Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết các thành phần chính của trang tính.

- Hiểu được vai trò của thanh công thức.

- Biết được các đối tượng trên trang tính.

- Hiểu được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.

2.Năng lực

- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Giáo trình, phòng máy tính.

2. Học sinh: Kiến thức, sách giáo khoa.

 

docx 5 trang huongdt93 04/06/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Võ Văn
Bài soạn: Bài 2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (2 TIẾT)
Khối: 7
Tuần:
3
Ngày soạn:
25/3/2021
Tiết: 
1 +2
Ngày dạy:
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết các thành phần chính của trang tính.
- Hiểu được vai trò của thanh công thức.
- Biết được các đối tượng trên trang tính.
- Hiểu được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
2.Năng lực
- Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Giáo trình, phòng máy tính.
2. Học sinh: Kiến thức, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c) Sản phẩm: Hs quan sát và lắng nghe GV nói.
d) Tổ chức thực hiện:
Trình chiếu bảng ví dụ?Thông tin trên trang tính được trình bày như thế nào? Môn nào là môn em có điểm tổng kết cao nhất, thấp nhất? Điểm cao nhất của môn Toán là mấy điểm?Mỗi hàng, cột cho em thông tin có cùng loại hay không?
Mỗi ô trên trang tính đều cho ta thông tin hoàn toàn xác định tùy theo ô đó nằm ở hàng nào, cột nào. Để hiểu rõ hơn về bảng tính, ta cùng tìm hiều qua bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1
Hoạt động 1: Bảng tính
a) Mục tiêu: HS hiểu Bảng tính
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: Hiểu về bảng tính, các trang tính trong bảng tính và khi nào thì một trang tính là đang được kích hoạt.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giới thiệu về bảng tính, các trang tính trong bảng tính và khi nào thì một trang tính là đang được kích hoạt.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày kết quả
+ GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
1. Bảng tính
- Một bảng tính gồm nhiều trang tính.
- Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên viết bằng chữ đậm.
- Để kích hoạt một trang tính ta nháy chuột vào tên trang tương ứng.
Hoạt động 2: Các thành phần chính trên trang tính
a) Mục tiêu: HS biết các thành phần chính trên trang tính
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giới thiệu các thành phần chính trên một trang tính: Ô, khối, cột, hàng, thanh công thức 
- Giải thích chức năng của từng thành phần.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày kết quả
+ GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
2. Các thành phần chính trên trang tính
- Một trang tính gồm có các hàng, các cột, các ô tính ngoài ra còn có Hộp tên, Khối ô, Thanh công thức 
+ Hộp tên: Ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ ô được chọn.
+ Khối: Các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
+ Thanh công thức: Cho biết nội dung ô đang được chọn.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Chọn các đối tượng trên trang tính
a) Mục tiêu: HS biết các thao tác để chọn các đối tượng trên một trang tính.
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh các thao tác để chọn các đối tượng trên một trang tính.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày kết quả
+ GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
3. Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chọn một ô: Đưa chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô góc đối diện.
Hoạt động 2: Dữ liệu trên trang tính
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu dữ liệu trên trang tính
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Trình bày về các dữ liệu mà chương trình bảng tính có thể xử lí được.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày kết quả
+ GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Dữ liệu trên trang tính
a) Dữ liệu số
- Các số : 0, 1, 2, 3..., 9, +1, -6...
- Ngầm định : Dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
b) Dữ liệu kí tự
- Các chữ cái.
- Các chữ số.
- Các kí hiệu.
- Ngầm định: Dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Trong chương trình bảng tính, khi mở một bảng tính mới thường có:
A. hai trang tính trống.
B. một trang tính trống.
C. ba trang tính trống.
D. bốn trang tính trống.
Hiển thị đáp án
Một bảng tính là 1 tập tin bao gồm nhiều trang tính, một bảng tính mới sẽ bao gồm ba trang tính trống (sheet1, sheet2, sheet3).
Đáp án: C
Câu 2: Các thành phần chính trên trang tính gồm có:
A. Hộp tên, Khối, các ô tính.
B. Hộp tên, Khối, các hàng.
C. Hộp tên, thanh công thức, các cột.
D. Hộp tên, Khối, Thanh công thức.
Hiển thị đáp án
Các thành phần chính trên trang tính gồm có:
- Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới
- Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.
Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″
Ví dụ: C2:D3, A1:B3, ..
- Thanh công thức: cho biết nội dung của dữ liệu đang được chọn, ngoài ra còn có thể nhập, sửa nội dung của dữ liệu đó.
Đáp án: D
Câu 3: Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:
A. địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D.
B. địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
C. địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6.
D. địa chỉ của ô từ cột D đến cột 6.
Hiển thị đáp án
Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới. Vì vậy hộp tên hiển thị D6 cho ta biết địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
Đáp án: B
Câu 4: Trên trang tính, một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là:
A. ô liên kết.
B. các ô cùng hàng.
C. khối ô.
D. các ô cùng cột.
Hiển thị đáp án
Khối ô là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình. Ví dụ: A1:B3, ..
Đáp án: C
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, người ta viết C3:D5 có nghĩa là:
A. các ô từ ô C1 đến ô C3.
B. các ô từ ô D1 đến ô D5.
C. các ô từ hàng C3 đến hàng D5.
D. các ô từ ô C3 đến ô D5.
Hiển thị đáp án
Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình. Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″. Trong chương trình bảng tính, người ta viết C3:D5 có nghĩa là ô trên cùng bên trái là C3, ô dưới cùng bên phải là D5.
Đáp án: D
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
 Đổi tên trang tính: Thực hiện các bước chỉ dẫn trên hình 1.15 để đổi tên trang tính
Hình 1.15.Đổi tên trang tính
Nháy đúp vào tên trang tính
Gõ tên mới và nhấn phím Enter 
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài thực hành số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_bai_2_cac_thanh_phan_chinh_va_du_lieu.docx