Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 10: Làm quen với giải phẩu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thanh Loan

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 10: Làm quen với giải phẩu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thanh Loan

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm.

- Thông qua phần mềm HS có thể khám phá chức năng của một số bộ phận trên cơ thể người.

- Quan sát kĩ các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ một cách chi tiết.

- Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- HS sử dụng được phần mềm, hỗ trợ tốt bộ môn Sinh học

3. Phẩm chất:

- Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc tài liệu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm, sẵn sàng, chia sẻ, hợp tác trong nhóm

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 12 trang huongdt93 4970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 10: Làm quen với giải phẩu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thanh Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Đinh Thị Thanh Loan
Bài soạn: Làm quen với giải phẩu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 10: LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẨU CƠ THỂ NGƯỜI BẰNG PHẦN MỀM ANATOMY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm.
- Thông qua phần mềm HS có thể khám phá chức năng của một số bộ phận trên cơ thể người. 
- Quan sát kĩ các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ một cách chi tiết.
- Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- HS sử dụng được phần mềm, hỗ trợ tốt bộ môn Sinh học
3. Phẩm chất: 
- Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc tài liệu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm, sẵn sàng, chia sẻ, hợp tác trong nhóm
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- HS biết mục đích của việc dùng hình ảnh, mô hình để học “Giải phẩu cơ thể người”.
- Tổ chức tình huống học tập 
b) Nội dung: Chức năng, tác dụng của việc sử dụng mô hình mô phỏng trong việc học “Giải phẩu cơ thể người”
c) Sản phẩm: 
- Biết chức năng và mục đích của việc dùng hình ảnh, mô hình để học “Giải phẩu cơ thể người”
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thực hiện, hoàn thành phiếu học tập số 1
*Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
*Báo cáo kết quả và thảo luận: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
® Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về “Giải phẩu cơ thể người” với phần mềm mô phỏng Anatomy. Phần mềm này đáp ứng tất cả các điều nói trên.
® Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Trong bộ môn Sinh học “Giải phẩu cơ thể người” người ta thường dùng hình ảnh hoặc mô hình để HS quan sát và qua đó bài học sẽ sống động, dễ hiểu hơn. Theo em, với mô hình như vậy ta có thể làm được gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu:
- Hiểu được mục đích, chức năng của phần mềm.
- Biết cách khởi động và chức năng của các nút lệnh trên phần mềm. 
- Sử dụng được phần mềm để mô phỏng, quan sát một cách chi tiết các hệ cơ quan đã học như hệ xương, hệ cơ, hề tuần hoàn, hệ hô hấp, 
b) Nội dung: Biết cách sử dụng phần mềm để mô phỏng giải phẩu cơ thể người. 
c) Sản phẩm: Sử dụng được phần mềm để mô phỏng, quan sát các hệ cơ quan trong cơ thể người. 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Cùng làm quen với phần mềm Anatomy
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: 
GV: Giới thiệu phần mềm thông qua các câu hỏi gợi ý.
? Hãy nêu mục đích sử dụng của phần mềm.
+ Tìm hiểu cách khởi động và giới thiệu màn hình chính của phần mềm.
? Hãy nêu cách để khởi động phần mềm
GV: Giới thiệu phần mềm: 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- HS so sánh tính năng của phần mềm so với mô hình cụ thể ở môn Sinh học 8.
- HS trình bày các cách để khởi động phần mềm:
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng 
+ Nháy chuột phải vào biểu tượng phần mềm à Open.
+ Nháy chuột trái vào biểu tượng phần mềm à Enter
- Thực hiện nháy chuột vào lệnh LEARN
à Màn hình có 8 biểu tượng tương ứng 8 chủ đề.
*Báo cáo kết quả và thảo luận: Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
Mỗi khi khởi động phần mềm, màn hình chính có chứa hai nút lệnh LEARN(HỌC) và EXERCISES (BÀI TẬP) xuất hiện
Nháy chuột vào nút lệnh LEARN:
I. Cùng làm quen với phần mềm Anatomy.
- Mục đích của phần mềm:
+ Quan sát các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh,..
+ Khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người.
 - Phần mềm có hai nút lệnh Learn (học) và Exercises (bài tập) 
- Tám biểu tượng tương ứng với 8 chủ đề: 
 + Hệ hô hấp
 + Hệ tuần hoàn
 + Hệ tiêu hóa
 + Hệ bài tiết
 + Hệ thần kinh
 + Hệ xương
 + Hệ cơ
 + Hệ sinh dục
Hoạt động 2.2: Làm quen với hệ xương
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:
- GV: Thực hiện chọn biểu tượng hệ xương.
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và quan sát các thành phần của hệ xương.
- GV thực hiện các thao tác mẫu
- Màn hình xuất hiện gồm:
+ Nút quay về màn hình chính
+ Nút quay về màn hình LEARN
+ Hình mô phỏng
+ Thanh trượt phóng to, thu nhỏ mô hình mô phỏng.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý quan sát, lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Lên máy thực hiện lại các thao tác. 
*Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các thao tác và sử dụng được các nút lệnh để điều khiển. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
-------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2
- GV gợi ý HS tự tìm hiểu cách sử dụng phần mềm
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác theo yêu cầu:
+ Thao tác trực tiếp trên mô hình: dịch chuyển, xoay mô hình, phóng to, thu nhỏ mô hình.
+ Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng
+ Quan sát chi tiết hệ xương
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu và quan sát, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ xương. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
2. Hệ xương:
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
a) Các thao tác trực tiếp trên mô hình mô phỏng:
 -Dịch chuyển: kéo thả chuột theo chiều lên xuống
- Xoay mô hình: kéo thảo chuột theo chiều ngang, từ trái sang phải hoặc ngược lại
- Phóng to, thu nhỏ: Di chuyển nút tròn trên thanh trượt hoặc dùng nút cuộn. 
b)Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng
- B1: Chọn nút dấu + phía beeb trái màn hình
- B2: Chọn các cơ quan cần hiển thị 
c) Quan sát chi tiết các hệ giải phẩu cơ thể người.
- Nháy chuột vào bộ phận muốn quan sát, bộ phận này sẽ đổi màu.
- Muốn huỷ nháy đúp chuột bên ngoài khu vực có mô phỏng
- Có thể ẩn bộ phận này khỏi mô hình
Hoạt động 2.3: Làm quen với hệ cơ
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm một vài bộ phận của hệ cơ.
- Nêu chức năng của hệ cơ
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ cơ. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
3. Hệ cơ:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ MUSCULAR SYSTEM để tìm hiểu về hệ cơ.
- Cơ bám vào xương có chức năng co, dãn để làm cho xương chuyển động
Hoạt động 2.4: Làm quen với hệ tuần hoàn
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ tuần hoàn
- Gợi ý để HS tự tìm hiểu trên máy tính
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
- Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của quả tim người
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ tuân hoàn. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
4. Hệ tuần hoàn: 
 Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ tuần hoàn của con người.
- Chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mô tả chi tiết toàn bộ hoạt động của vòng tuần hoàn trong cơ thể người.
Hoạt động 2.5: Làm quen với hệ hô hấp
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ hô hấp
- Nêu chức năng của hệ hô hấp?
- Các bộ phận của hệ hô hấp
- Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ hô hấp. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
- Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ hô hấp.
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ hô hấp. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
5. Hệ hô hấp:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ RESPIRATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ hô hấp.
- Hệ hô hấp có chức năng đặc biệt là làm giàu oxi trong máu thông qua trao đổi chất với bên ngoài, ví dụ hít thở không khí. Thông qua hít thở, hệ hô hấp lấy Oxi đưa vào máu và sau đó lấy CO2 trong máu để thải ra ngoài.
Một số bộ phận chính:
- Phổi: Bao gồm màng phổi bên ngoài, hai lá phổi bên trong, phổi được bảo vệ bên trong lồng ngực bởi hệ thống các xương sườn 
- Các bộ phận bên trong: Khoang mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản và các phế quản, phế nang trong phổi
Hoạt động 2.6: Làm quen với hệ tiêu hóa
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ tiêu hóa.
- Nêu chức năng của hệ tiêu hóa?
- Các bộ phận của hệ tiêu hóa?
- Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ tiêu hóa. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
- Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ tiêu hóa.
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ tiêu hóa. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
6. Hệ tiêu hoá:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ DIGESTIVE SYSTEM để tìm hiểu hệ tiêu hoá.
- Chức năng là tiếp quản thức ăn từ miệng và tiêu hoá, hấp thụ, biến thức ăn thành năng lượng đi nuôi cơ thể.
Hoạt động 2.7: Làm quen với hệ bài tiết
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ bài tiết.
- Nêu chức năng của hệ bài tiết?
- Các bộ phận của hệ bài tiết?
- Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ bài tiết. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
- Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ bài tiết
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ bài tiết. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
7. Hệ bài tiết:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ EXCRETOR SYSTEM để tìm hiểu hệ bài tiết.
- Chức năng thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể.
Hoạt động 2.8: Làm quen với hệ thần kinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ thần kinh.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thực hiện thao tác trên máy tính cá nhân. 
- Tìm hiểu các thành phần của hệ thần kinh.
*Sản phẩm học tập:
- HS sử dụng được thành thạo các chức năng của phần mềm để quan sát chi tiết hệ thần kinh. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
8. Hệ thần kinh:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ NERVOUS SYSTEM để tìm hiểu hệ thần kinh.
- Hệ thần kinh chia làm 2 phần: hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức về bộ môn giải phẩu cơ thể người thông qua phần mềm Anatomy cho HS.
b) Nội dung: Các câu hỏi về giải phẩu cơ thể người. 
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi thông qua quan sát trên phần mềm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa theo cá nhân.
1/ Trong hệ xương của con người, xương nào dài nhất, xương nào dài thứ hai?
2/ Trong quả tim người có mấy cái van lớn? Các van này nằm ở bộ phận nào trong trái tim? Công dụng dụng của các van này là gì?
3/ Trong cơ thể người, cơ nào khỏe nhất? Cơ nào dài nhất? 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát phần mềm và quan sát trả lời. 
*Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: (GV thực hiện mẫu thao tác)
Câu 1: Trong hệ xương của con người, xương nào dài nhất, xương nào dài thứ hai?
Trả lời: Trong hệ xương của con người xương đùi là dài nhất, xương cẳng chân dài thứ hai.
Câu 2: Trong quả tim người có mấy cái van lớn? Các van này nằm ở bộ phận nào trong trái tim? Công dụng dụng của các van này là gì?
Trả lời: 
Có bốn loại van tim chính, nằm ở trung tâm là van ba lá ngăn thông nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy
Van động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim ngăn|thông|nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi.
Van hai lá ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Cho phép máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
Van động mạch chủ ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Van tim quyết định hướng chảy tuần hoàn máu theo một chiều nhất định.
Câu 3: Trong cơ thể người, cơ nào khỏe nhất? Cơ nào dài nhất? 
Trả lời: 
- Cơ khỏe nhất còn tùy thuộc vào thể trạng và quan niệm của mỗi người. Có người sẽ cho rằng cơ đùi là khỏe nhất. Nhưng cũng có người cho rằng cơ tim mới là cơ khỏe nhất vì tim hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời con người.
- Cơ dài nhất là cơ đùi.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Mở rộng kiến thức cho HS, HS biết sử dụng chức năng Exercises để kiểm tra kiến thức phần mềm.
b) Nội dung: Tìm hiểu chức năng Exercises
c) Sản phẩm: HS biết cách kiểm tra kiến thức của phần mềm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Hướng dẫn chức năng Exercises của phần mềm.
Yêu cầu HS thực hiện: chọn chủ đề, thời gian làm bài, chọn số câu hỏi để bắt đầu làm bài. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện kiểm tra trên máy cá nhân. 
*Sản phẩm học tập:
HS sử dụng được chức năng Exercises để kiểm tra kiến thức, 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo và thực hiện thao tác. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Ở màn hình chính của phần mềm, nháy chuột vào biểu tưởng có chữ EXERCISES để vào chức năng kiểm tra kiến thức của phần mềm. 
- Nháy chuột cọn một trong ba biểu tưởng trong màn hình kiểm tra, màn hình như sau xuất hiện để thực hiện các lựa chọn trước khi làm bài.
Khi làm xong phần mềm sẽ thông báo ngay kết quả trên màn hình và em có thể làm lai hoặc tiếp tục.
Các dạng câu hỏi kiểm tra của phần mềm.
1. FIND: Tìm bộ phận theo tên.
2. QUIZ: Tìm bô phận theo chức năng.
3. TEST: nhận dạng bô phận đã đánh dấu trên màn hình.
Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Họ và tên : Nhóm: .. Lớp: 
Theo em, khi dùng mô hình để quan sát trong bộ môn Sinh học học “Giải phẩu cơ thể người” chúng ta có thể làm được gì?
Quan sát chi tiết bằng cách phóng to, thu nhỏ mô hình
Xoay mô hình để quan sát được từ nhiều hướng của các bộ phận cơ thể người
Quan sát từ bên ngoài hoặc từ bên trong các bộ phận cơ thể người
Tháo rời hoặc lắp ghép các bộ phận 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_10_lam_quen_voi_giai_phau_co_the_n.docx