Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số - Võ Nhật Trường
Chủ đề con 1. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU
1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 2’)
Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản SGK để dẫn nhập và nội dung bài học.
Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề:
-1. Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet.
-2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet.
-3. An toàn thông tin.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường:THCS Tam Quan Bắc Tổ:Toán tin Họ và tên giáo viên: Võ Nhật Trường Chủ đề 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp:6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet, Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa. -Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể. -Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. -Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. -Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. 2. Về năng lực: -Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát, giải quyết vấn đề. -Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình. -Thông qua hoạt động học tập, HS được hình thành và phát huy tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, giúp các em giải quyết năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình -Nội dung trong bài học gắn liền với thực tế giúp các em trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ và vận dụng vào cuộc sống. -Nội dung giúp ích các em trong thực tế, tích hợp các môn học, tích lũy, mở rộng kiến thức, vận dụng cho việc học tập, giải trí. 3. Về phẩm chất: -Phát triển tinh thần hợp tác, chia sẻ tài nguyên và trách nhiệm trong làm việc nhóm. -Khuyến khích sự cởi mở, làm việc với mục tiêu chung và trách nhiệm cá nhân -Các hoạt động luôn hướng đến sự khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp, tính chính xác, cẩn trọng. -Hình thành phẩm chất chăm chỉ, tự học, tự giác, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu Máy chiếu, tranh ảnh, giấy, bút, III. Tiến trình dạy học Chủ đề con 1. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU 1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 2’) Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản SGK để dẫn nhập và nội dung bài học. Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề: -1. Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet. -2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet. -3. An toàn thông tin. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Nội dung 1: Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet: (Dự kiến thời lượng 10’) 2.1.1. Mục tiêu: Học sinh nhận thức mức độ nguy hại của các nguy cơ tiềm ẩn trên môi trường Internet. 2.1.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận , giải quyết vấn đề. - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản sau để tìm hiểu, mở rộng tri thức: Internet là một công cụ hữu ích trong thời đại công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều khía cạnh tiêu cực nếu bị lạm dụng. Một số tác động tiêu cực như: “khủng hoảng thông tin”, “nghiện online”, đặc biệt internet chính là môi trường lý tưởng mà những phần tử cơ hội, bất mãn và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc nhằm bôi nhọ đất nước; đưa những thông tin sai trái làm giảm sút lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với đất nước, với Đảng, “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây thù hận, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo dựng ngọn cờ, kích động, lôi kéo tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các trò chơi trực tuyến trên internet có thể gây nghiện cho thanh thiếu niên, trẻ em và người lớn. Điều này có thể lấy đi thời gian quý báu của bạn nên được sử dụng cho những thứ khác hiệu quả hơn. Ngoài ra, giới trẻ nghiện một mức độ cực đoan. Nghiện internet có thể dẫn đến gián đoạn sự phát triển tinh thần, ảnh hưởng đến ý thức, nhận thức, sức khỏe. Việc lạm dụng nhiều internet sẽ hạn chế việc động não suy nghĩ ảnh hưởng đến việc học tập. Không chỉ vậy, các em cũng có nguy cơ tiếp xúc với những video, thông tin, hình ảnh không phù hợp, sai lệch. Trên môi trường mạng không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị lợi dụng, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp thậm chí có em đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán người, tống tiền...Những kẻ bắt nạt gây nên khủng hoảng tinh thần nạn nhân, gây áp lực, đè nặng tâm lý của các em và các em không tìm được giải pháp thích hợp để xử lí, đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi các em không được trang bị, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đầy đủ có thể dễ dàng bị xâm hại quyền riêng tư, bị kẻ xấu lợi dụng, điều khiển, chiếm đoạt tài nguyên, trí tuệ, tài sản bất hợp pháp. Người dùng internet có thể trở thành nạn nhân của các tội phạm trên mạng. Hiện tượng lừa đảo của bọn tội phạm dẫn đến hàng triệu, hàng tỉ tiền bị mất trong các giao dịch kinh doanh. Ví dụ: Bạn hoặc gia đình mình vừa nhận được một thư điện tử (email), một tin nhắn điện thoại (sms) và một tin nhắn qua mạng xã hội với nội dung là: “Chúc mừng bạn là một trong những người may mắn nhất đã trúng giải độc đắc của công ty xổ số X, để hoàn tất thủ tục đăng kí, bạn chỉ cần chuyển vào tài khoản chúng tôi 500.000đ để làm hồ sơ nhận giải. Email này sẽ hết hạn trong 24h nữa ”. Lúc này, hành động tiếp theo của em sẽ thế nào? -Nếu em từ chối, em sẽ mất cơ hội có... -Nếu em chuyển 500.000đ em sẽ ... Thực hiện phiếu học tập 1. 2.1.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động Phiếu học tập1 Câu hỏi? Trả lời: 1. Em hãy trình bày một số tác hại và nguy cơ có thể gặp khi sử dụng internet? -Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp. -Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc. -Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng. -Tiếp nhận thông tin không chính xác. -Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng. 2.1.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. Kiến thức mới: -Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp. -Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc. -Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng. -Tiếp nhận thông tin không chính xác. -Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng. 2.2. Nội dung 2: Một số quy tắc an toàn khi sử dụng internet: (Dự kiến thời lượng 7’) 2.2.1 Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu, nêu được một số quy tắc an toàn khi sử dụng internet. 2.2.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận, giải quyết các vấn đề. Thực hiện phiếu học tập 2 2.2.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: Phiếu học tập 2 Câu hỏi? Trả lời: 2. Em cần làm gì để phòng tránh những nguy cơ và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng internet? -Giữ an toàn thông tin: Nên bảo mật thông tin cá nhân và gia đình. -Không nên gặp gỡ người mới quen một mình. -Không nên mở thư điện tử hoặc tham gia các hội nhóm lạ, không tin cậy. -Không sử dụng và chia sẻ thông tin không rõ nguồn gốc. -Khi gặp phải tình huống nghi ngờ bị bắt nạt, lừa đảo hãy chia sẻ với người tin cậy (gia đình, thầy cô giáo, .) để được tư vấn, hỗ trợ. 2.2.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. Kiến thức mới: -Giữ an toàn thông tin: Nên bảo mật thông tin cá nhân và gia đình. -Không nên gặp gỡ người mới quen một mình. -Không nên mở thư điện tử hoặc tham gia các hội nhóm lạ, không tin cậy. -Không sử dụng và chia sẻ thông tin không rõ nguồn gốc. -Khi gặp phải tình huống nghi ngờ bị bắt nạt, lừa đảo hãy chia sẻ với người tin cậy (gia đình, thầy cô giáo, .) để được tư vấn, hỗ trợ. 2.3. Nội dung 3: Một số quy tắc an toàn khi sử dụng internet: (Dự kiến thời lượng 8’) 2.3.1 Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu và nêu một số giải pháp bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân. 2.3.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận, giải quyết các vấn đề: Thực hiện phiếu học tập 3 2.3.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: Phiếu học tập 3 Câu hỏi? Trả lời: 3. Em cần làm gì để bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân? Một số biện pháp bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân: -Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus -Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu. -Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. -Cẩn thận, cảnh giác khi dùng mạng công cộng. -Không truy cập vào các liên kết lạ, không mở thư điện tử và tệp đính kèm không rõ nguồn gốc, không nên kết bạn và nhắn tin cho người lạ. -Không chia sẻ thông tin cá nhân và phát tán thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin không đáng tin cậy trên internet. 2.3.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. Kiến thức mới: Một số biện pháp bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân: -Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus -Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu. -Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. -Cẩn thận, cảnh giác khi dùng mạng công cộng. -Không truy cập vào các liên kết lạ, không mở thư điện tử và tệp đính kèm không rõ nguồn gốc, không nên kết bạn và nhắn tin cho người lạ. -Không chia sẻ thông tin cá nhân và phát tán thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin không đáng tin cậy trên internet. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. (Dự kiến thời lượng 10’) 3.1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, mở rộng, khắc sâu những kiến thức đã học. 3.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 4,5, 6 Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra đáp án đúng. 3.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: Phiếu học tập 4 Câu hỏi? Các lựa chọn: Trả lời: Tìm phương án sai. Khi dùng internet có thể: a.Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh b. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc c. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng d. Bị lừa đảo hoặc bị lợi dụng. C Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet? A. Mở thư điện tử do người lạ gửi B. Tải các phần mềm miễn phí trên internet không có kiểm duyệt. C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin D. Vào các trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà. D Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình? A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết. B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử. C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất. D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ. C Phiếu học tập 5 Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại? Đúng Sai A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet Đ B. Mở liên kết cung cấp trong thư điện tử không rõ nguồn gốc. Đ C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử. S D. Khi có kẻ đe dọa mình trên mạng, không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết. Đ E. Làm theo các lời khuyên và hướng dẫn thuốc trên mạng Đ Phiếu học tập 6 Những tình huống rủi ro nào sau đây có thể xảy ra khi sử dụng internet? Đúng Sai A. Máy tính bị hỏng do nhiễm virus hoặc mã độc. Đ B. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp. Đ C. Tài khoản ngân hàng bị mất tiền. Đ D. Bị lừa đảo trên mạng. Đ E. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng Đ F. Hoàn thành chương trình học ngoại ngữ trực tuyến. S 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 8’) 4.1 Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu, giải quyết các yêu cầu thực tế. 4.2. Nội dung: Thực hiện phiếu bài tập 7 4.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: Học sinh quan sát hướng dẫn của giáo viên và thực hiện nhóm, cá nhân theo yêu cầu để rút ra kinh nghiệm kiến thức thực tế. Phiếu học tập 7 Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống: A. thông tin B. cần nhận thức C. nội dung D. tiêu cực E. không kết bạn F. không cổ xúy G. dấu hiệu Khi sử dụng mạng, các em (1)............................, xác định rõ mục đích sử dụng (2)................. và chỉ nên lựa chọn những (3)................ phục vụ học tập, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không nên tò mò truy cập vào những trang mạng có nội dung xấu, (4).............. . Bên cạnh đó, cần lưu ý: (5).......................... với những đối tượng lạ; không chia sẻ, đăng tải những thông tin thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhất thời của mình; biết cách báo xấu khi nhận thấy thông tin không chính xác, (6)..................... cho thông tin sai trái, đồng thời thông báo với cha mẹ, nhà trường và cơ quan chức năng khi thấy có (7)............. nguy hại... 1+cần nhận thức 2+ thông tin 3+nội dung 4+ tiêu cực 5+ không kết bạn 6+ không cổ xúy 7+ dấu hiệu 4.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. IV. Phụ lục: (nếu có) Phiếu học tập1 Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm................... Câu hỏi? Trả lời: 1. Em hãy trình bày một số tác hại và nguy cơ có thể gặp khi sử dụng internet? ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... Phiếu học tập 2 Câu hỏi? Trả lời: 2. Em cần làm gì để phòng tránh những nguy cơ và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng internet? ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... Phiếu học tập 3 Câu hỏi? Trả lời: 3. Em cần làm gì để bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân? ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... Phiếu học tập 4 Câu hỏi? Các lựa chọn: Trả lời: Tìm phương án sai. Khi dùng internet có thể: A.Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh B. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng D. Bị lừa đảo hoặc bị lợi dụng. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet? A. Mở thư điện tử do người lạ gửi B. Tải các phần mềm miễn phí trên internet không có kiểm duyệt. C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin D. Vào các trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình? A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết. B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử. C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất. D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ. Phiếu học tập 5 Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại? Đúng Sai A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet B. Mở liên kết cung cấp trong thư điện tử không rõ nguồn gốc. C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử. D. Khi có kẻ đe dọa mình trên mạng, không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết. E. Làm theo các lời khuyên và hướng dẫn thuốc trên mạng Phiếu học tập 6 Những tình huống rủi ro nào sau đây có thể xảy ra khi sử dụng internet? Đúng Sai A. Máy tính bị hỏng do nhiễm virus hoặc mã độc. B. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp. C. Tài khoản ngân hàng bị mất tiền. D. Bị lừa đảo trên mạng. E. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng F. Hoàn thành chương trình học ngoại ngữ trực tuyến. Phiếu học tập 7 Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống: A. thông tin B. cần nhận thức C. nội dung D. tiêu cực E. không kết bạn F. không cổ xúy G. dấu hiệu Khi sử dụng mạng, các em (1)............................, xác định rõ mục đích sử dụng (2)................. và chỉ nên lựa chọn những (3)................ phục vụ học tập, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không nên tò mò truy cập vào những trang mạng có nội dung xấu, (4).............. . Bên cạnh đó, cần lưu ý: (5).......................... với những đối tượng lạ; không chia sẻ, đăng tải những thông tin thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhất thời của mình; biết cách báo xấu khi nhận thấy thông tin không chính xác, (6)..................... cho thông tin sai trái, đồng thời thông báo với cha mẹ, nhà trường và cơ quan chức năng khi thấy có (7)............. nguy hại... 1+..... 2+..... 3+..... 4+..... 5+..... 6+..... 7+..... -------------------\\------------------- Phiếu học tập1 Câu hỏi? Trả lời: 1. Em hãy trình bày một số tác hại và nguy cơ có thể gặp khi sử dụng internet? -Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp. -Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc. -Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng. -Tiếp nhận thông tin không chính xác. -Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng. Phiếu học tập 2 Câu hỏi? Trả lời: 2. Em cần làm gì để phòng tránh những nguy cơ và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng internet? -Giữ an toàn thông tin: Nên bảo mật thông tin cá nhân và gia đình. -Không nên gặp gỡ người mới quen một mình. -Không nên mở thư điện tử hoặc tham gia các hội nhóm lạ, không tin cậy. -Không sử dụng và chia sẻ thông tin không rõ nguồn gốc. -Khi gặp phải tình huống nghi ngờ bị bắt nạt, lừa đảo hãy chia sẻ với người tin cậy (gia đình, thầy cô giáo, .) để được tư vấn, hỗ trợ. Phiếu học tập 3 Câu hỏi? Trả lời: 3. Em cần làm gì để bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân? Một số biện pháp bảo vệ an toàn thông tin, tài khoản cá nhân: -Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus -Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu. -Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. -Cẩn thận, cảnh giác khi dùng mạng công cộng. -Không truy cập vào các liên kết lạ, không mở thư điện tử và tệp đính kèm không rõ nguồn gốc, không nên kết bạn và nhắn tin cho người lạ. -Không chia sẻ thông tin cá nhân và phát tán thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin không đáng tin cậy trên internet. Phiếu học tập 4 Câu hỏi? Các lựa chọn: Trả lời: Tìm phương án sai. Khi dùng internet có thể: a.Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh b. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc c. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng d. Bị lừa đảo hoặc bị lợi dụng. C Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet? A. Mở thư điện tử do người lạ gửi B. Tải các phần mềm miễn phí trên internet không có kiểm duyệt. C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin D. Vào các trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà. D Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình? A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết. B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử. C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất. D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ. C Phiếu học tập 5 Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại? Đúng Sai A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet Đ B. Mở liên kết cung cấp trong thư điện tử không rõ nguồn gốc. Đ C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử. S D. Khi có kẻ đe dọa mình trên mạng, không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết. Đ E. Làm theo các lời khuyên và hướng dẫn thuốc trên mạng Đ Phiếu học tập 6 Những tình huống rủi ro nào sau đây có thể xảy ra khi sử dụng internet? Đúng Sai A. Máy tính bị hỏng do nhiễm virus hoặc mã độc. Đ B. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp. Đ C. Tài khoản ngân hàng bị mất tiền. Đ D. Bị lừa đảo trên mạng. Đ E. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng Đ F. Hoàn thành chương trình học ngoại ngữ trực tuyến. S Phiếu học tập 7 Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống: A. thông tin B. cần nhận thức C. nội dung D. tiêu cực E. không kết bạn F. không cổ xúy G. dấu hiệu Khi sử dụng mạng, các em (1)............................, xác định rõ mục đích sử dụng (2)................. và chỉ nên lựa chọn những (3)................ phục vụ học tập, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không nên tò mò truy cập vào những trang mạng có nội dung xấu, (4).............. . Bên cạnh đó, cần lưu ý: (5).......................... với những đối tượng lạ; không chia sẻ, đăng tải những thông tin thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhất thời của mình; biết cách báo xấu khi nhận thấy thông tin không chính xác, (6)..................... cho thông tin sai trái, đồng thời thông báo với cha mẹ, nhà trường và cơ quan chức năng khi thấy có (7)............. nguy hại... 1+cần nhận thức 2+ thông tin 3+nội dung 4+ tiêu cực 5+ không kết bạn 6+ không cổ xúy 7+ dấu hiệu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_vo_nhat_truong_chu_de_4_dao_duc_phap_l.docx