Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1-19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Xen

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1-19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Xen

1. Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

• Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh.

• Hiểu được rằng không chỉ nội dung mà cách biểu diễn thông tin cũng quan trọng không kém.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:

• Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người.

• Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

• Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.

• Một số hình ảnh về nội dung bài học.

• Máy tính và máy chiếu.

 

doc 52 trang tuelam477 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1-19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC 
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Ngày soạn: 01/9/2020
Ngày giảng:6C: /9/2020; 6D: /9/2020.
Tiết 1: BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Mục tiêu bài học: Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ cụ thể để minh hoạ thế nào là thông tin.
Chỉ ra được những vật mang tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang theo.
Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin và cách thức con người thực
Hiện ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của mình.
Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về ba bước của hoạt động thông tin.
Những kiến thức có liên quan đã biết
	Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: Kiến thức xã hội: Một số HS đã biết hoặc nghe nói về thông tin, Internet, máy vi tính.
Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
Ý tưởng sư phạm:
HS lớp 6 (trừ những em ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số) đều đã nghe nói về Internet, về cuộc cách mạng thông tin,... nên ít nhiều đã biết rằng thời đại thông tin bùng nổ xuất hiện những thiết bị tân tiến, thời thượng như iPhone, iPad. Ví dụ về Pheidippides trong phần khởi động này nhằm giúp HS biết rằng:
Thông tin có giá trị cực kì to lớn.
Tuy cuộc cách mạng về thông tin mới diễn ra vài thập kỉ gần đây nhưng loài người đã trao đổi thông tin với nhau từ thủa sơ khai.
Kết quả mong đợi:
Phần khởi động giúp HS hiểu về tầm quan trọng của thông tin từ đó có hứng thú tìm hiểu những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra hoạt động Khởi động cũng tích hợp đôi nét kiến thức Lịch sử thế giới cổ đại.
Hoạt động nhóm:
Đọc nội dung trong sách, sau đó tìm thêm ví dụ khác để minh hoạ về giá trị của thông tin.
GV thường xuyên giám sát, hướng dẫn, gợi ý, giải đáp thắc mắc nảy sinh và khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo ví dụ tìm được, sau đó nhận xét.
Đáp án gợi ý:
Trong kinh tế, nếu sớm biết thông tin cổ đông có thể nhanh chóng mua những cổ phiếu có lợi hoặc bán đi những cổ phiếu yếu kém, nhờ thế sẽ có lợi nhuận lớn.
Nếu có thông tin sớm và chính xác về dự báo thời tiết thì người nông dân sẽ có những quyết định tốt hơn cho việc trồng trọt và thu hoạch, hạn chế được thiệt hại từ những thiên tai như mưa bão, nắng hạn, gió lốc.
Tỉ phú Mark Zuckerberg sáng lập mạng xã hội Facebook giúp mọi người trao đổi thông tin với nhau. Năm 27 tuổi khối tài sản của Mark Zuckerberg đã lên tới 17,5 tỉ USD.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
1. Khái niệm thông tin
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách để tìm hiểu ba khái niệm: thông tin, vật mang tin và ngành Tin học.
GV quan sát, khi HS gặp khó khăn thì gợi ý để các em hiểu:
Thông tin là những hiểu biết về thế giới xung quanh.
Vật mang tin là những sự vật hiện tượng có hàm chứa thông tin, con người khi tiếp xúc hay quan sát vật mang tin thì sẽ thu nhận được thông tin trong đó.
Ghi nhận những thắc mắc mà nhiều em gặp phải để giải thích chung cho cả lớp.
GV giải thích thêm về mặt tên gọi:
"Tin" là "Thông tin", "học" là "khoa học", vì thế "Tin học" = "khoa học nghiên cứu về Thông tin".
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 1) HS trao đổi với nhau để tìm thông tin chứa trong vật mang tin, sau đó cử đại diện báo cáo.
Đây là bài tập tương đối dễ nhưng HS có thể trả lời sai do hiểu biết xã hội còn hạn chế hoặc không cẩn thận, ví dụ:
Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ - Cách đi tới một địa điểm nào đó.
Lời giảng của cô giáo - Đến giờ vào lớp hay giờ giải lao.
GV đi quan sát từng nhóm, uốn nắn ngay những đáp án sai để nhóm đỡ tranh luận mất thời gian.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
Đáp án: 1-e, 2-a, 3-h, 4-b, 5-c, 6-g, 7-f, 8-d.
2. Hoạt động thông tin của con người
Hoạt động cá nhân:
Quan sát hình vẽ để hiểu ba bước hoạt động thông tin, đọc ví dụ về người lái xe để củng cố kiến thức.
GV nhắc HS chú ý tìm hiểu hai khái niệm thông tin vào và thông tin ra.
GV nhắc HS đọc ví dụ về hoạt động thông tin của người lái xe để hiểu rõ về ba bước hoạt động thông tin.
Giải thích để các em hiểu: thông tin vào là thông tin thu nhận được, sau quá trình xử lí (suy nghĩ, suy luận, ra quyết định) thì con người có thông tin ra.
3. Thu nhận thông tin 
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 2) HS trao đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo.
Ý tưởng sư phạm: hoạt động cá nhân ở trên mô tả khái quát
ba bước của hoạt động thông tin, hoạt động này (và hoạt động tiếp theo) tập trung giới thiệu về bước một: thu nhận thông tin.
Kết quả mong đợi: HS hiểu rõ giác quan nào phụ trách thu nhận dạng thông tin gì, qua đó củng cố lại kiến thức: thông
tin tồn tại dưới những dạng cơ bản là hình ảnh, âm thanh,
ngoài ra còn có mùi vị, cảm giác của làn da,...
Đây là bài dễ nên hầu hết các em sẽ làm được.
Đáp án: 1-c; 2-e; 3-a; 4-b; 5-d.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
4. Hỗ trợ của máy tính
Trong việc thu nhận thông tin 
Hoạt động cá nhân:
HS đọc thông tin trong bảng để thấy rằng giác quan của con người thua kém nhiều loài động vật khác, từ đó hiểu vì sao con người cần sự hỗ trợ của các công cụ trong việc thu nhận thông tin
Giải thích những thắc mắc
của HS (nếu có), ví dụ:
- Siêu âm: âm thanh tần số thấp hơn khả năng nghe thấy của tai người.
- Ống nhòm nhìn trong đêm quan sát các vật nhờ tia hồng ngoại mà chúng phát ra.
Với HS giỏi, GV có thể mở rộng: robot Curiositi khác những robot trong cuộc thi Robocon ở điểm nào? (tự hoạt động theo chương trình máy tính lập sẵn chứ con người không điều khiển trực tiếp vì khoảng cách xa nên thời gian gửi tín hiệu quá lâu).
GV gợi ý để các em thấy rằng, chúng ta phải chế tạo ra công cụ để không thua kém thậm chí vượt hơn các loài vật trong việc thu nhận thông tin. Đó là các dụng cụ như ống nhòm (ban ngày nhìn xa hàng km, nhìn được cả ban đêm), ống nghe y tế, thiết bị đo mùi,... GV cho HS quan sát hình ảnh về robot thám hiểm tự hành Curiositi của Mĩ đổ bộ lên Sao Hoả vào ngày 6-8-2012, nó được điều khiển tự động bằng máy tính để di chuyển trên bề mặt sao Hoả, tự động phân tích mẫu đất đá và gửi thông tin về Trái Đất, giúp con người thu nhận được thông tin về sao Hoả.
Curiositi-robot tự hành thám hiểm sao Hoả. Nguồn: hoc/robot-tham-hiem-sao-hoa-bi-chap-mach-3153355.html.
5. Tổng kết: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà: 
Em hãy quan sát một con vật trong gia đình mình và cho biết đâu là (thông tin vào, xử lí thông tin và thông tin ra).
GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.
 Duyệt .... / 9 /2020
 Nguyễn Thị Hiền
Ngày soạn: 01/9/2020
Ngày giảng:6C: /9/2020; 6D: /9/2020.
Tiết 2: BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (Tiếp)
Mục tiêu bài học: Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Biết Tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.
Bước đầu hiểu được nhiệm vụ của ngành Tin học.
Những kiến thức có liên quan đã biết
Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: Kiến thức xã hội: Một số HS đã biết hoặc nghe nói về thông tin, Internet, máy vi tính.
Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
5. Xử lí thông tin (15 phút)
Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin.
Hoạt động cặp đôi:
Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này và hoạt động tiếp theo giới thiệu để HS hiểu hoạt động xử lí thông tin của con người diễn ra bằng công cụ gì, vì sao cần phải có sự trợ giúp của máy tính.
Kết quả mong đợi: HS hiểu được rằng nhu cầu xử lí thông tin của con người lớn hơn so với năng lực của chính họ, vì thế con người chế tạo ra máy tính để hỗ trợ.
(Bài tập số 3) HS đọc nội dung trong sách để hiểu rằng ngoài bộ não của bản thân thì con người cần thêm máy tính để hỗ trợ việc xử lí thông tin.
Điền vào các ô trống trong bảng. Cử đại diện báo cáo kết quả.
Nhắc HS:
HS quan sát ví dụ mẫu là trường hợp 1 để biết cách điền cho ba trường hợp còn lại.
Phải phân tích rõ thông tin vào là gì, thông tin ra là gì, quá trình xử lí diễn ra thế nào?
Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể đưa ra những đáp án khác nhau về cách diễn đạt nhưng nếu ý đúng thì vẫn được chấp nhận.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
Đáp án gợi ý:
Ví dụ
Thông tin vào
Căn cứ để xử lí thông tin hay ra quyết định
Thông tin ra
Vị trí và tiếng gọi của đồng đội và đối phương xung quanh, tiếng còi của trọng tài, hình ảnh về quả bóng đang chuyển động.
Kinh nghiệm chơi bóng của bản thân, dặn dò về chiến thuật của huấn luyện viên trước trận đấu.
Quyết định chạy tới đâu, rê bóng tiếp hay chuyền cho ai,..
Vị trí các quân cờ.
Kinh nghiệm chơi cờ.
Quyết định đi nước cờ tiếp theo.
Lời giới thiệu của người thuyết minh, hình ảnh các mẫu vật trưng bày.
Lắng nghe, so sánh để ghi nhớ.
Hiểu biết về các sinh vật trong tự nhiên.
Hoạt động cá nhân:
Đọc để hiểu vai trò trợ giúp của máy tính đối với hoạt động xử lí thông tin của con người.
GV quan sát, khi HS gặp khó khăn thì tìm cách gợi ý để các em hiểu.
Giải thích cho HS hiểu sơ lược: mọi thông tin có thể chuyển thành các số, mọi công việc xử lí thông tin đều có thể chuyển thành các phép tính, vì thế tuy chỉ biết làm phép tính nhưng máy tính có thể thực hiện được mọi thao tác xử lí thông tin.
6. Lưu trữ và trao đổi
thông tin (7 phút)
Hoạt động cá nhân:
Đọc sách để hình dung khả năng lưu trữ khổng lồ của máy tính và sự hỗ trợ của nó đối với hoạt động trao đổi thông tin.
GV quan sát, khi HS gặp
khó khăn thì tìm cách gợi
ý để các em hiểu.
Lưu ý HS về khái niệm phần mềm, đây là khái niệm rất quan trọng, sẽ còn dùng nhiều trong các bài tiếp theo nên HS cần hiểu và nhớ.
Với những đối tượng HS giỏi
hoặc thạo máy tính, GV có thể
giải thích thêm để HS hiểu rằng đi đôi với khả năng lưu trữ khổng lồ thì khả năng truy xuất (tìm và lấy ra) của máy tính cũng rất nhanh chóng. Ví dụ như máy tìm kiếm Google, chỉ trong vài giây có thể tìm kiếm hàng triệu thư viện và nguồn lưu trữ.
C. Hoạt động luyện tập (13 phút)
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 4) HS trao
đổi với nhau để trả lời
câu hỏi, cử đại diện báo
cáo kết quả.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
GV giải thích rằng hoạt động (B) là xử lí thông tin, còn (E)
là thu nhận thông tin.
Các hoạt động còn lại - ghi chép, chụp ảnh, ghi âm - đều là
hoạt động lưu trữ thông tin.
Đáp án: A, C, D.
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 5) HS Trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi, cử đại diện báo cáo kết quả.
Không chỉ xác định đâu là
hoạt động trao đổi thông tin mà GV nên yêu cầu HS chỉ rõ ai/đối tượng nào chủ động gửi thông tin, còn ai/đối tượng nào nhận thông tin.
Đáp án: A, B, D, E.
GV yêu cầu HS báo cáo kết
quả và nhận xét.
GV giải thích rằng hoạt động
(C) là trao đổi giá trị vật chất (tiền bạc) chứ không phải trao đổi thông tin - vốn là thứ phi vật chất.
Hoạt động nhóm:
(Bài tập số 6) HS Trao đổi với nhau để trả lời
câu hỏi, cử đại diện báo
cáo kết quả.
GV gợi ý: bảng điểm gồm
tên các môn học và điểm trung bình.
Đáp án: A, B.
GV yêu cầu HS báo cáo kết
quả và nhận xét.
GV giải thích: dựa trên thông
tin vào là bảng điểm thì không
thể suy ra kết luận C và D, do
đó C và D không thể là thông
tin ra.
D. Hoạt động vận dụng (3 phút)
Chó mèo và các loại động vật, thậm chí cả một số loài côn trùng như ong cũng đều có khả năng trao đổi thông tin. Chó có thể diễn đạt và biểu thị thông tin tới chủ thông qua tiếng sủa và ngôn ngữ cơ thể (vẫy đuôi), với đồng loại chúng còn có thể sử dụng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)
Gợi ý ba ví dụ trong đó con người xử lí thông tin:
Theo nhóm: hoạt động theo nhóm mà HS đang tiến hành.
Mỗi người bắt buộc phải xử lí thông tin một cách độc lập trong một khoảng thời gian ấn định sẵn: HS làm bài kiểm tra 45 phút.
Cá nhân xử lí thông tin với sự trợ giúp của máy tính: chơi game trên máy tính.
Tổng kết: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà: 
Em về nhà suy nghĩ và cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là lưu trữ thông tin, hoạt động nào là trao đổi thông tin và đâu là thông tin ra?
+ Bố em ghi lại số lượng ngô hôm nay gia đình thu hoạch được.
+ Mẹ em trao đổi với bác hàng xóm về tình hình vụ lúa hÌ thu năm này thu hoạch được.
+ Mẹ em quan sát bảng điểm các môn học của em và thấy học kì II em có tiến bộ hơn học kì I .
GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.
 Duyệt .... / 9 /2020
 Nguyễn Thị Hiền
Ngày soạn: 03/9/2020
Ngày giảng:6C: /9/2020; 6D: /9/2020.
Tiết 3: BÀI 2. CÁC DẠNG THÔNG TIN
Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Hiểu được rằng không chỉ nội dung mà cách biểu diễn thông tin cũng quan trọng không kém.
Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:
Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người.
Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh.
Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
Ý tưởng sư phạm:
Qua bài trước HS đã biết thông tin có thể tồn tại dưới dạng hình ảnh và âm thanh, trong đó văn bản là vật mang tin đặc biệt (chỉ người biết chữ mới hiểu). Hoạt động này nhằm giúp HS làm quen và phân biệt ba dạng biểu diễn thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Kết quả mong đợi:
HS hiểu được, dưới góc độ thông tin, từ "OÁI !" trong tranh là văn bản, không phải là âm thanh. Từ đó dẫn dắt HS tới thắc mắc và suy nghĩ về những dạng tồn tại của thông tin trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 1) HS trao đổi
với nhau để xác định dạng biểu thị của thông tin trong truyện tranh, sau đó cử đại diện báo cáo.
Đặt câu hỏi cho HS:
- Hình vẽ chú mèo Doraemon là dạng thông tin gì?
- Từ "OÁI !" trong tranh có phải âm thanh không?
Nếu có HS chọn đáp án “Không theo ba dạng trên” (ví dụ: kí hiệu, chữ viết tiếng Nhật, ) thì GV giải thích rằng thực chất chúng cũng là hình ảnh hoặc văn bản mà thôi.
GV yêu cầu HS quả và nhận xét.
Đáp án:
Văn bản.
Hình ảnh.
Khẳng định rằng thông tin trong truyện tranh chỉ tồn tại dưới hai dạng là văn bản và hình ảnh, không có âm thanh. Đài, tivi mới truyền thông tin qua âm thanh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
1. Ba dạng tồn tại chính của thông tin
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách để biết ba dạng tồn tại chính của thông tin.
HS lớp 6 còn bé nên hiểu biết xã hội còn hạn chế, có thể có nhiều thắc mắc. GV cần lắng nghe để giải thích cặn kẽ cho HS hiểu.
GV giải thích để HS hiểu rằng văn bản, hình ảnh và âm thanh là những dạng thông tin quan trọng nhất, thông tin chúng ta thu nhận được hầu hết đều tồn tại dưới những dạng này.
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 2) HS điền vào chỗ trống, sau đó cử đại diện báo cáo
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
GV hướng dẫn các em phân biệt thông tin và vật mang tin. Đề mở nên đáp án chỉ là gợi ý, HS có thể có những cách diễn đạt khác, nếu đúng thì GV vẫn tán thành hơn nữa cần khích lệ.
Ví dụ: đèn giao thông ở các nước phát triển có cả loa để người khiếm thị cũng có thể đi qua đường.
Đáp án gợi ý:
Trường hợp
Vật mang thông tin dưới dạng văn bản
Vật mang thông tin dưới dạng hình ảnh
Vật mang thông tin dưới dạng âm thanh
Bài học hàng ngày ở lớp.
Các dòng chữ trong sách vở.
Những hình vẽ trong sách.
Lời giảng bài của cô giáo.
Một trận đấu bóng đá phát trên TV.
Tên đội bóng, tỉ số hiện giờ, thời gian của hiệp đấu.
Những hình ảnh về trận đấu.
Lời của bình luận viên, những âm thanh của trận đấu.
Cuốn truyện tranh Doremon.
Lời thoại của nhân vật (những câu đối đáp, lời trò chuyện).
Các hình vẽ.
Không có.
Đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư.
Khô
g có.
Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng.
Không có.
2.	Biểu	diễn	thông	tin
trong máy tính
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách
để hiểu thông tin bên trong
máy tính được biểu diễn
dưới dạng dãy bit.
GV giải thích để HS hiểu rằng:
- Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin. Bit nhỏ tới mức
phải dùng tới 16 bit mới biểu thị được một chữ cái (trong
bộ mã UNICODE 16 bit).
- Bên trong máy tính thì thông tin được biểu diễn dưới
dạng các bit.
- Thông tin vào (văn bản, âm thanh, hình ảnh) được biến
đổi thành dãy các bit. Sau khi máy xử lí xong, thông tin
kết quả dưới dạng các dãy bit lại được biến đổi trở về
dạng ban đầu (văn bản, âm thanh, hình ảnh).
Để làm cho HS không thấy bối rối, GV không nên:
- cố gắng giải thích về khái niệm bit, ví dụ như nói rằng
"bit là lượng thông tin biểu thị cho 1 trong 2 khả năng...".
- đề cập tới hệ đếm nhị phân.
3. Các đơn vị đo thông tin
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách
để biết tên và giá trị của các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MG, GB.
GV chỉ yêu cầu HS nhớ rằng:
- giống như bit, byte cũng là một đơn vị thông tin.
- KB xấp xỉ một nghìn byte.
MB xấp xỉ một triệu byte.
Giga xấp xỉ một tỉ byte.
- cách phát âm tên các đơn vị: byte, KB, MB, GB.
Ở lớp 6 HS mới bắt đầu học về lũy thừa, vì thế GV không nên yêu cầu HS nhớ chính xác rằng Kilo = 210 = 1024 mà chỉ nhớ rằng byte, KB, MB, GB đơn vị sau gấp khoảng một ngàn lần đơn vị trước.
GV yêu cầu HS đọc đúng tên các đơn vị: byte, KB, MB, GB.
Tổng kết: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà: 
Em về nhà suy nghĩ và cho biết những trường hợp sau đây vật mang tin là gì
+ Các dòng chữ trong bài tập làm văn của em.
+ Thầy giáo đưa bản vè ngôi nhà trong tiết học môn công nghệ.
+ Thầy giáo chiếu một đoạn video về mô hình trường học mới 
- GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.
Ngày soạn: 03/9/2020
Ngày giảng:6C: /9/2020; 6D: /9/2020.
Tiết 4: BÀI 2. CÁC DẠNG THÔNG TIN (tt)
Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Biết khái niệm bit, byte, KB, MB, GB.
Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit.
Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:
Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người.
Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh.
Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
C. Hoạt động luyện tập (25 phút)
Hoạt động cặp đôi:
(Bài tập số 3) Ước tính xem chiếc USB chứa được lượng thông tin tương đương bao nhiêu cuốn sách. Cử đại diện báo cáo.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
Bài tập này nhằm giúp HS nhớ được giá trị của những đơn vị thông tin thường gặp là bit, byte, MB và GB, qua đó thấy được khả năng lưu trữ thông tin to lớn của các thiết bị Công nghệ thông tin.
Đáp án: 16 bit = 2 byte. Mỗi quyển sách chứa lượng thông tin là 2*80*30*200 xấp xỉ 1MB. Vậy 16GB chứa được khoảng 16 ngàn cuốn sách, với giả thiết sách chỉ toàn chữ không có hình ảnh.
Xét trường hợp sách có tranh ảnh thì còn phụ thuộc vào kích thước ảnh lớn hay bé, với từ điển thì kích thước của các hình vẽ hay ảnh chụp tương đối nhỏ, 16GB chứa được khoảng 8000 cuốn.
D. Hoạt động vận dụng (10 phút)
Hoạt động cặp đôi:
Thảo luận để chọn hai giác quan cho robot, sau đó cử đại biểu báo cáo.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
HS có thể chọn xúc giác với lí do là có xúc giác thì robot mới cầm nắm được chính xác các đồ vật. GV hướng các em tới việc lựa chọn thị giác và thính giác bằng cách đặt robot không nghe được lệnh, nếu không có mắt thì dù nghe được lệnh cũng không thực hiện được lệnh.
GV khái quát hoá lên: mắt và tai sở dĩ quan trọng là vì đa số thông tin hàng ngày con người thu nhận đều thông qua hai giác quan này. Các nhà nghiên cứu đã thống kê tỉ lệ thông tin thu nhận thông qua 5 giác quan là: mắt (83%), tai (11%), mũi (3,5%), làn da (1,5%) và lưỡi (1%).
Vậy mắt và tai thu nhận những dạng thông tin gì mà chiếm tỉ lệ cao như vậy? Đó là các thông tin tồn tại dưới ba dạng cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5 phút)
Tìm ví dụ về những sự kiện hay vật mang tin không biểu diễn thông tin theo ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh.
GV gợi ý: tìm những thông tin được thu nhận qua ba giác quan còn lại là vị giác, xúc giác và khứu giác. Ví dụ:
chữ nổi Braille dành cho người mù (xúc giác).
mùi khét trong bếp báo hiệu có món ăn bị nấu quá lửa (khứu giác).
vị của món ăn cho biết nó mặn, ngọt hay chua (vị giác).
GV chốt lại: các em đã thấy là khó tìm ví dụ, từ đó ta thấy rằng đa số thông tin đều được biểu thị dưới ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh.
Tổng kết: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà: 
Em về nhà làm bài tập sau:
+ Thầy giáo cố một chiếc USB với dung lượng là 8 GB em hãy quy đổi ra cho thầy các đơn vị đo lượng là: TB, MB, KB, B
- GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.
 Duyệt .... / 9 /2020
 Nguyễn Thị Hiền
Ngày soạn: 10/9/2020
Ngày giảng:6C: /9/2020; 6D: /9/2020.
Tiết 5: BÀI 3. KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH
1. Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:
Nêu được một cách tóm tắt những khả năng của máy tính.
Biết những ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính.
2. Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:
Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong việc xử lí thông tin.
3. Yêu cầu về phương tiện dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.
Một số hình ảnh về nội dung bài học.
Máy tính và máy chiếu.
4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
Ý tưởng sư phạm:
Qua ví dụ về hai siêu máy tính Deep Blue và Roadrunner, HS thấy được khả năng xử lí thông tin vô cùng nhanh chóng của máy tính, từ đó HS có thể có quan niệm thiên lệch rằng máy tính là vạn năng. Tuy nhiên nhận xét thứ hai lại gợi ý cho HS nghi ngờ quan niệm này, chẳng hạn: "máy tính không có chân tay, làm sao mà đan lát, cấy cày,... " được?
Hoạt động này yêu cầu các nhóm bình luận về hai nhận xét đó.
Kết quả mong đợi:
HS cho rằng cả hai nhận xét có vẻ đều chưa thật sự chính xác, từ đó băn khoăn không rõ khả năng của máy tính đến đâu, việc gì máy tính làm được và việc gì không làm được, từ đó HS có ham muốn tìm hiểu và tham gia những hoạt động tiếp theo.
Hoạt động nhóm:
Đọc hai ví dụ để hiểu khả năng to lớn của máy tính.
Thảo luận về hai ý kiến A
và B. Cử đại diện báo cáo.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
GV hướng HS đi tới ý nghĩ rằng hai ý kiến A và B đều chưa chính xác.
a) Máy tính chưa phải là vạn năng, khả năng của chúng
còn hạn chế trong một số lĩnh vực sẽ được mô tả chi tiết
hơn trong hoạt động tiếp theo.
b) Máy tính không chỉ được dùng trong một vài lĩnh vực
khoa học mà chúng còn có nhiều năng lực khác sẽ được
mô tả chi tiết hơn trong hoạt động tiếp theo. Chẳng hạn
việc cấy cày đồng áng của nhà nông, việc đan lát của thợ
thủ công, việc đục đẽo chạm khắc của thợ mộc,... nếu sử
dụng máy móc hoạt động dưới sự điều khiển của máy tính
thì sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều so với con người.
Tuy nhiên GV không nên chỉ rõ khả năng của máy tính tới đâu để HS có sự tò mò trước khi bước vào hoạt động tiếp theo.
B &C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập (30 phút)
1. Khả năng của máy tính
Hoạt động cá nhân:
Đọc nội dung trong sách để hiểu năng lực xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin của máy tính.
GV phân tích các năng lực của máy tính:
Khả năng làm tính nhanh và chính xác (tức là không nhầm lẫn).
Làm việc liên tục không cần nghỉ ngơi.
Khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn và tốc độ truy xuất (tìm kiếm và lấy ra) cực kì nhanh.
Truyền thông tin qua khoảng cách xa trong thời gian ngắn.
GV cần phân biệt cho HS rõ: làm tính một cách chính xác không có nghĩa là thực hiện được phép tính với nhiều chữ số thập phân sau dấu phẩy (như SGK mô tả ở trang 10 thông qua ví dụ về số Pi vì nhiều chữ số sau hay trước dấu phảy cũng không khác gì nhau về độ phức tạp.
Làm tính một cách chính xác ở đây nghĩa là máy tính không bao giờ nhầm lẫn. Nếu kết quả sai thì đó là do lỗi của người điều khiển chứ không phải do máy.
- Con người đôi khi nhầm lẫn và sai sót, GV kể một ví dụ cho HS.
“ Ngày 8/12/2005, nhân viên của công ti chứng khoán Mizuho (Nhật) đã bán nhầm
610.000 cổ phiếu của hãng J-Com với giá 1 yên trong khi giá thực của một cổ phiếu là 610.000 yên. Nhầm lẫn này đã khiến Mizuho thiệt hại 40 tỉ yên và chủ tịch công ti phải từ chức ”
- GV cần giải thích thêm, chỉ lưu trữ được nhiều vẫn chưa đủ, ví dụ một thư viện chứa càng nhiều sách thì lại càng khó tìm ra một quyển sách. Cần phải có tốc độ truy xuất nhanh thì khối thông tin đó mới trở nên hữu ích. Máy tính có tốc độ truy xuất (tìm kiếm và lấy ra) thông tin rất nhanh. Ví dụ chiếc đĩa cứng chứa được thông tin bằng cả một thư viện nhưng đầu đọc ghi của nó có thể đọc ra thông tin chỉ trong vài phần trăm giây. Với công cụ Google ta có thể tìm kiếm trong hàng vạn thư viện trên toàn thế giới chỉ trong một giây.
- Khả năng truyền thông tin nhanh và xa không phải là năng lực riêng của Internet mà của mạng máy tính nói chung, tại thời điểm này HS chưa được học về mạng nhưng các em đã nghe nói về Internet, vì thế sách viết là “mạng Internet” để đại biểu cho mạng máy tính nói chung.
Hoạt động cặp đôi:
Làm bài tập, sau đó chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác. Báo cáo kết quả.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
Ý tưởng sư phạm: Bài tập này nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức của HS về những khả năng của MT.
GV giải thích: Với công cụ Google hầu như ta có thể tìm kiếm mọi thông tin mà mình cần trong vài giây, điều đó cho thấy khả năng tìm kiếm thông tin của máy tính nhanh chóng như thế nào.
Đáp án: A-3, B-1, C-4, D-2.
2. Vai trò và đóng góp của máy tính trong xã hội
Hoạt động cá nhân:
Đọc sách để hiểu rõ vai trò của máy tính và Tin học trong khoa học kĩ thuật và đời sống xã hội.
Đây là nội dung khó và trừu tượng do HS lớp 6 chưa có đủ kiến thức xã hội về những ngành nghề như Tài chính thương mại, Khí tượng thủy văn,... nên khó có thể hiểu thấu đáo. GV quan sát giải thích những thắc mắc của HS.
GV cần giải thích sơ bộ một số lĩnh vực dưới đây với mục đích làm cho HS hiểu rằng công việc của những ngành và lĩnh vực đó yêu cầu rất nhiều việc tính toán mà nếu làm thủ công thì không thể làm kịp. Cách giải thích cần đơn giản, không nên đi sâu vào bản chất để tránh những kiến thức khó.
GV cần giải thích sơ bộ một số lĩnh vực dưới đây:
Tài chính và thương mại: việc kinh doanh buôn bán có rất nhiều khoản tiền lớn nhỏ phức tạp, nếu ghi chép và tính toán bằng tay sẽ dễ nhầm lẫn và thiếu sót. Máy tính và những phần mềm, ví dụ như phần mềm bảng tính điện tử MS. Excel, đã trợ giúp rất đắc lực cho công việc kế toán.
Ngành khí tượng thủy văn, địa chất và các khoa học tự nhiên: Ví dụ về việc dự báo thời tiết: không thể chỉ phán đoán đơn giản theo kiểu "chuồn chuồn bay thấp thì mưa" mà phải căn cứ trên số liệu khí tượng về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, lượng mây, loại mây,... từ các trạm quan trắc cố định và di động trên cả nước gửi
về, sau đó mới áp dụng các mô hình toán học phức tạp để đưa ra kết quả. GV cho HS xem trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương:
để các em thấy ở đó mô hình dự báo thời tiết HRM được dùng để dự báo thời tiết ở nước ta phải dựa trên rất nhiều thông số chuyên ngành phức tạp như thế nào.
Lưu ý các em mục “Mức độ chạy song song: 32 CPU”có nghĩa là phải dùng 32 máy tính đồng thời hoạt động trong 6 giờ đồng hồ mới tính ra những kết quả dự báo thời tiết.
Hoạt động nhóm:
(Bài tập số 2) HS đọc đầu bài và so sánh với các lĩnh vực ngành nghề đã nêu ở phần lí thuyết để tìm xem mỗi ứng dụng thuộc lĩnh vực ngành nghề nào Cử đại biểu báo cáo.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.
Mô tả khái quát: Hoạt động trên đã liệt kê tám ngành nghề lĩnh vực có sử dụng máy tính. Bài tập này nêu ví dụ cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm giúp cho HS hiểu rõ ứng dụng của máy tính.
Kết quả hướng tới: HS hiểu rõ và có thể tự mình tìm thêm những ví dụ khác để minh hoạ cho vai trò của máy tính trong những lĩnh vực ngành nghề của đời sống xã hội.
Đáp án:
AutoCAD: Thiết kế máy móc và công trình kiến trúc.
Phần mềm Rapid Tiping: Giáo dục.
Mô hình dự báo thời tiết HRM: Ngành khí tượng thủy văn.
Instant Heart Rate: Y tế.
Sàn chứng khoán NASDAQ: Tài chính và thương mại.
Bkav SmartHome: Điều khiển tự động.
MS. Office: Công việc văn phòng.
Kĩ xảo đồ hoạ: Lĩnh vực giải trí.
GV giải thích thêm hoặc lấy ví dụ khi cần thiết:
AutoCAD: GV vào Google, chọn chế độ tìm kiếm ảnh (bấm vào nút Images) với từ khoá "AutoCAD" rồi cho HS xem những hình vẽ hiện ra để các em thấy rằng AutoCAD là công cụ đồ hoạ dùng để thiết kế ra nhà cửa, máy bay, ô tô, máy móc,...
Phần mềm Rapid Tiping: đơn giản, không cần giải thích thêm.
Mô hình dự báo thời tiết HRM: GV có thể vào trang web để cho HS xem thêm một số thông tin về mô hình dự báo thời tiết này.
Instant Heart Rate: GV tìm Google với từ khoá "phần mềm Instant Heart Rate" rồi cho các em xem màn hình kết quả (vì các em chưa học cách tìm kiếm thông tin bằng công cụ Google).
Giải thích sơ bộ để các em hiểu giao dịch tài chính trực tuyến nghĩa là chuyển tiền từ người mua sang người bán thông qua mạng máy tính.
Phần mềm Bkav SmartHome: GV gợi ý các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_1_19_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi.doc