Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 53-56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 53-56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành gõ và định dạng văn bản

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT

- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về p/m; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Giáo viên:

 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính

 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa

Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức (1’):

6A 6B: 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Kiểm tra bài cũ:

* Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:

 Nút dùng để định dạng

 Nút dùng để định dạng .

 Nút dùng để định dạng

 Nút dùng để định dạng .

* GV gọi 2 HS lên máy định dạng văn bản đã có sẵn nội dung.

 

doc 8 trang tuelam477 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 53-56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 28 Tiết 53; 54 
Bài 17. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản. 
3. Thái độ: Rèn thái độ nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm 
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Kiểm tra bài cũ: Hãy định dạng đoạn văn sau sử dụng các thao tác định dạng đã học (định dạng kiểu chữ, cở chữ, màu chữ):
 TRÂU ƠI
 Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 Cấy cày vốn nghiệp nông gia
 Ta đây trâu đấy ai mà quản công
 Bao giời cây lúa còn bông
 Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bản
Mục tiêu: Hiểu được nội dung định dạng đoạn văn bản
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Tương tự như bài định dạng kí tự GV cũng tạo sẵn hai văn bản sau đó yêu cầu HS so sánh giữa hai vb, một vb đã có nội dung nhưng chưa được định dạng và một vb khác có cùng nội dung nhưng đã được định dạng.
- GV yêu cầu HS kết hợp SGK và việc quan sát hai vb trên cho biết: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất gì của đoạn vb?
GV yêu cầu HS xem ví dụ trong SGK để hiểu rõ hơn các tính chất của việc định dạng đoạn vb.
HS nhận nhiệm vụ:
- HS quan sát hai vb và nhận thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai vb.
- HS: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau của vb: à
1/Định dạng đoạn văn:
Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau của đoạn vb: 
 + Kiểu căn lề
 +Vị trí của cả đoạn vb so với toàn trang.
 + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
 +Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
 + Khoảng cách giữa các dòng trong trang.
Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản
Mục tiêu: Biết sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Trước tiên GV lưu ý: Trong các bài trước chung ta có các thao tác chọn đối tượng hay chọn phần vb sau: Chọn cả một đoạn văn; Chọn một phần đoạn văn; chỉ đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn vb. Đối với các lệnh định dạng đoạn vb thì cả ba thao tác trên là như nhau. Vậy các lệnh định dạng đoạn vb có tác động như thế nào đối với vb?
-GV giới thiệu và nêu rõ tác dụng của mỗi nút lệnh căn lề (căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn giữa, căn thẳng hai lề), thay đổi cả đoạn văn (tăng hoặc giảm mức thụt lề); khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn (nháy chuột vào nút €bên phải nút lệnh chọn khoảng cách dòng.
- GV cho HS thực hiện một ví dụ như: Mở vb Biển đẹp đã tạo ở BTH số 5 và thực hiện các định dạng như: Căn thẳng lề trái của đoạn văn đầu, căn giữa đoạn tiếp theo, căn thẳng lề phải của đoạn tiếp theo, sau đó căn thẳng hai lề của đoạn tiếp. Sau đó chọn khoảng cách của các hàng là 1,5. Cho tất cả các đoạn văn trong vb thụt lề đều nhau ở dòng đầu tiên.
HS nhận nhiệm vụ:
- HS: Các lệnh định dạng đoạn vb có tác động đến toàn bộ đoạn vb mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
- HS quan sát và nắm vững các biểu tượng của các nút lệnh theo giới thiệu của GV và SGK.
- HS thực hiện các thao tác căn lề, thay đổi khoảng cách dòng , thay dổi lề cả đoạn văn của vb Biển đẹp đã lưu trước đó theo hướng dẫn của GV.
2/ Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản: 
- Các nút lệnh để định dạng văn bản: (SGK).
- Chú ý: Để hiển thị các nút lệnh định dạng trên thanh công cụ định dạng ta thực hiện như sau:
 + Nháy mũi tên bên phải thanh công cụ định dạng.
 + Trỏ chuột vào Add or Remove Buttons và sau đó trỏ vào Formatting.
 + Nháy chuột để đánh dấu nút lệnh cần hiển thị trên bảng chọn hiện ra sau đó.
Hoạt động 3: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
Mục tiêu: Sử dụng được hộp thoại Paragraph
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Trong số các nội dung định dạng đoạn văn bản ở trên có một tính chất định dạng không có nút lệnh tương ứng, đó là tính chất nào? 
-GV: Vậy để thực hiện được định dạng đó ta phải sử dụng hộp thoại Paragraph. Việc định dạng này được tiến hành như thế nào?
-GV: Ở bài học trước, các em đã biết các nút lệnh định dạng vb trên thanh công cụ và hộp thoại Font tương đương với nhau. Ở bài học này hãy quan sát trên máy tính và trong SGK và chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn bản trên hộp thoại Paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
HS nhận nhiệm vụ:
- HS: Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn văn bản.
- HS: Nháy vào bảng chọn Format à Paragraph Sau đó chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô Before (trước) và After (sau) à nháy OK.
- HS quan sát và trả lời: các lựa chọn định dạng tương đương là: căn lề, khoảng cách lề, thụt lề đầu dòng, khoảng cách giữa các dòng.
3/ Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph: 
- Nháy Format à Paragraph à chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô Before và After à nháy OK.
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
GV nhận xét tiết thực hành và hệ thống lại các kiến thức và kĩ năng cần đạt.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- xem trước nội dung bài thực hành 7
- Thực hành thêm nếu có điều kiện.
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 21/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 29 Tiết 55; 56 
Bài thực hành số 7. EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành gõ và định dạng văn bản 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về p/m; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Kiểm tra bài cũ:
* Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:
 Nút dùng để định dạng 
 Nút dùng để định dạng .
 Nút dùng để định dạng 
 Nút dùng để định dạng .....
* GV gọi 2 HS lên máy định dạng văn bản đã có sẵn nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: TRÌNH BÀY THEO MẪU
Mục tiêu: HS định dạng được đoạn văn bản theo mẫu
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV lưu ý HS: Nếu trên màn hình soạn thảo chưa có thanh công cụ định dạng thì cần phải hiển thị lên màn hình. GV gọi HS nêu lại thao tác cho hiển thị thanh công cụ định dạng trên màn hình soạn thảo.
- Sau khi mở được tệp Biển đẹp.doc, GV y/c HS thực hiện các bước định dạng như SGK.
GV có thể gọi HS nhắc lại lý thuyết của một số thao tác:
- Trước khi thực hiện định dạng cho Tiêu đề có phông chữ, cở chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với nội dung vb thì ta thực hiện thao tác gì? Sau đó sử dụng các nút lệnh nào?
HS nhận nhiệm vụ:
-HS: Để hiển thị thanh công cụ định dạng trên màn hình soạn thảo ta thực hiện: Chọn View à Toolbars à Chọn mục Formatting
- HS: Ta phải chọn tiêu đề đó. Sau đó chọn các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng để định dạng cho tiêu đề.
- HS: Ta chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo tại đoạn vb đó chứ không cần chọn cả đoạn vb.
- HS: Ta nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ để lưu vb với tên cũ.
1/ Hãy áp dụng các định dạng em đã biết để trình bày gống mẫu sau đây:
+ Tiêu đề phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữcủa nội dung văn bản. Cỡ chữ tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung.
+ Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải.
+ Các đoạn nội dung có đoạn đầu thụt lề.
+ Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
+ Lưu văn bản với tên bien dep.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nêu thao tác mở một vb mới.
Y/c HS thực hiện thao tác mở vb mới sau đó cho HS gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Đoạn văn bản trong SGK có kiểu căn lề là gì?
- Đoạn cuối cùng “Theo Nguyễn Duy” có kiểu căn lề là gì?
- GV lưu ý HS: Việc soạn thảo trên máy tính là không cần quan tâm ngay đến việc trình bày mà có thể gõ nội dung văn bản xong rồi mới định dạng: có thể tách rời việc gõ vb và việc định dạng vb.
- GV có thể lưu ý thêm: Nếu trên thanh công cụ định dạng không có nút lệnh cần sử dụng thì ta thực hiện như thế nào?
Từ đó GV y/c HS thực hiện gõ nội dung vb xong rồi mới thực hiện việc định dạng.
- GV có thể cho HS tự do thực hiện định dạng đoạn văn bản trên với các kiểu khác nhau, miễn là HS cần sử dụng các chức năng định dạng vb và trình bày đẹp.
- GV có thể cho HS thực hành gõ thêm nội dung của một số câu Ca dao, Tục ngữ về cảnh đẹp của quê hương, tình cảm gia đình và y/c HS thực hiện các định dạng như kí tự đầu tiên của mỗi câu Ca dao, Tục ngữ có cở chữ lớn hơn và kiểu chữ nghiêng, mỗi câu Ca dao, Tục ngữ có phông chữ khác nhau và kiểu căn lề khác nhau, tạo khoảng cách giữa các câu Ca dao, Tục ngữ khác nhau.
GV yêu cầu lưu văn bản và thoát khỏi chương trình
HS nhận nhiệm vụ:
- HS: Để mở vb mới ta nháy vào nút lệnh New trên thanh công cụ.
HS mở vb mới và gõ nội dung bài thơ Tre xanh như trong SGK
HS: Kiểu căn lề của đoạn vb trên là kiểu căn giữa.
- HS: Đoạn cuối cùng có kiểu căn lề là căn thẳng lề phải.
-HS: + Nháy vào mũi tên bên phải của thanh công cụ định dạng.
+ Trỏ chuột vào Add or Remove Buttons và sau đó trỏ vào Formatting.
+ Nháy chuột để đánh dấu các nút lệnh cần hiển thị.
HS gõ nội dung đoạn vb như trong SGK, sau đó thực hiện định dạng vb như SGK hoặc theo ý của mình.
HS thực hiện gõ nội dung vb và thực hiện định dạng theo yêu cầu của GV.
2/ Thực hành 
a/ Gõ và định dạng văn bản theo mẫu sau:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu quá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiều cần cù
 (Theo Nguyễn Duy)
b/ Lưu văn bản với tên Tre xanh.
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
GV nhắc nhở HS tắt máy phải đúng quy cách.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Xem lại và nắm vững tất cả các nút lệnh để định dạng văn bản, các thao tác để ẩn hoặc hiện thanh công cụ định dạng, các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
- Xem lại bài tập đã thực hành.
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_53_56_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ng.doc