Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.

- Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Biết chương trình máy tính là gì.

- Biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.

- Biết chương trình dịch là gì, thế nào là ngôn ngữ máy.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 8 trang huongdt93 04/06/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Hồng
Bài soạn: Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính 
Khối: 8
Tuần:
1
Ngày soạn:
Tiết: 
1-2
Ngày dạy:
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
- Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Biết chương trình máy tính là gì..
- Biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.
- Biết chương trình dịch là gì, thế nào là ngôn ngữ máy.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
- Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Cách hướng dẫn cho robot thực hiện công việc nhặt rác
c) Sản phẩm: 
- Đưa ra được cách chỉ dẫn cho robot di chuyển từ vị trí hiện thời, nhặt rác và bỏ vào thùng rác để ở nơi quy định.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Em có cách hướng dẫn nào khác cho rô-bốt thực hiện công việc nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác từ vị trí hiện tại tới đến vị trí theo quy định 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Biết được để máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người cần đưa cho máy tính các chỉ dẫn thích hợp
- Biết được chương trình máy tính là gì?
- Biết được tại sao cần phải viết chương trình?
- Lấy được ví dụ về chương trình.
b) Nội dung: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc
c) Sản phẩm: Biết viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Khi muốn mở một phần mèm trong máy tính em thực hiện như thế nào? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ HS Dùng chuột chọn biểu tượng trên màn hình nền hoặc dùng chuột vào Start -> Programs chọn chương trình cần mở.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
- Gv yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 SGK trang 6
- HS: Đọc, nghiên cứu 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Để chỉ dẫn một công việc nào đó cho máy tính thì máy tính sẽ thực hiện như thế nào?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
Khi con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.
 *Sản phẩm học tập:
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
Gv treo bảng phụ: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu Hình 1.2 SGK trang 7 trả lời câu hỏi
? Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc nào
- HS : Ñoïc và nghiên cứu ví dụ về chương trình SGK trang 7
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện thông qua các lệnh.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
1. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc: 
Khi con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.
Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện thông qua các lệnh
Hoạt động 2.2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1: Khi ra lệnh cho máy tính làm việc thì con người có hiểu được cách máy tính thực hiện công việc không?
Câu 2: Máy tính dùng những chữ số nào để mã hóa thông tin?
HS: Lắng nghe
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Câu 1: Hiểu được máy tính thực hiện công việc đó thông qua ngôn ngữ máy tính.
Câu 2: 
Máy tính chỉ dùng các số 0,1 để mã hóa thông tin. Các dãy bít là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, được gọi là ngôn ngữ máy.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
-------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Gv: Y/c HS đọc tìm hiểu thông tin trong SGK 
Và trả lời câu hỏi sau:
? Thế nào là ngôn ngữ máy
? Ngôn ngữ lập trình được hiểu như thế nào
? Khi viết chương trình trên ngôn ngữ lập trình thì máy tính có hiểu được không?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính thì gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Khi viết chương trình trên ngôn ngữ lập trình thì máy tính vẫn không hiểu được mà phải thông qua một trình dịch sang ngôn ngữ máy thì máy tính mới hiểu và thực hiện được công việc.
- Khi tạo ra một chương trình máy tính ta cần thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
Hiểu được máy tính thực hiện công việc đó thông qua ngôn ngữ máy tính.
- Máy tính chỉ dùng các số 0,1 để mã hóa thông tin. Các dãy bít là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, được gọi là ngôn ngữ máy.
- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính thì gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Khi viết chương trình trên ngôn ngữ lập trình thì máy tính vẫn không hiểu được mà phải thông qua một trình dịch sang ngôn ngữ máy thì máy tính mới hiểu và thực hiện được công việc.
- Khi tạo ra một chương trình máy tính ta cần thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Biết ngôn ngữ lập trình dùng để làm gì. Tại sao cần phải viết chương trình. Chương trình dịch dùng để làm gì.
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức qua các bài tập đơn giản
c) Sản phẩm: Biết ngôn ngữ lập trình, biết chương trình dich.
d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Trong ví dụ về rô-bốt, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô-bôt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Hãy xác định vị trí mới của rô –bốt sau khi thực hiện xong chương trình với thay đổi trên. Em hãy bổ sung hai lệnh để đưa rô-bôt trở lại vị trí ban đầu.
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Nếu thay đổi thứ tự lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô –bốt không thực hiện được công việc nhặt rác.
- Vị trí mới của rô-bốt sẽ cách vị trí ban đầu 1 bước về bên trái.
Thêm 2 lệnh là quay phải tiến 1 bước
Tiến 2 bước.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài tập: 
Trong ví dụ về rô-bốt, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô-bôt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Hãy xác định vị trí mới của rô –bốt sau khi thực hiện xong chương trình với thay đổi trên. Em hãy bổ sung hai lệnh để đưa rô-bôt trở lại vị trí ban đầu.
- Nếu thay đổi thứ tự lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô –bốt không thực hiện được công việc nhặt rác.
- Vị trí mới của rô-bốt sẽ cách vị trí ban đầu 1 bước về bên trái.
Thêm 2 lệnh là quay phải tiến 1 bước
Tiến 2 bước.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Kể tên một số ngôn ngữ lập trình khác
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức qua các bài tập đơn giản
c) Sản phẩm: Kể tên được một số ngôn ngữ lập trình khác.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Em có thể kể tên một số ngôn ngữ lập trình khác không?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Ngôn ngữ C, Basci, Pascal, Python, 
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Bài tập: Em có thể kể tên một số ngôn ngữ lập trình khác không?
Ngôn ngữ C, Basci, Pascal, Python, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_1_may_tinh_va_chuong_trinh_may_tin.docx