Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 39-41 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên
. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn. một số nút lệnh.
- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
2. Kỹ năng: Soạn thảo được văn bản đơn giản.
3. Thái độ: Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Gõ văn bản tiếng việt
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng làm việc với phần mềm Word
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: Phòng máy vi tính
- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B: 6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’):
Câu 1: Hãy nhắc lại quy tắc gõ tiếng Việt theo kiểu Telex.?
Ngày soạn: 18/01/2021 Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tuần 20. Tiết 39 + 40 BÀI 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (tiết 1 + 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được thế nào là văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản. 2. Kỹ năng: Biết cách khởi động Word, cách lưu, mở, gõ và thoát văn bản. 3. Thái độ: Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Gõ văn bản tiếng việt 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm; Thao tác với phần mềm II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: Giáo án, các dụng cụ minh hoạ, máy tính, máy chiếu 2.Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức (1’): 6A 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’): Câu 1: Văn bản là gì? Thế nào là soạn thảo văn bản? 3.Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động1: Các thành phần của văn bản Mục tiêu: Nhận biết được các thành phần của văn bản GV chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu: Khi học tiếng Việt, em đã biết khái niệm văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn. Ngoài ra khi soạn văn bản trên máy tính ta cần phân biệt dó là: kí tự, dòng, đoạn, trang. Vậy thế nào là kí tự, dòng, đoạn, trang? GV: Khi soạn thảo văn bản bằng Word ta nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. HS nhận nhiệm vụ: HS: * Kí tự: con chữ, con số, kí hiệu, * Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng. * Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. * Trang: Phần văn bản trên một trang in. * Kí tự: con chữ, con số, kí hiệu, * Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng. * Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. * Trang: Phần văn bản trên một trang in. Hoạt động 2:Con trỏ soạn thảo Mục tiêu: Biết được vị trí con trỏ chuột GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Ta dùng gì để nhập (gõ) nội dung văn bản vào máy tính? GV: Minh họa cửa sổ Word cho HS quan sát nhận biết con trỏ soạn thảo và yêu cầu HS cho biết thế nào là con trỏ soạn thảo? GV: Giới thiệu thêm: Ta có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, phím End, trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo. GV: Ghi nội dung chính lên bảng cho HS ghi bài vào vở. GV: Cho HS phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. HS nhận nhiệm vụ: HS: ta dùng bàn phím. HS: Là vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. * Là vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. * Ta có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, phím End, trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo. Hoạt động 3: Qui tắc gõ văn bản trong Word Mục tiêu: HS biết được quy tắc gõ văn bản GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Dùng ví dụ minh họa qui tắc gõ văn bản cho HS quan sát. GV: Đưa ra ví dụ mẫu cho HS nhận biết cách gõ đúng và cách gõ sai trong văn bản. HS nhận nhiệm vụ: Từ đó rút ra qui tắc chung, đó là: * Các dấu: (.), (,), (:), (;), (!), (?) phải được dặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp sau là dấu cách rối tiếp tục nhập nội dung. * Các dấu:(, [, , ’ và ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. * Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (gõ phím Spacebar) để phân cách. * Để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới ta nhấn phím Enter một lần. HS: Quan sát và ghi bài vào vở. * Các dấu: (.), (,), (:), (;), (!), (?) phải được dặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp sau là dấu cách rối tiếp tục nhập nội dung. * Các dấu:(, [, , ’ và ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. * Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (gõ phím Spacebar) để phân cách. * Để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới ta nhấn phím Enter một lần. Hoạt động 4: Gõ văn bản tiếng Việt Mục tiêu: HS biết được quy tắc gõ chữ Việt GV chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chúng ta chưa có các bàn phím riêng để gõ trực tiếp các chữ của tiếng Việt (ă, ơ, đ, và các chữ có dấu thanh). Vì vậy để gõ được tiếng Việt bằng bàn phím, ta phải dùng chương trình hỗ trợ gõ (gọi tắt là chương trình gõ). Hiện nay nước ta có nhiều chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt. Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI. GV: ghi hai kiểu gõ VNI và TELEX cho HS ghi vào vở. GV: Minh họa trên máy tính 2 kiểu gõ trên cho HS quan sát. GV: cho HS dùng phiếu học tập thay cho bàn phím để ghi nội dung các câu thơ của GV cho. GV: Gọi vài HS lên máy thực hiện. GV: quan sát sửa sai cho HS. GV: giới thiệu thêm: Để xem trên màn hình và in được chữ Việt, chúng ta còn cần các tệp tin đặc biệt cài sẵn trên máy tính. Các tệp tin này gọi là các phông chữ Việt. Hiện có nhiều phông chữ khác nhau để hiển thị và in chữ Việt như: VnTime, VnArial, , Vni – Time, Vni – Helve, Ngoài ra, để hiển thị và in chữ Việt ta còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ. HS nhận nhiệm vụ: HS: Chú ý theo dõi HS: quan sát và ghi bài. HS: thực hiện. HS: lên máy thực hiện. Có 2 kiểu gõ phổ biến là: Vni và Telex. a/ Kiểu gõ Vni 1: dấu sắc(/) 2: dấu huyền(\) 3: dấu hỏi(?) 4: dấu ngã(~) 5: dấu nặng(.) a6 = â; e6 = ê; o6 = ô u7 = ư; o7 = ơ a8 = ă d9 = đ Ví dụ: “Nước chảy đá mòn” “Nu7o7c1 chay3 d9a1 mon2” b/ Kiểu gõ Telex s : dấu sắc(/) f : dấu huyền(\) r : dấu hỏi(?) x : dấu ngã(~) j : dấu nặng(.) aa = â; ee = ê; oo = ô, dd = đ uw = ư; ow = ơ; aw = ă Ví dụ: “Nước chảy đá mòn” “Nuwowcs chayr ddas monf” 4. Luyện tập – củng cố:(3’) - Chốt các nội dung chính. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’) Học lại quy tắc gõ tiếng việt để chuẩn bị thực hành T/M Tổ CM Kí duyệt Đào Thị Kim Thúy Ngày soạn: 28/01/2021 Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tuần .... Tiết:... BÀI THỰC HÀNH 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn. một số nút lệnh. - Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản. 2. Kỹ năng: Soạn thảo được văn bản đơn giản. 3. Thái độ: Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Gõ văn bản tiếng việt 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT - Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng làm việc với phần mềm Word II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: Phòng máy vi tính - Học sinh: sách, tập, viết. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức (1’): 6A 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’): Câu 1: Hãy nhắc lại quy tắc gõ tiếng Việt theo kiểu Telex.? 3.Tiến trình bài học Giáo viên Học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV:Cho HS khởi động Word GV:Giới thiệu các bảng chọn trên thanh bảng chọn. Mở một vài bảng chọn GV:Giới thiệu các thanh công cụ. Tìm hiểu các nút lệnh trên các thanh công cụ đó. GV:Cho HS tìm hiểu một số chức năng trong bảng chọn File. GV:Cho HS nháy nút lệnh Open để thấy cách sử dụng các lệnh trong bảng chọn cũng giống như sử dụng các nút lệnh. GV:Cho HS gõ đoạn văn Biển Đẹp trang 109 SGK. Lưu ý HS nếu gõ sai không cần sửa GV:Cho HS lưu văn bản với tên Bien dep GV:Cho HS di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nháy chuột hoặc dùng mũi tên 4 chiều. GV:Cho HS sử dụng thanh cuốn để xem nội dung văn bản GV:Hướng dẫn cách thể hiện văn ở các dạng khác nhau GV:Hướng dẫn thu nhỏ phóng to cửa sổ GV:Cho HS đóng cửa sổ thành phần trên màn hình của Word. HS:Tiến hành khởi động Word HS:Quan sát xem GV làm và làm theo như mở bảng chọn File. HS:Mở một số nút lệnh HS:Chọn File\New để mở văn bản mới HS:Chọn File\Save để lưu tệp văn bản HS:Làm theo hướng dẫn của GV HS:Gõ đoạn văn bản vào. HS:Chọn File\Save +)Loock in: Chọn ổ đĩa D +)File name: gõ tên “Bien dep” +)Click nút Save HS:Làm theo hướng dẫn HS:Kéo thanh cuốn lên xuống để xem HS:Chọn View\Normal, View\Print Layout, View\Outline HS:Chọn các nút lệnh thu nhỏ phóng to như: HS: Nháy nút lệnh Close(x) 1.Khởi động và tìm hiểu các 2.Soạn thảo văn bản đơn giản. 3.Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách thị 4. Luyện tập – củng cố:(3’) Nhắc lại các thao như mở Word, mở tệp tin mới, lưu tệp tin, mở tệp tin có trên máy tính, thoát khỏi Word và làm lại một lần nữa cho HS xem. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’) Về học lại cho thật là kỹ phần lý thuyết, em nào có điều kiện thì nên thục hành trên máy thường xuyên T/M Tổ CM Kí duyệt Đào Thị Kim Thúy
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_39_41_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ng.doc