Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Nêu được các thành phần cơ bản của một chương trình .

- Hiểu được cách viết từ khóa và tên, các quy tắc để gõ.

- Phân biệt được từ khóa và tên.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 14 trang huongdt93 04/06/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn: Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình. (2 tiết)
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Nêu được các thành phần cơ bản của một chương trình .
- Hiểu được cách viết từ khóa và tên, các quy tắc để gõ.
- Phân biệt được từ khóa và tên.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chương trình và thành phần trong ngôn ngữ lập trình
a) Mục tiêu: - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gợi ý và cho hs tìm hiểu Ví dụ 1. (SGK trang 9)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
- Đây là chương trình có 5 dòng lệnh, mỗi lệnh gồm có các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng. Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm các chữ cái nào?
- Mỗi câu lệnh gồm các từ và các kí hiệu được viết theo một quy tắc nhất định.
- Tóm lại ngôn ngữ lập trình gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+, -, *, /,...), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,...
- Gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh tạo thành 1chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ khóa và tên
a) Mục tiêu: - Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
	- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Xét ví dụ phần 1, tìm hiểu thế nào là từ khóa, đâu là tên? Cách đặt tên và quy tắc đặt tên. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
- Ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định.
- Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình:
§ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
§ Tên không được trùng với các từ khoá.
 § Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được có khoảng trắng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm:
 A. tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh
 B. tạo thành một chương trình hoàn chỉnh
 C. và thực hiện được trên máy tính
 D. Cả A, B và C
Hiển thị đáp án
 Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc dùng để viết các lệnhtạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính .
 Đáp án: D
Câu 2: Từ khóa dùng để khai báo là:
 A. Program, Uses
 B. Program, Begin, End
 C. Programe, Use
 D. Begin, End
Hiển thị đáp án
 + Program: là từ khóa khai báo tên chương trình.
 + Uses: từ khóa khai báo thư viện.
 Đáp án: A
Câu 3:Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên:
 A. Có ý nghĩa như nhau
 B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó
 C. Có thể trùng nhau
 D. Các câu trên đều đúng
Hiển thị đáp án
 Trong ngôn ngữ lập trình khi sử dụng từ khóa và tên, người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó.
 Đáp án: B
Câu 4: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình :
 A. ngắn gọn
 B. dễ hiểu
 C. dễ nhớ
 D. A, B và C
Hiển thị đáp án
 Để dễ sử dụng, nên đặt tên chương trình ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tên phải đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
 Đáp án: D
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
1) Hãy cho biết các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình?
2) Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Cho biết cách đặt tên trong chương trình? 	
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
5. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng
a) Mục tiêu: Học sinh tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS sử dụng mạng Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: truy cập mạng Internet để tìm hiểu.
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.
	- Làm quen với ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Biết được cấu trúc chung của 1 chương trình máy tính .
- Bước đầu làm quen được với ngôn ngữ lập trình Pascal.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc chung của chương trình
a) Mục tiêu: - Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 sử dụng lại ví dụ 1 để mô tả cấu trúc chung của chương trình.
Chương trình trong ví dụ 1, phần khai báo và phần thân gồm có các lệnh nào? 
Phần thân bắt buộc phải có, phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu có phần khai báo thì phải đặt trước phần thân chương trình.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
P Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để : 
§ Khai báo tên chương trình; 
§ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác.
P Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 
Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về ngôn ngữ lập trình
a) Mục tiêu: - Làm quen với ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Chiếu hình và giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Pascal.
Khi khởi động phần mềm Turbo Pascal, cửa sổ soạn thảo chương trình như hình 8 (SGK). Ta có thể sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản với Word.
Sau khi đã soạn thảo xong, ta làm như thế nào để kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp của lệnh (dịch)? 
Nếu đã hết lỗi chính tả, màn hình có dạng như hình 9 (SGK) sẽ xuất hiện.
Để chạy chương trình ta thao tác như thế nào?
Trên cửa sổ kết quả của chương trình sẽ hiện ra dòng chữ "Chao Cac Ban" như hình 10 (SGK).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
† Khởi động phần mềm Turbo Pascal, cửa sổ chương trình xuất hiện:
† Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch chương trình.
† Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 5:Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Hiển thị đáp án
 Gồm 2 phần:
 - Phần khai báo: khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.
 - Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc phải có.
 Đáp án: B
Câu 6:Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để :
 A. Khai báo tên chương trình
 B. Khai báo các thư viện
 C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện
 D. Khai báo từ khóa
Hiển thị đáp án
 Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.
 Đáp án: C
Câu 7:Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím:
 A. Alt+F9
 B. Ctrl+F9
 C. Shift+F9
 D. Alt+F2
Hiển thị đáp án
 Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Để biên dịch để kiểm tra lỗi chương trình nhấn tổ hợp phím Alt+F9.
 Đáp án: B
Câu 8:Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là:
 A. là những từ dành riêng
 B. cho một mục đích sử dụng nhất định
 C. cho những mục đích sử dụng nhất định
 D. A và B
Hiển thị đáp án
 Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác. Ví dụ trong NNLT Pascal : Program, Uses, Begin, Writeln là những từ khóa.
 Đáp án: D
Câu 9:Tên chương trình do ai đặt?
 A. học sinh
 B. sinh viên
 C. người lập trình
 D. A và B
Hiển thị đáp án
 Tên chương trình do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:
 + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
 + Tên không được trùng với các từ khóa
 + Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
 Đáp án: C
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
1) Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình?
2) Hãy trả lời câu hỏi bài tập 6 (SGK trang 13). 	
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
5. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng
a) Mục tiêu: Học sinh tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS sử dụng mạng Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: truy cập mạng Internet để tìm hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_2_lam_quen_voi_chuong_trinh_va_ngo.docx