Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Võ Nhật Trường

Chủ đề con 1. Thuật toán:

1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 6’)

Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề:

- 1. Thuật toán.

- 2. Mô tả thuật toán.

 

docx 46 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ:Toán tin
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp:6
Thời gian thực hiện: (5 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.
-Biết thuật toán được mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
-Biết cấu trúc tuần tự: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
-Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
-Biết được chương trình là mô tả thuật toán để máy tính hiểu và thực hiện được.
2. Về năng lực: 
-Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát, giải quyết vấn đề.
-Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
-Thông qua hoạt động học tập, HS được hình thành và phát huy tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, giúp các em giải quyết năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình
-Nội dung trong bài học gắn liền với thực tế giúp các em trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ và vận dụng vào cuộc sống.
-Nội dung giúp ích các em trong thực tế, tích hợp các môn học, tích lũy, mở rộng kiến thức, vận dụng cho việc học tập, giải trí.
3. Về phẩm chất: 
-Phát triển tinh thần hợp tác, chia sẻ tài nguyên và trách nhiệm trong làm việc nhóm.
-Khuyến khích sự cởi mở, làm việc với mục tiêu chung và trách nhiệm cá nhân
-Các hoạt động luôn hướng đến sự khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp, tính chính xác, cẩn trọng.
-Hình thành phẩm chất chăm chỉ, tự học, tự giác, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, 
2. Học liệu:
- GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, bài giảng power point, .
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát (nếu GV yêu cầu)
III. Tiến trình dạy học
Chủ đề con 1. Thuật toán:
1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 6’)
Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề:
- 1. Thuật toán.
- 2. Mô tả thuật toán.
Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản tham gia trò chơi sau để dẫn nhập vào nội dung bài học.
Trò chơi gấp hình Đông-Tây-Nam-Bắc:
Hướng dẫn:
1.Gấp 2 đường chéo của tờ giấy hình vuông để tạo nếp gấp, mở tờ giấy ra.
2.Gấp bốn góc của tờ giấy vào tâm.
3.Lật mặt bên kia.
4.Tiếp tục gấp bốn góc vào tâm.
5.Đặt tờ giấy đã gấp nằm ngang, luồn ngón cái và ngón trỏ của 2 tay vào bốn góc ở mặt dưới.
6.Chỉnh sửa các nếp gấp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Dự kiến thời lượng 18’)
2.1. Nội dung 1: 1. Thuật toán: (Dự kiến thời lượng 8’)
2.1.1. Mục tiêu: Học sinh nhận ra các bước thực hiện một công việc chính là thuật toán và trình tự thực hiện các bước là quan trọng. Hình thành khái niệm đầu vào và đầu ra của thuật toán.
2.1.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận , giải quyết vấn đề.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận để tìm hiểu, mở rộng tri thức:
+1.Nếu đảo thứ tự của bước 3 và 4 trong hướng dẫn trên thì em có gấp được hình trò chơi Đông-Tây- Nam-Bắc không? Tại sao?
+2.Trước khi thực hiện theo hướng dẫn trên, em cần có gì? Sau khi thực hiện lần lượt sáu bước theo hướng dẫn, em nhận được kết quả là gì?
+Em hãy trình bày khái niệm thuật toán?
-Trong thuật toán này, tờ giấy hình vuông được gọi là đầu vào (input).
-Hình gấp trò chơi Đông-Tây -Nam-Bắc được gọi là đầu ra (Output). 
-Trình tự các bước rất quan trọng. Nếu thực hiện không đúng trình tự sẽ không nhận được kết quả đúng.
-Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 1.
2.1.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
-Nếu đảo thứ tự của bước 3 và 4 trong hướng dẫn trên thì không thể gấp được hình vì kết quả của bước trước đều ảnh hưởng đến bước sau.
-Trước khi thực hiện hướng dẫn, em cần có tờ giấy hình vuông. Sau khi thực hiện lần lượt sáu bước, em nhận được kết quả là hình gấp trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc.
Phiếu học tập1
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
1. Thuật toán là gì?
Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.
2. Các thuật toán đều có tính chất chung là gì?
Các thuật toán đều có tính chất chung là:
-Đầu vào. -Đầu ra.
-Tính xác định. -Tính hữu hạn.
-Tính tổng quát. -Tính hiệu quả.
2.1.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 1
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 1
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
Kiến thức mới:
- Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.
*Các thuật toán đều có tính chất chung là:
-Đầu vào. -Đầu ra.
-Tính xác định. -Tính hữu hạn.
-Tính tổng quát. -Tính hiệu quả.
2.2. Nội dung 2: Mô tả thuật toán: (Dự kiến thời lượng 10’)
2.2.1 Mục tiêu: Khai thác các kiến thức đã hiểu, biết của học sinh để dẫn dắt vào nội dung thuật toán.
2.2.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận, giải quyết các vấn đề.
-Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, em còn biết cách nào khác không? Cách đó có hiệu quả không? Vì sao?
Em hãy mô tả thuật toán cho ví dụ gấp hình sau bằng sơ đồ khối?
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày ý kiến và thực hiện phiếu bài tập 1, 2, 3.
2.2.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Phiếu học tập1
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
3.Em hãy trình bày 2 cách để mô tả thuật toán?
Có hai cách để mô tả thuật toán là:
-Liệt kê các bước bằng ngôn ngữ tự nhiên.
-Sử dụng sơ đồ khối: là một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường có mũi tên để chỉ hướng thực hiện.
Phiếu học tập 2
A.Kí hiệu
B.Ý nghĩa
1. 
a.Bắt đầu hoặc kết thúc
2. 
b.Đầu vào hoặc đầu ra
3. 
c.Bước xử lí
4. 
d.Bước kiểm tra điều kiện
5. 
e.Chỉ hướng thực hiện tiếp theo
Phiếu học tập 3
Em hãy mô tả thuật toán cho ví dụ gấp hình sau bằng sơ đồ khối?
Câu hỏi?
Trả lời:
Bắt đầu
Tờ giấy hình vuông
Gấp hai đường chéo hình vuông để tạo nếp gấp, mở tờ giấy ra
Gấp 4 góc của tờ giấy vào tâm
Lật mặt bên kia
Tiếp tục gấp bốn góc vào tâm.
Đặt tờ giấy đã gấp nằm ngang, luồn ngón cái và ngón trỏ của 2 tay vào bốn góc ở mặt dưới.
Chỉnh sửa các nếp gấp.
Hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc
Kết thúc
2.2.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 1, 2, 3
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 1, 2, 3
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
Kiến thức mới:
- Có hai cách để mô tả thuật toán là:
-Liệt kê các bước bằng ngôn ngữ tự nhiên.
-Sử dụng sơ đồ khối: là một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường có mũi tên để chỉ hướng thực hiện.
Phiếu học tập 2
A.Kí hiệu
B.Ý nghĩa
1. 
a.Bắt đầu hoặc kết thúc
2. 
b.Đầu vào hoặc đầu ra
3. 
c.Bước xử lí
4. 
d.Bước kiểm tra điều kiện
5. 
e.Chỉ hướng thực hiện tiếp theo
3. Hoạt động 3: Luyện tập. (Dự kiến thời lượng 6’)
3.1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, mở rộng, khắc sâu những kiến thức đã học.
3.2. Nội dung: 
Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 5, 6, 10
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra đáp án đúng.
3.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Phiếu học tập 5
Em hãy sắp xếp các thành phần được đánh số trong hình để được thuật toán tính trung bình cộng của hai số a và b
Kết quả sắp xếp các bước:
1→3 →2 →4 →6 →5
Phiếu học tập 6
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B khi nói về sơ đồ khối của thuật toán:
A.Kí hiệu
B.Chức năng
A+B
1. 
a.Bắt đầu hoặc kết thúc
1+ a
2. 
b. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo
2+ c
3. 
c. Đầu vào hoặc đầu ra
3+ d
4. 
d. Bước xử lí
4+ e
5. 
e. Bước kiểm tra điều kiện
5+ b
Phiếu học tập 10
Câu hỏi?
Các lựa chọn:
Trả lời:
Thuật toán là gì?
A. Một dãy các cách giải quyết một nhiệm vụ.
B. Một dãy các kết quả nhận được khi giải quyết một nhiệm vụ.
C. Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.
D. Một dãy các dữ liệu đầu vào để giải quyết một nhiệm vụ.
C
Em hãy chọn các câu đúng?
A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu ban đầu.
C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.
A,B
Câu nào sau đây sai khi nói về vai trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?
A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi trong sơ đồ khối
B. Mũi tên được sử dụng để chỉ hướng thực hiện tiếp theo.
C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối
C
3.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh đọc nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 5, 6, 10.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 5, 6, 10.
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 15’)
4.1 Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu, giải quyết các yêu cầu thực tế.
4.2. Nội dung: 
Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 4, 7, 8, 9, 11
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra đáp án đúng.
4.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Học sinh quan sát hướng dẫn của giáo viên và thực hiện nhóm, cá nhân theo yêu cầu để rút ra kinh nghiệm kiến thức thực tế.
Phiếu học tập 4
Em hãy mô tả thuật toán cho ví dụ gấp hình sau bằng sơ đồ khối?
Câu hỏi?
Trả lời:
Bắt đầu
Lấy 250g xoài, 100g sữa chua, 1 thìa cà phê mật ongsữa chua, 1 thìa cà phê mật ong
Cho xoài vào tô
Nghiền nát xoài
Cho sữa chua và mật ong vào tô
Trộn đều hỗn hợp
Cho hỗn hợp vào khuôn làm kem
Đặt khuôn làm kem vào ngăn đá tủ lạnh trong thời gian ít nhất 4 tiếng
Kem sữa chua xoài
Kết thúc
Phiếu học tập 7
Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b 
1.Đầu vào:
Hai số a, b.
2.Đầu ra:
Trung bình cộng của hai số a, b.
Phiếu học tập 8
Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a, b 
1.Đầu vào:
Hai số tự nhiên a, b.
2.Đầu ra:
 Ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b
Phiếu học tập 9
Thuật toán tính tổng hai số a, b
1.Đầu vào:
 Hai số a, b.
2.Đầu ra:
 Tổng của hai số a và b
Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước
1.
 Nhập giá trị a, giá trị b.
2.
 Tính Tổng ← a + b
3.
Thông báo giá trị của Tổng
Phiếu học tập 11
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy mô tả thuật toán tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ theo cách: Liệt kê các bước.
Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước:
B1.Nhập giá trị a, giá trị b, giá trị c.
B2.Tổng ← a + b + c.
B3. Trung bình cộng ← Tổng : 3.
B4. Thông báo giá trị Trung bình cộng.
Em hãy mô tả thuật toán tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ theo sơ đồ khối.
Bắt đầu
Nhập giá trị a, giá trị b, giá trị c.
Tổng ← a + b + c.
Trung bình cộng ← Tổng : 3.
Trung bình cộng ← Tổng : 3.
Thông báo giá trị Trung bình cộng.
Kết thúc
4.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 4, 7, 8, 9, 11
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 4, 7, 8, 9, 11
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
HS: Sửa sai và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.
Chủ đề con 2. Các cấu trúc điều khiển:
1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 10’)
Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề:
- 1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh
- 2. Cấu trúc lặp
Hướng dẫn trò chơi tìm hiểu về đội thiếu niên tiền phong
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Dự kiến thời lượng 35’)
2.1. Nội dung 1: 1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh: (Dự kiến thời lượng 15’)
2.1.1. Mục tiêu: Từ hoạt động trải nghiệm ở phần khởi động, HS thảo luận để tiếp cận khái niệm cấu trúc tuần tự và cấu trúc rẽ nhánh.
2.1.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận , giải quyết vấn đề.
1.Trong trò chơi ở phần khởi động, điều kiện để người chơi được cộng điểm là gì?
2.Việc đánh giá điểm gồm những bước nào?
HS Thảo luận, giải quyết các vấn đề.
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản sau để tìm hiểu, mở rộng tri thức:
-Chúng ta đã biết, thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.
Ví dụ: Trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc được thực hiện lần lượt từng bước theo chiều đi từ đầu đến kết thúc là cấu trúc tuần tự.
-Trong trò chơi ở phần khởi động, nếu trả lời đúng được cộng 1 điểm, ngược lại không cộng điểm. Như vậy, tùy vào kết quả kiểm tra điều kiện câu trả lời là đúng hay sai mà bước xử lí tiếp theo sẽ rẽ nhánh tương ứng. Cấu trúc như vậy được gọi là cấu trúc rẽ nhánh (hay cấu trúc lựa chọn)
Em hãy vẽ sơ đồ của các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và giải thích? 
Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 12.
2.1.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
- Trong trò chơi ở phần khởi động, điều kiện để người chơi được cộng điểm là trả lời đúng câu hỏi.
- Việc đánh giá điểm gồm:
+Nếu trả lời đúng câu hỏi được cộng 1 điểm.
+Nếu trả lời sai câu hỏi hoặc hết giờ cộng 0 điểm.
+Kết quả cuối cùng là tổng số điểm em trả lời đúng.
Phiếu học tập12
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy vẽ sơ đồ của cấu trúc tuần tự và giải thích?
Cấu trúc tuần tự thực hiện lần lượt các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc.
Em hãy vẽ sơ đồ của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và giải thích?
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh.
Em hãy vẽ sơ đồ của cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và giải thích?
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh 1, nếu sai thì thực hiện lệnh 2.
2.1.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 12
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 12
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
HS: Sửa sai và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.
Kiến thức mới:
Cấu trúc tuần tự thực hiện lần lượt các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh 1, nếu sai thì thực hiện lệnh 2.
2.2. Nội dung 2: 2. Cấu trúc lặp: (Dự kiến thời lượng 20’)
2.2.1 Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi trả lời nhanh, từ hoạt động trải nghiệm, hoạc sinh thảo luận tiếp cận khái niệm cấu trúc lặp.
2.2.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận, giải quyết các vấn đề.
Hướng dẫn trò chơi trả lời nhanh:
Trong thời gian 10 giây, em hãy trả lời nhanh các câu hỏi, nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai bị trừ 2 điểm.
Kết quả là tổng số điểm đạt được
1.Trong trò chơi trả lời nhanh, hoạt động nào được lặp lại?
2.Điều kiện để dừng trò chơi là gì?
Em hãy vẽ sơ đồ và trình bày về cấu trúc lặp? 
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày ý kiến và hoàn thiện phiếu bài tập 13.
2.2.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
1.Trong trò chơi trả lời nhanh, hoạt động hỏi và đáp được lặp lại.
2.Điều kiện để dừng trò chơi là hết thời gian.
*Đây là một ví dụ về công việc được lặp lại nhiều lần. Việc lặp này được biểu diễn bởi cấu trúc lặp.
Phiếu học tập13
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy vẽ sơ đồ và trình bày về cấu trúc lặp? 
Điều kiện
Đúng
Lệnh
Sai
Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.
Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.
Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán.
2.2.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
-Phân công các nhóm tham gia trò chơi.
- Cho học sinh nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 13
* HS thực hiện nhiệm vụ
-Tham gia trò chơi trả lời nhanh.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 13
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
HS: Sửa sai và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.
Kiến thức:
Điều kiện
Đúng
Lệnh
Sai
Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.
Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.
Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán.
3. Hoạt động 3: Luyện tập. (Dự kiến thời lượng 20’)
3.1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, mở rộng, khắc sâu những kiến thức đã học.
3.2. Nội dung: 
Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 14, 17, 21, 22, 23, 24.
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra đáp án đúng.
3.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Phiếu học tập14
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy tạo sơ đồ minh họa việc thực hiện tuần tự công việc sau:
1.Xem thời khóa biểu để biết các môn học.
2.Lấy sách vở của các môn học.
3.Cho sách vở vào cặp.
Xem thời khóa biểu để biết các môn học
Lấy sách vở cua môn học
Cho sách vở vào cặp
Phiếu học tập17
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Bạn Khoa đang lập trình bằng Scratch, Khoa muốn chú mèo di chuyển liên tục 10 bước đến khi chạm biên thì dừng lại.
1.Điều kiện để chú mèo dừng lại là gì?
2. Điền các cụm từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ khối sau:
a.Di chuyển 10 bước
b.Chưa chạm biên?
c.Đúng
d.Sai
e.Dừng lại
*Điều kiện để chú mèo dừng lại là chạm biên.
1+b, 2+c, 3+ a, 4+d, 5+ e
Phiếu học tập21
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối có cấu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối?
a.Nếu sáng mai trời mưa em sẽ mang theo áo mưa.
b.Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
c.Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không em sẽ có kế hoạch khác.
*Câu b là cấu trúc lặp. Câu a, c là cấu trúc rẽ nhánh.
Phiếu học tập22
Em hãy quan sát hai sơ đồ khối sau và cho biết mỗi sơ đồ khối mô tả cấu trúc nào?
Cấu trúc lặp
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Phiếu học tập23
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy quan sát hai sơ đồ khối sau và minh họa lại bằng văn bản?
-Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần rồi làm bài tập. Còn nếu đã hiểu bài thì làm bài tập.
Phiếu học tập24
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy quan sát hai sơ đồ khối sau và minh họa lại bằng văn bản?
-Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc lặp. Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì làm bài tập (Việc làm bài tập chỉ thực hiện một lần)
3.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh đọc nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 14, 17, 21, 22, 23, 24.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 14, 17, 21, 22, 23, 24.
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 25’)
4.1 Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu, giải quyết các yêu cầu thực tế.
4.2. Nội dung: 
Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 15, 16, 18, 19, 20, 25.
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra đáp án đúng.
4.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động:
Học sinh quan sát hướng dẫn của giáo viên và thực hiện nhóm, cá nhân theo yêu cầu để rút ra kinh nghiệm kiến thức thực tế.
Phiếu học tập15
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy mô tả câu nói: "Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng" bằng sơ đồ khối và cho biết nó thuộc cấu trúc nào?
Phiếu học tập16
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy kể tên 2 công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước lặp lại nhiều lần?
*Học bài cho đến khi thuộc bài.
+B1. Học bài.
+B2.Nếu chưa thuộc bài lặp lại bước 1
*Rửa rau:
+B1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
+B2.Dùng tay đảo rau trong chậu.
+B3.Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu ra.
+B4.Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
Phiếu học tập18
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy trình bày câu dưới đây dạng sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh:
"Nếu có kẻ trên mạng đe dọa thì em cần nói cho cha mẹ biết".
Phiếu học tập19
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy trình bày câu dưới đây dạng sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh:
"Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm".
Phiếu học tập20
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy trình bày câu dưới đây dạng sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh:
"Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thì em không gửi".
Phiếu học tập25
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Giáo viên điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời có thì giáo viên gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì giáo viên đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo. Theo em việc điểm danh có thể mô tả bằng cấu trúc nào? 
Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả cấu trúc đó?
-Việc GV điểm danh có thể mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
4.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh đọc nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 15, 16, 18, 19, 20, 25.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 15, 16, 18, 19, 20, 25.
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
Chủ đề con 3. Chương trình máy tính:
1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : (Dự kiến thời lượng 2’)
Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề:
-Chương trình máy tính.
-Thực hành: Tạo chương trình máy tính.
Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản SGK để dẫn nhập vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Dự kiến thời lượng 23’)
2.1. Nội dung 1: 1. Chương trình máy tính: (Dự kiến thời lượng 23’)
2.1.1. Mục tiêu: Học sinh biết khái niệm ban đầu về chương trình máy tính, ngôn ngữ lập trình và mối liên hệ với thuật toán.
2.1.2 Nội dung: yêu cầu học sinh xem, đọc đoạn văn bản và thảo luận , giải quyết vấn đề.
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn bản sau để tìm hiểu, mở rộng tri thức:
Hai bạn An và Khoa đã chơi trò chơi "Làm theo chỉ dẫn". Khoa chuẩn bị một bức tranh đơn giản vẽ đồ vật và không cho An biết nội dung bức tranh. An không được nhìn bức tranh. Khoa lần lượt đưa ra chỉ dẫn để An vẽ lại bức tranh.
Sau khi hoàn thành công việc, hai bạn so sánh bức tranh An vẽ với bức tranh Khoa đã chuẩn bị để xem các chỉ dẫn của Khoa đã chuẩn bị để xem các chỉ dẫn của Khoa đã chuẩn bị để xem các chỉ dẫn của Khoa có rõ ràng không và An có thực hiện theo đúng chỉ dẫn không? 
Trong trò chơi "Làm theo chỉ dẫn", Khoa cần hiểu và thực hiện được chỉ dẫn của An để hoàn thành việc vẽ bức tranh. Các chỉ dẫn của An cũng cần phải rõ ràng, dễ hiểu để Khoa thực hiện được. Đó chính là một ví dụ về việc thực hiện thuật toán theo các bước được liệt kê bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Nếu thuật toán được chuyển giao cho máy tính thực hiện thì theo em, làm thế nào để máy tính có thể hiểu và thực hiện được?
Em hãy trình bày về những hiểu biết về chương trình?
Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày ý kiến 
Thực hiện phiếu bài tập 26, nhận xét, đánh giá, 
Ví dụ tính tổng 2 số a, b
Đầu vào: hai số a, b
Đầu ra: tổng của a và b
-1.Nhập hai số a và b
-2.Tong= a+b
-3.Thông báo giá trị của Tong
Thực hiện phiếu bài tập 27, nhận xét, đánh giá, 
2.1.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động
-Nếu thuật toán chuyển giao cho máy tính thực hiện thì cần sử dụng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình.
Phiếu học tập26
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy trình bày về chương trình?
Chương trình máy tính là một tập hợp các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình, thể hiện theo các bước của thuật toán để máy tính "hiểu" và thực hiện.
Một số lưu ý về chương trình?
-Máy tính thực hiện công việc theo chương trình.
-Chương trình là mô tả thuật toán để máy tính hiểu và thực hiện được.
-Chương trình dựa trên các dữ liệu đầu vào, tiến hành các bước xử lí để trả lại kết quả đầu ra.
Nêu ví dụ về ngôn ngữ lập trình?
Một số ngôn ngữ lập trình như: Python, C, Java, Pascal, Scratch, ....
Phiếu học tập27
Họ và tên:................................. ........................ Lớp:6a.... Nhóm...................
Câu hỏi?
Trả lời:
Dựa vào chương trình tính tổng 2 số a, b em hãy bổ sung nội dung vào các ô trong bảng sau:
Công việc
Mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên
Chương trình máy tính viết bằng Scratch (số thứ tự của câu lệnh)
Nhập dữ liệu đầu vào
Nhập hai số a và b
1, 2, 3, 4, 5, 6
Xử lí
Tổng ← a + b
7
Thông báo đầu ra
Thông báo giá trị của Tổng
8
2.1.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh đọc nguyên cứu và giải đáp vấn đề đặt ra vào phiếu học tập 26, 27
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, điền vào phiếu học tập 26, 27
* Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày nội dung trước lớp.
-Các nhóm, cá nhân khác đóng góp ý kiến, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo và đưa ra kết luận.
Kiến thức mới:
-Chương trình máy tính là một tập hợp các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình, thể hiện theo các bước của thuật toán để máy tính "hiểu" và thực hiện.
Lưu ý: 
-Máy tính thực hiện công việc theo chương trình.
-Chương trình là mô tả thuật toán để máy tính hiểu và thực hiện được.
-Chương trình dựa trên các dữ liệu đầu vào, tiến hành các bước xử lí để trả lại kết

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_vo_nhat_truong_chu_de_6_giai_quyet_van.docx