Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 3+4: Thông tin và biểu diễn thông tin - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 3+4: Thông tin và biểu diễn thông tin - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng biễu diễn thông tin trong máy tính.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động trong giờ.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa

 Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1.Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp (1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ?

Câu 2: Biểu diễn thông tin là gì? Có vai trò như thế nào?

 

doc 6 trang tuelam477 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 3+4: Thông tin và biểu diễn thông tin - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2020	
Ngày giảng: 6A: 15/9/2020	6B: 16/9/2020	6C: 16/9/2020
Tuần 2. Tiết 3 
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết khái niệm và vai trò biểu diễn thông tin.
2. Kĩ năng	
- Có kỹ năng biễu diễn thông tin.
3. Thái độ:	
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động trong giờ.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ÿ Giáo viên:	Giáo án, sách giáo khoa 
Ÿ Học sinh: 	Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp(1’)
6A	6B	6C
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Câu 1: Nêu khái niệm về thông tin.
	Câu 2: Vẽ sơ đồ hoạt động thông tin.
3. Bài mới:
Giáo viên cho học sinh nghe 1 bài hát “Cùng nhau ta đi lên” và quan sát bức tranh Hoa sen để tìm ra thông tin thu nhận được sau khi nghe và quan sát. Để bước vào HĐ1
*HĐ 1: Các dạng thông tin cơ bản: (20’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em đã biết rằng con người thu nhận thông tin bằng các giác quan: mắt để nhìn, tai để nghe, 
+ Nhìn vào hình 1.5 em thấy gì?
+ Hãy cho biết thông tin trong truyện tranh Doremon được tác giả biểu thị dưới dạng nào?
è Đó là các ví dụ về những dạng thông tin em thường gặp.
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk/12 thảo luận nhóm 3’ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu các dạng thông tin cơ bản
+ Thông tin dạng văn bản? 
+ Thông tin dạng hình ảnh? 
+ Thông tin dạng âm thanh?
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm
- Gọi nhóm bất kỳ trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- GV chính xác lại câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PHT1
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Chú ý và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
- Nhân vật trong phim hoạt hình Vịt Donald.
Văn bản, hình ảnh
- Chú ý
- Nghiên cứu và thảo luận nhóm.
Câu trả lời mong muốn của GV:
3 dạng, dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh
Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí .là các thông tin ở dạng văn bản.
Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh 
Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười 
- Nhận xét
- Chú ý
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
- Trả lời
- Nhận xét
- Chú ý
1. Các dạng thông tin cơ bản
* Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí .là các thông tin ở dạng văn bản.
* Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh 
* Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười 
Bài tập 1: Theo em, các thông tin dưới đây tồn tại dưới dạng cơ bản nào?
Thông tin
Dạng thông tin cơ bản
Văn bản
Hình ảnh
Âm thanh
Bài học trong SGK
Phim hoạt hình Doremon
Đèn giao thông tại ngã tư
Bảng tin thông báo của trường
Cuốn tạp chí
Một chương trình trên ti vi
*HĐ 2: Biểu diễn thông tin: (15’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu sgk/12 cho một số ví dụ về biểu diễn thông tin mà em biết
- Yêu cầu HS trả lời
- Gọi HS khác cho ví dụ
- Nhận xét
- Đưa ra một số ví dụ và chiếu hình ảnh gần gũi với HS:
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học.
+ Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể.
+ Ví dụ người nguyên thủy dùng các viên sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi sau
+ Biểu diễn thông tin là gì?
+ Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- Chốt ý. Lưu ý: Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ: Để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, họa sỹ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ, .
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
Câu trả lời mong muốn của GV
- Người khiếm thính dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói, 
- Chú ý
- Chú ý quan sát.
Câu trả lời mong muốn của GV
- Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
- Vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
- Chú ý.
2. Biểu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó 
* Vai trò: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
4. Củng cố: (2’)
- Nhắc lại khái niệm:
+ Ba dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
+ Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng trong đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)	
- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk/14
- Đọc trước phần còn lại của bài.
Ngày soạn: 13/09/2020	
Ngày giảng: 6A: 15/9/2020	6B: 16/9/2020	6C: 16/9/2020
Tuần 2. Tiết 4 
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN(T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng	
- Có kỹ năng biễu diễn thông tin trong máy tính.
3. Thái độ:	
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động trong giờ.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ÿ Giáo viên:	Giáo án, sách giáo khoa 
Ÿ Học sinh: 	Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1.Tổ chức lớp: Ổn định tổ chức lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ?
Câu 2: Biểu diễn thông tin là gì? Có vai trò như thế nào?
3.Bài mới:
*HĐ 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính. (35’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi trong 5’:
+ Thông tin được biễu diễn dưới những dạng nào?
+ Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
 + Cụ thể hơn đó là ký hiệu những con số nào?
+ Vai trò của máy tính là gì?
+ Dữ liệu máy tính là gì?
- Yêu cầu các nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- Chốt ý và chú ý thêm cho HS:
+ Để máy tính có thể trợ giúp con người trong việc xử lý thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. 
- Yêu cầu HS tự nghiên cứu sgk 2’ để trả lời câu hỏi sau: 
+ Máy tính có các bộ phận để đảm bảo việc thực hiện hai quá trình nào?
- HS khác nhận xét
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
- Các nhóm thảo luận
Câu trả lời mong muốn của GV:
+ Biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau
+ Biểu diễn dưới dạng các dãy bit.
+ Là dãy các ký hiệu 0 và 1.
+ Máy tính giúp con người tính toán, giải trí.
+ Là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
- Trả lời
- Nhận xét
- Chú ý
- Nghiên cứu sgk và trả lời
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Nhận xét.
- Chú ý và ghi bài.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit, là dãy các ký hiệu 0 và 1.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
4. Củng cố: (2’)
* Nhắc lại kiến thức:
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit, là dãy các ký hiệu 0 và 1.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
- Yêu cầu HS đọc phần tìm hiểu mở rộng.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về học bài và làm bài tập trong sgk.
- Đọc trước bài 3.
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày tháng năm 2020
Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_34_thong_tin_va_bieu_dien_thong_t.doc