Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 50-52 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 50-52 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn tin học lớp 6 sau khi học sinh học xong bài làm quen với soạn thảo văn bản; soạn thảo văn bản đơn giản; chỉnh sửa văn bản; định dạng văn bản và định dạng đoạn văn trong chương IV, cụ thể như sau:

- Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh các kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản.

- Biết sử dụng và làm quen một số chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.

- Biết cách gõ tiếng việt theo kiểu telex.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, đánh giá tổng hợp. Kỹ năng thực hành với phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word

3. Thái độ: - Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của phần mềm soạn thảo văn bản.

- Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm bài

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Kiến thức trọng tâm từ bài 13 đến bài 16

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự quản lý; Giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin học; Định hướng nghề nghiệp

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án, máy tính

2. Chuẩn bị của học sinh

Vở, bút, .

 

doc 8 trang tuelam477 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 50-52 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 27 tiết 50
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS được củng cố và nắm vững cách khởi động Word, các thành phần trên cửa sổ Word, củng cố cách soạn thảo văn bản đơn giản với kiểu gõ Telex hoặc VNI.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng sử dụng các nút lệnh để chỉnh sửa văn bản, định dạng văn bản, định dạng đoạn văn bản như nút lệnh sao chép, di chuyển, định dạng kí tự, định dạng đoạn văn.
3. Thái độ: 
- HS nắm vững và ôn tập kĩ các nút lệnh cơ bản để thực hành thành thạo hơn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Ôn tập kiến thức cơ bản từ Bài 13 đến bài 16 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học; Hợp tác; Sử dụng CNTT 
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị các câu hỏi, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS: Xem và ôn tập lại các kiến thức cơ bản từ Bài 13 đến bài 16
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
3. Bài mới.
a. Ôn tập lý thuyết
GV đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời. 
Câu hỏi 1: Em hãy trình bày ngắn gọn những ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính?
Đáp án: Những ưu điểm của soạn thảo văn bản trên má tính là:
Có thể sử dụng các kiểu chữ có sẵn trên máy tính nên kiểu chữ sẽ đều và đẹp hơn.
Khi soạn thảo nếu muốn chỉnh sửa thì chỉ cần sửa đổi những nội dung cần thiết chứ không gõ lại toàn bộ văn bản như soạn thảo bằng tay.
Khi viết trên giấy thì phải vừa viết vừa suy nghĩ cách trình bày còn soạn thảo trên máy tính có thể gõ xong nội dung rồi mới trình bày và có thể trình bày theo các kiểu khác nhau.
Khi soạn thảo trên máy tính có thể chèn thêm những hình ảnh để minh hoạ chứ không cần vẽ hoặc cắt dán như việc viết bằng tay.
Với một văn bản soạn thảo trên máy tính có thể sử dụng nhiều lần bằng cách lưu vào ổ cứng, lần sau chỉ cần mở lại và chỉnh sửa rồi in ra nhiều bản chứ không cần phải viết lại nhiều lần.Đồng thời có thể quảng bá văn bản đó lên mạng Internet.
Phần mềm soạn thảo còn có nhiều cộng cụ trợ giúp như tìm kiếm và thay thế cụm từ, tự động sửa lỗi chính tả, gõ tắt, 
Câu hỏi 2: Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động Word.
Đáp án: Cách nhanh nhất để khởi động Word là: Nháy đúp chuột trên biểu tượng Microsoft Word trên màn hình nền.
Câu hỏi 3: Điền từ đúng vào vùng trống trong các câu sau:
Để có kiểu chữ in đậm em nháy vào nút lệnh B 
Dùng nút lệnh Save để lưu văn bản.
Phím Backspace dùng để xoá kí tự đứng trước con trỏ soạn thảo
Bảng chọn gồm các lệnh được sắp xếp thành từng nhóm. Hàng liệt kê các bảng chọn được gọi là Thanh bảng chọn.
Câu hỏi 4: Chọn câu đúng, sai?
	a) Cách đặt dấu câu trong các câu sau là đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng:
	- Hồ Ba Bể( Bắc Kạn)nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển . S
 	Sửa lại: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nằm ở độ cao 145 m so với mực nước biển. 
	- Mẹ nói: Con đi học ngoan nhé! Đ
	b) Để sao chép văn bản ta nháy chuột vào nút lệnh Copy trên thanh công cụ. Đ
	c) Khi gõ nội dung văn bản, em phải nhấn Enter để xuống hàng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải. S
	d) Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. Đ
Câu hỏi 5: Hãy trình bày cách gõ các chữ cái, các dấu với kiểu gõ Telex.
Đáp án: 	Kiểu gõ Telex:
Để có chữ
Gõ
ă
aw
â
aa
đ
dd
ê
ee
ô
oo
ơ
ow
ư
W(uw)
Để có dấu
Huyền
f
Sắc
s
Nặng 
j
Hỏi
r
Ngã
x
Câu hỏi 6: Hãy nêu thao tác định dạng đoạn văn bản mà không có nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ định dạng.
Đáp án: Đó là thao tác tạo khoảng cách giữa các đoạn văn trong văn bản.
Câu hỏi 7: Hãy nêu sự khác biệt về bản chất của sao và di chuyển?
Đáp án: Sự khác biệt về bản chất của sao và di chuyển là: Khi sao chép thì văn bản gốc vẫn còn nguyên, con kh di chuyển thì văn bản gốc được di chuyển đến vị trí mới.
Câu hỏi 8: Trên cửa sổ Word có các đối tượng chính nào?
Đáp án: Trên cửa sổ Word có các đối tượng chính là: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, các thanh công cụ, các thanh cuốn.
Câu hỏi 9: Để thiết kế khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản, em thực hiện như thế nào?
Đáp án: Để thiết kế khoảng cách thụt lề dòng đầutiên của đoạn văn bản, em thực hiện nháy vào Format, chọn Paragraph à chọn khoảng cách trong ô Special
Câu hỏi 10: Để đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng em nhấn phím nào? Để đưa con trỏ soạn thảo về cuối dòng em nhấn phím nào?
Đáp án:
	Để đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng em nhấn phím Home.
	Để đưa con trỏ soạn thảo về cuối dòng em nhấn phím End.
Ôn tập thực hành - Khởi động word và nhập đoạn thơ sau:
ĐI ĐƯỜNG
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Tiêu đề phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản. Cỡ chữ tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung, tiêu đề chữ in hoa, kiểu chữ đậm.
+ Tiêu đề và các đoạn nội dung căn giữa trang.
+ Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
+ Lưu văn bản với tên Diduong.
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
 - Gv gọi một vài học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi trong phần bài tập của mỗi bài.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
 - Ôn tập các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài khảo sát giữa kỳ II
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 15/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 27 tiết 52
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn tin học lớp 6 sau khi học sinh học xong bài làm quen với soạn thảo văn bản; soạn thảo văn bản đơn giản; chỉnh sửa văn bản; định dạng văn bản và định dạng đoạn văn trong chương IV, cụ thể như sau:
- Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh các kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản. 
- Biết sử dụng và làm quen một số chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. 
- Biết cách gõ tiếng việt theo kiểu telex.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, đánh giá tổng hợp. Kỹ năng thực hành với phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
3. Thái độ: - Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của phần mềm soạn thảo văn bản.
- Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm bài
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Kiến thức trọng tâm từ bài 13 đến bài 16
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự quản lý; Giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin học; Định hướng nghề nghiệp
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, máy tính
2. Chuẩn bị của học sinh
Vở, bút, ...
III . Tiến trìn dạy học
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Ma trận đề:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN TIN HỌC 6 
PHẦN I: MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 13:Làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản
-Nhận biết được phần mềm soạn thảo văn bản, cách khởi động.
- Hiểu được tác dụng của các nút lện trong từng dải lệnh.
Biết gõ văn bản theo quy tắc Telex hoặc Vni
Số câu
1
1
1
3
Số điểm 
0,5
0,5
2
3
Tỉ lệ %
5%
5%
20%
30%
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản.
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của văn bản.
- Hiểu đươc quy tắc gõ văn bản.
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1
Tỉ lệ %
5%
5%
10%
Bài 15:Chỉnh sửa văn bản
Vận dụng được thao tác sao chép, di chuyển văn bản.
Thực hiện được chức năng sửa, xóa, chèn thêm đoạn văn bản của Word
Số câu
1
1
2
Số điểm
3
0,5
3,5
Tỉ lệ %
30%
5%
30%
Bài 16: Định dạng văn bản.
- Nhận biết được định dạng văn bản.
- Hiểu được định dạng ký tự
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
2
2,5
Tỉ lệ %
5%
20%
25%
Tổng số câu
3
3
1
2
9
Tổng điểm
1,5
3
3
2,5
10
Tỷ lệ %
15%
30%
30%
25%
100%
PHẦN II: ĐỀ KIỂM TRA
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng 
Câu 1. Đâu là phần mềm soạn thảo văn bản:
A. Microsoft Word	B.Microsoft Paint
C. Microsoft Paint	D. Internet Explorer
Câu 2. Ngoài cách khởi động chương trình soạn thảo văn bản Word bằng cách nhấp đúp chuột trên biểu tượng của Word, em còn có thể khởi động Word bằng cách khác được không ?
A) Được. Nhấp nút Start và nhấp My Computer.
B) Được. Nhấp nút Start, trỏ chuột vào ALL Program và chọn Microsoft Word.
C) Không. Chỉ có một cách duy nhất.
D) Được. Em có thể nhấp đúp chuột trên biểu tượng Recycle Bin trên màn hình nền.
Câu 3. Cửa sổ của chương trình soạn thảo Word có những đối tượng chính nào?
A) Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh trạng thái.
B) Thước dọc, thước ngang
C) Thanh trạng thái, vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo
D) Tất cả các đối tượng trên
Câu 4. Các kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay:
A) Kiểu VietWare 	 B) Kiểu VNI
C) Kiểu TELEX	 D) B và C đúng
Câu 5. Để sao chép một đoạn văn bản sau khi đã chọn, ta thực hiện:
A) Nhấp chọn lệnh Home/ Copy 
B) Nhấp chọn lệnh Home/ Send to
C) Nhấp chọn lệnh Home / Copy
D) Cả ba cách đều sai
Câu 6. Sử dụng phím Backspace để xóa từ ONE, em cần đặt con trỏ soạn thảo ở đâu?
A) Ngay trước kí tự E
B) Ngay trước kí tự O
C) Ngay cuối từ ONE
D) Ngay trước kí tự N
II. Tự luận (7 điểm).
Bài 1: Em hãy nêu quy tắc gõ văn bản trong Word? (3 điểm)
Bài 2: Định dạng văn bản là gì? Định dạng văn bản gồm mấy loại.
Bài 3:Em hãy kể tên các thành phần chính của văn bản?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
D
D
A
C
II. Tự luận (7 điểm)
Câu
Hướng dẫn
Điểm
1
(3đ)
- Khi soạn thảo, các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, sau đó là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc (, [, {, <, ‘, “được đặt cách từ đứng trước nó và đặt sát vào từ đứng sau nó
- Các dấu đóng ngoặc ), ], }, >, ’, ” được đặt sát vào từ đứng trước nó và đặt cách ký tự sau nó.
- Giữa các từ chỉ dùng 1 phím cách để phân cách.
- Nhấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới.
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2 (2đ)
- Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự, các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
- Định dạng văn bản gồm 2 loại;
Định dạng kí tự.
Định dạng đoạn văn bản.
1đ
1đ
3(2đ)
Các thành phần của văn bản
* Kí tự:
- Bao gồm các con chữ, con số, kí hiệu...
- Là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
- Phần lớn các kí tự đều được nhập từ bàn phím.
* Dòng:
- Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.
* Đoạn:
- Bao gồm nhiều câu liên tiếp, có liên quan tới nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.
- Khi soạn thảo văn bản Word, ta nhấn phím Enter để kết thúc 1 đoạn văn bản.
* Trang:- Là phần văn bản cùng nằm trên một trang in.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
(Học sinh làm cách khác đúng vẫn tính điểm)
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_50_52_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ng.doc