Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Đỗ Cao Kiên

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Đỗ Cao Kiên

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS biết khái niệm kiểu dữ liệu trong Pascal

- HS biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu kiểu số.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- HS biết tương tác giữa người và máy qua các câu lệnh nhập xuất.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc;

- Tích cực thực hành, thảo luận, cẩn thận trong viết chương trình.

- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, hiệu quả.

 

docx 8 trang huongdt93 04/06/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Đỗ Cao Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Đỗ Cao Kiên
Bài soạn: Tin 8 - Bài 3 - Chương trình máy tính và dữ liệu
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm kiểu dữ liệu trong Pascal
- HS biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu kiểu số.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- HS biết tương tác giữa người và máy qua các câu lệnh nhập xuất.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc;
- Tích cực thực hành, thảo luận, cẩn thận trong viết chương trình.
- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, hiệu quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh: bút viết, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Biết cấu trúc của chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình.
- Phần khai báo có thể có hoặc không.
- Phần thân chương trình bắt buộc phải có.
- Phần thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa Begin, kết thúc bằng End.
b) Nội dung: Em hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình, phần nào quan trọng nhất?
c) Sản phẩm: Biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình. Biết phần nào quan trọng nhất.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS hoạt động thảo luận theo nhóm 2.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tích cực thảo luận tìm câu trả lời.
*Sản phẩm học tập:
Các nhóm ghi câu trả lời trên giấy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Từng nhóm báo cáo kết quả.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Em hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình, phần nào quan trọng nhất?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Biết các kiểu dữ liệu trong Pascal.
- Biết các phép toán với dữ liệu kiểu số.
- Biết các phép so sánh.
- Biết giao tiếp người - máy tính.
b) Nội dung: 
- Các kiểu dữ liệu.
- Các phép toán.
- Các phép so sánh.
- Giao tiếp người - máy tính.
c) Sản phẩm: HS nắm được nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Bằng những hiểu biết toán học thông thường, em có thể dễ dàng xác định được các phép toán sau có nghĩa hay không có nghĩa:
5.1>5
4+7
20 – “Giai điệu tự hào”
9. 5 mod 3
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Suy nghĩ.
*Sản phẩm học tập:
HS: Chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đưa ra thông tin: Khi lập trình, chúng ta phải xử lí các kiểu dữ liệu khác nhau như chữ, số nguyên, số thập phân... các ngôn ngữ lập trình thường định nghĩa sẵn các kiểu dữ liệu cơ bản, cùng với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó.
HS: Nghe và ghi bài.
GV chuẩn bị bảng phụ có hình 18 trong SGK. GV treo cho HS quan sát.
GV: Chúng ta làm quen với bốn kiểu dữ liệu cơ bản: xâu kí tự, kí tự, số nguyên, số thực.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ cho từng kiểu dữ liệu
HS: Trả lời
HS khác nhận xét.
GV: (chuẩn bị bảng phụ) Giới thiệu bảng 1.1: Một số kiểu DL cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal.
GV: Chú ý trong Pascal, để chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, phải đặt dãy số đó trong cặp dấu nháy đơn.
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
- Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân, 
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
+ Số nguyên: Số học sinh, số sách, số máy tính, 
+ Số thực: chiều cao, điểm trung bình, 
+ Kí tự: Là một chữ, chữ số hay kí hiệu đặc biệt khác. Ví dụ: “a”, “A”, “+” 
+ Xâu kí tự (hay xâu): là dãy các chữ cái lấy từ bàng chữ cái của ngôn ngữ lập trình: “26/12/1999”, “Lop 8E”, “hello”, 
Hoạt động 2.2: Các phép toán với kiểu dữ liệu số
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Khi tính toán chúng ta thường làm những phép tính toán cơ bản nào? Thứ tự thực hiện?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm 2
*Sản phẩm học tập:
HS: Chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu HS quan sát vào bảng liệt kê các phép toán trong hai kiểu dữ liệu nguyên và thực từ đó so sánh kí hiệu các phép toán trong ngôn ngữ lập trình pascal có gì khác so với kí hiệu trong toán học?
HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.
GV: Lấy ví dụ về hai phép toán div, mod:
7 div 2 = 3; -7 div 2 = -3
7 mod 2 = 1; -7 mod 2= -1
GV: Đặt câu hỏi trong toán học thứ tự các phép toán được ưu tiên như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Khẳng định: Quy tắc tính toán các biểu thức trong tin học cũng giống như toán học. 
HS: Nghe giảng và ghi bài
GV: Chú ý: Trong toán học ta có thể sử dụng ngoặc vuông, ngoặc nhọn và ngoặc tròn để gộp các phép toán nhưng trong ngôn ngữ Pascal thì chúng ta chỉ có thể sử dụng dấu ngoặc tròn cho mục đích này; Ngoài ra ta có thể sử dụng dấu ngoặc nhọn cho mục đích chú thích cho dòng lệnh (khi chạy chương trình thì máy không dịch nội dung chứa trong dấu ngoạc nhọn).
Ví dụ: Tong:= (a+b)/2; { tính trung bình cộng hai số}
GV: Gọi HS lên bảng viết biểu thức toán học sau sang ngôn ngữ pascal: 
HS: Lên bảng.
2. Các phép toán với kiểu dữ liệu số
- Bảng 1
- Quy tắc tính các biểu thức số học:
+ Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước;
+ Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, chia, chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
+ Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Chú ý:
Khi viết các biểu thức toán học thường sử dụng dấu ngoặc tròn, dấu ngoặc vuông, dấu ngoặc nhọn, nhưng trong các ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn.
Hoạt động 2.3: Các phép so sánh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trong toán học, các em thường sử dụng các phép so sánh nào? Trong tin học thì sao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm 2
*Sản phẩm học tập:
HS: Chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Các phép so sánh trong toán học và tin học đều giống nhau, tuy nhiên chúng khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ lập trình.
HS: Nghe và ghi bài.
GV: Lấy ví dụ: 9>=6 có giá trị đúng; 10<3 có giá trị sai, x<10x + 3 tùy thuộc vào giá trị của x.
Vậy 26- 9<=18 có giá trị đúng hay sai?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
3. Các phép so sánh
- Khi viết chương trình, để so sánh dữ liệu (số, biểu thức, ) chúng ta sử dụng các ký hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định.
- Ký hiệu các phép toán và phép so sánh có thể khác nhau, tùy theo từng ngôn ngữ lập trình.
- Bảng 4
Hoạt động 2.4: Giao tiếp người – máy tính 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Con người thường có nhu cầu can thiệp vào quá trình tính toán, thực hiện việc kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung. Ngược lại, máy tính cũng cho thông tin về kết quả tính toán, gợi ý, thông báo, Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều như thế được gọi là giao tiếp hay tương tác giữa người và máy tính.
GV: Thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình. Để thông báo kết quả lên màn hình, ta dùng lệnh write hoặc writeln.
Muốn in lên màn hình dòng chữ “Chao lop 8D” ta làm thế nào?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm 2
*Sản phẩm học tập:
HS: Chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Một trong những tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu. Để nhập dữ liệu ta dùng lệnh read.
GV: Có hai chế độ tạm ngừng của chương trình: Tạm ngừng trong một khoảng thời gian xác định và tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím.
GV: Hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp người máy tính trong khi chạy chương trình.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
4. Giao tiếp người – máy tính 
a) Thông báo kết quả tính toán
Lệnh: 
 Write(‘Dien tich hinh tron la’,x);
Thông báo: 
 Dien tich hinh tron la 49.35
b) Nhập dữ liệu
Lệnh: Write(‘Ban hay nhap nam sinh:’);
 Read(NS);
Thông báo: 
 Ban hay nhap nam sinh:
c) Tạm ngừng chương trình
Lệnh:
 Writeln(‘Cac ban cho 2 giay nhe ’);
 Delay(2000);
Hoặc: Writeln(‘So Pi = ‘,Pi);
 Readln;
Thông báo:
 Cac ban cho 2 giay nhe 
Hoặc: So Pi = 3.1415927
d) Hộp thoại
- Khi người lập trình muốn thoát khỏi chương trình đang chạy, hộp thoại thông báo xuất hiện: Nếu nháy chuột vào nút Đồng ý, chương trình sẽ kết thúc còn nếu nháy nút Hủy lệnh, chương trình vẫn tiếp tục như bình thường.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Biết cách chuyển biểu thức toán học thành biểu thức trong Pascal.
b) Nội dung: Chuyển biểu thức toán học thành biểu thức trong Pascal
c) Sản phẩm: Các nhóm ghi kết quả trên bảng phụ.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện yêu cầu
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tích cực hoạt động nhóm
*Sản phẩm học tập:
Các nhóm trình bày kết quả trên bảng phụ
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Từng nhóm treo bảng phụ 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu kết quả, các nhóm nhận xét chéo
15*4-30+12
((10+2)*(10+2)-24)/(3+1)
(10+5)/(3+1)-18/(5+1)
(10+2)*(10+2)/(3+1)
Viết các biểu thức toán học sau dưới dạng biểu thức trong Pascal.
a. 15x4-30+12;	 
b. ;
c. ;	 
d. ;
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
......
*Sản phẩm học tập:
 ..
*Báo cáo kết quả và thảo luận
.......
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
.........
Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào.
Bảng 1.2:
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
Cộng
Số nguyên, số thực
-
Trừ
Số nguyên, số thực
*
Nhân
Số nguyên, số thực
/
Chia
Sô nguyên, số thực
div
Chia lấy phần nguyên
Số nguyên
mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
Bảng 4:
Kí hiệu trong Pascal
Phép so sánh
Ký hiệu toán học
=
Bằng
=
<>
Khác
≠
<
Nhỏ hơn
<
<=
Nhò hơn hoặc bằng
≤
>
Lớn hơn
>
>=
Lớn hơn hoặc bằng
≥

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_3_chuong_trinh_may_tinh_va_du_lieu.docx