Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Trình bày được một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh.
- Trình bày được sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
- Giải thích được cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
- Nhắc lại được cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ
- Trình bày được cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được câu lệnh điều kiện trong Pascal để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh điều kiện. Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện. Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
Ngày soạn: BÀI 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN Môn học: Tin học 8 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Trình bày được một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh. - Trình bày được sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình - Giải thích được cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện - Nhắc lại được cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ - Trình bày được cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin. b. Năng lực thành phần - Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. - Nld: Sử dụng được câu lệnh điều kiện trong Pascal để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh điều kiện. Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện. Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình - Nle: Có khả năng làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Phần, bảng, máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu - GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo. - HS: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu hoạt động: + Hiểu được cách xác định bài toán và mô tả thuật toán. + Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu sử dụng câu lệnh điều kiện để giải quyết các bài toán trong thực tế. b) Nội dung: + Xác định bài toán và mô tả thuật toán. + Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu sử dụng câu lệnh điều kiện để giải quyết các bài toán trong thực tế. c) Sản phẩm: + Học sinh mô tả được thuật toán của bài toán: Cho hai số thực a và b. Hãy trình bày kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó. + Học sinh có nhu cầu mong muốn được hiểu về câu lệnh điều kiện. d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV: Cho hai số thực a và b. Hãy trình bày kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1: + Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 1: + HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình thông qua phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 1: Thuật toán: B1: Nếu a> b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển đến B3. B2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại, kết quả là “a bằng b”. B3: Kết thúc thuật toán. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: GV: - Đưa ra tình huống học tập: Ở thuật toán so sánh hai số a và b nêu trên ta thấy kết quả của bài toán phụ thuộc vào điều kiện sau từ “nếu”. Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, các hoạt động của con người thường bị tác động, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể nào đó. - Đặt câu hỏi: Hãy kể ra những hoạt động hàng ngày của em bị thay đổi, điều chỉnh bởi hoàn cảnh? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 2: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 2: - HS: Nếu ngày mai trời không mưa thì Long sẽ lội qua suối đi học; ngược lại Long sẽ ở nhà. - Trong các ví dụ trên liên quan đến việc phải điều chỉnh hoạt động tùy theo hoàn cảnh cụ thể, ta thấy từ “nếu’’ được dùng để chỉ một “điều kiện” tương ứng với hoàn cảnh đó. Điều kiện ở đây ví dụ như “ trời không mưa”. Hoạt động tiếp theo của Long phụ thuộc vào điều kiện đó. Những hoạt động trong thực tế phụ thuộc vào điều kiện như thế nào? Câu lệnh điều kiện (thể hiện cấu trúc rẽ nhánh) trong pascal được viết và thực hiện như thế nào? Đó chính là nội dung các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay “Bài 6: Câu lệnh điều kiện”. Câu hỏi: Cho hai số thực a và b. Hãy trình bày kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó. Hãy kể ra những hoạt động hàng ngày của em bị thay đổi, điều chỉnh bởi hoàn cảnh? HS: Nếu ngày mai trời không mưa thì Long sẽ lội qua suối đi học; ngược lại Long sẽ ở nhà. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện a) Mục tiêu hoạt động: - HS biết được một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong thực tế. b) Nội dung: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện c) Sản phẩm: - Học sinh cho ví dụ được về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV: Cho thêm các ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 1: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 1: HS: - Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học. - Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: GV: Nêu điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 2: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 2: HS: + Điều kiện: chiều nay trời không mưa, em bị ốm. + Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học. - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Vd1: Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. Vd2: Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học. - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Hoạt động 2.2: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện a) Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được tính đúng sai của điều kiện. b) Nội dung: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện c) Sản phẩm: Học sinh cho xác định được về tính đúng sai của hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: - Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì? ? Cho ví dụ. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận: HS: - Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn. + Ví dụ:- Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. - Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình. 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện - Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh a) Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được về điều kiện và các phép so sánh. b) Nội dung: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được về phép so sánh. d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. ? Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh. ? Hãy nhắc lại kí hiệu các phép so sánh này trong pascal? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 1: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 1: HS: + Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥. + Kí hiệu các phép so sánh trong pascal là: , =, =. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: GV: Các phép so sánh được sử dụng để biểu diễn điều kiện như thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 2: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 2: HS: Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn. - Ví dụ: Nếu a>=b, phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai). 3. Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh + Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu trong pascal như: , =, =. + Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thoa mãn. Hoạt động 2.4: Cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh điều kiện a) Mục tiêu hoạt động: - HS nêu được cấu trúc rẽ nhánh trong thực tế. - Sử dụng câu lệnh điều kiện để mô tả cấu trúc rẽ nhánh. b) Nội dung: Cấu trúc rẽ nhánh c) Sản phẩm: - HS phát biểu được cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ - Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: GV: Khi thực hiện chương trình thì máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh từ câu đầu đến câu cuối. - GV yêu cầu HS đọc VD 2 SGK - Qua VD 2 em nào có thể mô tả hoạt động tính tiền của khách hàng qua mấy bước? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1: + Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 1: + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 1: HS: đọc VD 2 SGK và nêu các bước: B1: Tính tổng số tiền T B2: Nếu T >=100000 thì số tiền phải thanh toán là 70%*T B3: In hoá đơn - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: GV: Yêu cầu HS đọc VD 3 - Qua VD3 em nào có thể mô tả hoạt động tính tiền của khách hàng qua mấy bước? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 2: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 2: HS: đọc VD 3 và nêu các bước: B1: Tính tổng số tiền T B2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70%*T; Ngược lại số tiền phải thanh toán là 90%*T. B3: In hoá đơn - Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện ở VD2 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu”, còn ở VD3 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ”. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: GV: Vẽ sơ đồ “Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ” - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 3: + Thảo luận nhóm trả câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 3: + Đại diện báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 3: HS: Điều kiện Câu lệnh Đúng Sai a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ Điều kiện Câu lệnh 1 Đúng Sai Câu lệnh 2 - Mọi NNLT đều có các câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình linh hoạt hơn. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: GV: - Yêu cầu Hs đọc phần 5 - Trong các NNLT, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng gì? - Từ khóa trong câu lệnh điều kiện của Pascal là IF Then - Em nào lên bảng viết cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng thiếu? - Khi gặp câu lệnh điều kiện chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, điều kiện thỏa mãn thì chương trình thực hiện câu lệnh và ngược lại câu lệnh không được thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 4: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 4: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 4: HS: đọc phần 5 - Cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện - IF then ; - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5: GV: - Yêu cầu HS đọc VD 4 - Em nào cho biết điều kiện trong VD 4 là gì? Và câu lệnh điều kiện được viết như thế nào? - Yêu cầu HS đọc VD 5 - Em nào có thể mô tả thuật toán của VD 5? - Em nào có thể viết các câu lệnh mô tả thuật toán trên? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 5: + Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 5: + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 5: HS: - HS đọc VD 4 - Điều kiện: a>b - Câu lệnh: If a>b then write(a); - HS đọc VD 5 - HS mô tả thuật toán + Bước 1: nhập số a + Bước 2: nếu a>5 thì thông báo lỗi - HS viết lệnh: Readln(a); If a>5 then write(‘So da nhap khong hop le’); - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 6: GV: - Yêu cầu HS đọc VD 6 - Trong VD 6 có mấy trường hợp xảy ra? - Em hãy mô tả hoạt động của câu lệnh bằng các từ: “nếu” “thì” “nếu không thì” . - Tương tự cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng thiếu và từ ngược lại sẽ là từ “then”, em nào hãy viết câu lệnh điều kiện cho VD6 - Vậy em nào lên bảng viết cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng đủ? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 6: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận 6: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận 6: HS: đọc VD 6 - Có 2 trường hợp: b ≠0, b=0 - Nếu b khác 0 thì tính kết quả; Ngược lại thì thông báo lỗi - If b<>0 then x:=a/b else write (‘Mau so bang 0, khong chia duoc’); - If then else ; 4. Cấu trúc rẽ nhánh * Ví dụ 2: SGK/48 B1: Tính tổng số tiền T B2: Nếu T >=100000 thì số tiền phải thanh toán là 70%*T B3: In hoá đơn *Ví dụ 3: SGK/48 B1: Tính tổng số tiền T B2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70%*T; Ngược lại số tiền phải thanh toán là 90%*T. B3: In hoá đơn => Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện ở VD2 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu”, còn ở VD3 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ”. Điều kiện Câu lệnh Đúng Sai a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ Điều kiện Câu lệnh 1 Đúng Sai Câu lệnh 2 5. Câu lệnh điều kiện * Cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If then ; (If, then là các từ khoá) Ví dụ 4: Giả sử cần in số a ra màn hình nếu a>b - Nếu a>b thì in giá trị a ra màn hình If a>b then write (a); Ví dụ 5: SGK/49 Readln(a); If a>5 then write (‘So da nhap khong hop le’); * Cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng đủ: Ví dụ 6: SGK/50 Nếu b khác 0 thì tính kết quả; Ngược lại thì thông báo lỗi If b<>0 then x:=a/b else write (‘Mau so bang 0, khong chia duoc’); If then else ; (If, then, else là các từ khoá) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu hoạt động: - HS biết được một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong thực tế, xác định được tính đúng sai của điều kiện. b) Nội dung: luyện tập c) Sản phẩm: Học sinh cho ví dụ được về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện, xác định được tính đúng sai của điều kiện. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: ?1. Hãy nêu một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. ? 2. Kết quả của các phép so sánh là gì? ? 3. Mỗi điều kiện hoặc biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai? a, 123 là số chia hết cho 3. b, Nếu ba cạnh a, b và c của một tam giác thõa mãn c2 > a2 + b2 thì tam giác đó có một góc vuông. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận: + Cá nhân hs báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận: HS: ?1 Một số hoạt động phụ thuộc điều kiện: Nếu chiều nay trời mưa, lớp 8a được nghỉ học thể dục; Nếu xe hư em sẽ đến lớp muộn. ?2 Kết quả phép so sánh có thể đúng hoặc sai. ?3 a) Đúng b) Sai HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu hoạt động: Giúp HS nhận dạng viết được câu lệnh điều kiện. b) Nội dung: Bài tập vận dụng c) Sản phẩm: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải BT 5 SGK/51 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: BT 5. Các câu lệnh sau đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a) if x:=7 then a=b; b) if x>5; then a:=b; c) if x>5 then; a:=b; d) if x>5 then a:=b; m:=n e) if x>5 then a:=b; else m:=n; f) if n>0 then begin a:=0;m:=-1 end else c:=a; - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: + Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận: + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá, kết luận: HS: BT 5 a) if x:=7 then a=b; HS: Câu lệnh viết sai vì sau IF là BT Đkiện và sau then là câu lệnh HS sửa: if x =7 then a:=b; b) if x>5; then a:=b; HS: Câu lệnh viết sai, sau BT Đkiện không có dấu “;” HS sửa: if x>5 then a:=b; c) if x>5 then; a:=b; HS: Câu lệnh viết sai, sau then không có dấu “;” HS sửa: if x>5 then a:=b; d) if x>5 then a:=b; m:=n HS: Câu lệnh cần gộp 2 lệnh sau then trong cập từ “begin ... end” HS sửa: if x>5 then begin a:=b; m:=n; end; e) if x>5 then a:=b; else m:=n; HS: Câu lệnh cần bỏ dấu “;” trước “else” HS sửa: if x>5 then a:=b else m:=n; f) if n>0 then begin a:=0;m:=-1 end else c:=a; HS: câu lệnh thiếu “;” sau “end” HS sửa: if n>0 then begin a:=0; m:=-1 end; else c:=a; BT 5. Các câu lệnh sau đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a) if x:=7 then a=b; HS: Câu lệnh viết sai vì sau IF là BT Đkiện và sau then là câu lệnh HS sửa: if x =7 then a:=b; b) if x>5; then a:=b; HS: Câu lệnh viết sai, sau BT Đkiện không có dấu “;” HS sửa: if x>5 then a:=b; c) if x>5 then; a:=b; HS: Câu lệnh viết sai, sau then không có dấu “;” HS sửa: if x>5 then a:=b; d) if x>5 then a:=b; m:=n HS: Câu lệnh cần gộp 2 lệnh sau then trong cập từ “begin ... end” HS sửa: if x>5 then begin a:=b; m:=n; end; e) if x>5 then a:=b; else m:=n; HS: Câu lệnh cần bỏ dấu “;” trước “else” HS sửa: if x>5 then a:=b else m:=n; f) if n>0 then begin a:=0;m:=-1 end else c:=a; HS: câu lệnh thiếu “;” sau “end” HS sửa: if n>0 then begin a:=0; m:=-1 end; else c:=a;
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_8_bai_6_cau_lenh_dieu_kien.docx