể hỗ trợ con người xử lí thông tin hiệu quả?
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Đọc, nghe, trao đổi với giáo viên để tiếp thu kiến thức, hiểu thêm về hoạt động, công dụng của máy tính, các thành phần của máy tính, so sánh với hoạt động xử lí thông tin của con người.
Giải đáp những vấn đề đặt ra:
Câu hỏi:
Trả lời
Máy tính có những thành phần nào để thực hiện hoạt động xử lí thông tin?
Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).
Vì đâu máy tính có thể hỗ trợ con người xử lí thông tin hiệu quả?
Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
-Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).
-Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát huy trí tuệ.
b) Nội dung: 
Bài 1.Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin?
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam.
b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi.
c. Em chép bài trên bảng vào vở.
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm.
Bài 2. Câu hỏi trắc nghiệm:
Bài 3.
Bài 4.Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
-Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? 
-Bộ nhớ có là vật mang tin không?
Bài 5. Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin:
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan.
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Bài 1. 
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam là thu nhận thông tin
b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi là thu nhận và lưu trữ thông tin
c. Em chép bài trên bảng vào vở là lưu trữ thông tin
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm là xử lí thông tin
Bài 2. Đáp án trắc nghiệm lần lượt là: B. C. B
Bài 3.
a.Ví dụ về máy tính giúp con người thu nhận thông tin: Truy cập internet đọc báo, học tập, .
b. Ví dụ về máy tính giúp con người lưu trữ thông tin: lưu trữ nhiều tệp văn bản, hình ảnh, nhạc, phim, ....
c. Ví dụ về máy tính giúp con người xử lí thông tin: thực hiện các phép tính nhanh, dịch tự động giúp học ngoại ngữ, soạn thảo văn bản, vẽ tranh, ...
d. Ví dụ về máy tính giúp con người truyền thông tin: kết nối mạng trò chuyện trực tuyến, gửi thư, gửi tài liệu, ....
Khi sử dụng máy tính, những công việc trên được xử lí dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn khi không sử dụng máy tính, đặc biệt những công việc có khối lượng lớn và phức tạp mà khả năng của con người phải mất nhiều công sức, thời gian để xử lí.
Bài 4. Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động thu nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin.
- Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin.
- Bộ nhớ là vật mang tin.
Bài 5. 
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển là thu nhận thông tin
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan là lưu trữ thông tin
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần là xử lí thông tin
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp là truyền thông tin
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu.
b) Nội dung:
1. Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.
2.Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a.Y tế. b.Giáo dục. c.Âm nhạc. d.Hội họa.
e.Xây dựng. f.Nông nghiệp. g.Thương mại. h.Du lịch. 
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
1. Phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi:
-Thu nhận thông tin: Đi đâu?, Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
-Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung, ghi nhớ, ...
-Xử lí thông tin: Sắp xếp, bố trí trình tự những công việc cần chuẩn bị, cần làm...
-Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, bạn bè để hoàn thiện kế hoạch.
2. Ví dụ: Trong y tế: giúp khám chữa bệnh như chụp nội soi, chụp x quang, ...
 Trong giáo dục: hỗ trợ học tập, giảng dạy, tính toán, ....
 Trong âm nhạc: Giúp điều chỉnh âm thanh, sáng tác nhạc, chơi nhạc, ...
 Trong hội họa: giúp vẽ tranh trên máy tính, chỉnh sửa ảnh, ....
 Trong xây dựng: thiết kế mô hình các công trình, tính toán dự trù vật tư, ..
 Trong nông nghiệp: Giúp giám sát, điều khiển từ xa công tác chăm sóc cây trồng, chăn nuôi, ................
 Trong thương mại: mua bán thanh toán qua mạng, quảng bá hàng hóa, ...
 Trong du lịch: cung cấp thông tin các di tích, cảnh đẹp, dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, ...
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Chủ đề con 3. Thông tin trong máy tính:
1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động 
Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản sau để dẫn nhập và nội dung bài học:
Chúng ta đã biết rằng, máy tính có thể được xử lí thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?
Con người dùng các chữ số, chữ cái và kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu là 0 và 1.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Nội dung 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính
a. Mục tiêu: cho các em hình dung ra việc mã hóa mọi phần tử của một tập hợp hữu hạn bất kì, bằng cách chỉ sử dụng hai kí hiệu 0 và 1. Việc mã hóa số, hình ảnh, văn bản, âm thanh thành dãy bit qua một số ví dụ minh họa.
b) Nội dung: 
*Biểu diễn số:
Hướng dẫn cách mã hóa số 4
b. Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay phải.
c. Bỏ đi nữa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nữa dãy số chứa số 4.
d. Đánh dấu dãy thu được mỗi lần thu gọn: phải hoặc trái
Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nữa, thu gọn cho đến khi chỉ còn lại số 4 (3 lần)
Bước 2. Chuyển dãy vị trí thu được (phải, trái) thành dãy 0,1 theo quy tắc: trái thành 0, phải thành 1. Như vậy số 4 được mã hóa thành 100
Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự mã hóa số 3
Phiếu bài tập:
Yêu cầu học sinh thực hiện mã hóa số 6
Phiếu bài tập:
Yêu cầu học sinh thực hiện mã hóa số 8
Phiếu bài tập:
Kết luận: Các số thập phân có thể mã hóa thành dãy nhị phân
*Biểu diễn văn bản:
*Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn bản và xem hình ảnh minh họa, trao đổi, phân tích, ví dụ về cách biểu diễn từ CAFE.
Từ đó học sinh có thể mã hóa một số từ khác như BA, BAC
*Biểu hình ảnh:
Yêu cầu học sinh quan sát, trao đổi về cách biểu diễn hình ảnh chữ A và đọc đoạn văn bản để hiểu hơn về cách thức biểu diễn hình ảnh
Hình ảnh cũng cần được chuyển đổi thành dãy bit để máy tính có thể xử lí được và có thể hiển thị trên màn hình. Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh (Pixel). Mỗi Pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng 1 bít. Để chuyển hình ảnh thành dãy bit, trước hết phải kẻ một lưới chữ nhật với số ô mỗi chiều được đánh trước, mỗi ô vuông là 1 Pixel và được tô màu (đen hoặc trắng). 
-Với ảnh màu, mỗi pixel được biểu diễn bằng nhiều bit hơn.
Yêu cầu học sinh làm việc nhóm điền thông tin vào phiếu học tập:
*Biểu diễn âm thanh:
Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn bản, tìm hiểu về cách biểu diễn âm thanh
Tương tự văn bản và hình ảnh, âm thanh cũng cần phải được chuyển đổi thành dãy bit để máy tính có thể xử lí được. Âm thanh phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, của thanh quản,... Nếu một sợi dây của cây đàn rung 440 lần mỗi giây thì nó sẽ phát ra nốt La chuẩn. Tốc độ rung này được ghi lại dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
Từ BA -> 01000010 01000001
 BAC -> 01000010 01000001 01000011
-Học sinh thảo luận, tham gia trao đổi cùng nhóm, cùng giáo viên, làm bài tập để tiếp thu, mở rộng kiến thức về biểu diễn thông tin trong máy tính.
Như vậy, trong máy tính, tất cả thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,... đều được chuyển thành dãy bit.
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
-Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1 hay còn được gọi là chữ số nhị phân.
-Bit là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.
2. Nội dung 2: Đơn vị đo thông tin:
a. Mục tiêu: Biết được các đơn vị đo thông tin khác như Byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte, cách quy đổi và ước lượng gần đúng thay thế của các đơn vị đo.
b) Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận:
Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng tệp (tệp văn bản, tệp hình ảnh, tệp video,...)
Các tệp được lưu trữ trong các thiết bị nhớ như thẻ nhớ, đĩa cứng,... Trong thực tế, người ta thường đo dung lượng thông tin (tệp, các thiết bị lưu trữ, ...) bằng đơn vị byte (dãy 8 bit liên tục) và các đơn vị lớn hơn.
Tùy theo chức năng của các bộ nhớ, dung lượng của chúng cũng khác nhau. Ví dụ, bộ nhớ trong của máy tính cá nhân, thông thường có dung lượng từ 2 GB đến 16 GB.
Ngoài bộ nhớ trong, máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ... Đĩa quang loại Compact (CD) thường có dung lượng khoảng 700 MB. Đĩa quang kĩ thuật số (DVD) thường được dùng để lưu trữ video có dung lượng 4,7 GB đến 17 GB.
-Các ổ đĩa cứng hiện nay có dung lượng từ vài trăm GB đến vài TB. -Thẻ nhớ là loại bộ nhớ được người sử dụng ưa thích vì chúng nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.
c) Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Qua việc đọc hiểu, quan sát giúp các em có thêm kiến thức, hiểu biết về các đơn vị đo dung lượng nhớ và các thiết bị nhớ thông dụng, liên hệ thực tiễn các thiết bị nhớ đã biết, đã dùng trong học tập, trong máy tính. Biết các đơn vị đo dung lượng nhớ, cách quy đổi và ước lượng gần đúng.
 1TB = 1024 GB = (1024)2 MB = (1024)3 KB = (1024)4 B = 8x(1024)4 Bit
 ≈ 1nghìn GB ≈ 1triệu MB ≈ 1 tỉ KB ≈ 1 nghìn tỉ B ≈ 8 nghìn tỉ Bit
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Kiến thức mới:
Đơn vị
Cách đọc
Kí hiệu
Giá trị
Xấp xỉ
byte
Bai
B
1 B= 8 bit
kilobyte
Ki-lô-bai
KB
1024 B
1 nghìn byte
megabyte
Mê-ga-bai
MB
1024 KB
1 triệu byte
gigabyte
Gi-ga-bai
GB
1024 MB
1 tỉ byte
Terabyte
Tê-ra-bai
TB
1024 GB
1 nghìn tỉ byte
 1TB = 1024 GB = (1024)2 MB = (1024)3 KB = (1024)4 B = 8x(1024)4 Bit
 ≈ 1nghìn GB ≈ 1triệu MB ≈ 1 tỉ KB ≈ 1 nghìn tỉ B ≈ 8 nghìn tỉ Bit
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát huy trí tuệ.
b) Nội dung: 
Bài tập trắc nghiệm:
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Đáp án trắc nghiệm lần lượt là: A, D, C, A, B, C, B, C
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu.
b) Nội dung:
1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa.
2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lượng của mỗi tệp
3. Em hãy kiểm tra và ghi lại dung lượng các ổ đĩa của máy tính mà em đang sử dụng.
c. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
1. Ổ đĩa C có dung lượng 99.9GB trong đó có 55.0 GB còn trống
 Ổ đĩa D có dung lượng nhớ là 431 Gb trong đó có 337 GB còn trống
2. Dung lượng các tệp ảnh là : 372 KB, 408 KB, ...
3. Học sinh nháy nút phải chuột vào Computer, chọn Properties, quan sát, ghi lại kết quả thông tin dung lượng các ổ đĩa trên máy tính đang sử dụng.
d) Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
IV. Phụ lục: (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_theo_cv5512_chu_de_1_may_tinh_va_cong.docx