Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (hoặc Free Pascal) - Năm học 2020-2021 - Phạm Hải Yến

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (hoặc Free Pascal) - Năm học 2020-2021 - Phạm Hải Yến

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal; nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh.

- Biết cách dịch, sửa một số lỗi đơn giản trong chương trình, chạy chương trình, xem kết quả.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm hiểu màn hình làm việc, nhận biết và thực hiện được một số lệnh cơ bản trên turbo Pascal (hoặc Free Pascal).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm bàn, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt một số lỗi cơ bản khi chạy chương trình.

2.2. Năng lực đặc thù:

Học sinh soạn thảo, dịch, sửa lỗi và chạy được chương trình đơn giản trên Turbo Pascal (hoặc Free Pascal).

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 6 trang huongdt93 04/06/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal (hoặc Free Pascal) - Năm học 2020-2021 - Phạm Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Phạm Hải Yến
Bài soạn: 
Khối: 8
Tuần:
3
Ngày soạn:
Tiết: 
5+6
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 1
LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL (HOẶC FREE PASCAL)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal; nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Biết cách dịch, sửa một số lỗi đơn giản trong chương trình, chạy chương trình, xem kết quả.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm hiểu màn hình làm việc, nhận biết và thực hiện được một số lệnh cơ bản trên turbo Pascal (hoặc Free Pascal).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm bàn, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt một số lỗi cơ bản khi chạy chương trình.
2.2. Năng lực đặc thù:
Học sinh soạn thảo, dịch, sửa lỗi và chạy được chương trình đơn giản trên Turbo Pascal (hoặc Free Pascal).
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy tính, bài tập mẫu, phiếu học tập.
2. Học sinh: tìm hiểu bài ở nhà
III. Tiến trình dạy tìm hiểu bài ở nhà học
1. Hoạt động 1: Mục đích, yêu cầu
a) Mục tiêu: Học sinh biết và xác định được mục đích, yêu cầu cần đạt của bài thực hành
b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài thực hành
c) Sản phẩm: Học sinh biết được mục đích của tiết thực hành
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS nghe mục đích, yêu cầu của tiết thực hành từ giáo viên
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe giảng, xác định mục đích, yêu cầu cần đạt của bài thực hành
*Sản phẩm học tập:
HS xác định được mục đích, yêu cầu cần đạt của bài
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS biết mình cần đạt được yêu cầu gì trong bài thực hành
1. Mục đích, yêu cầu
SGK (15)
2. Hoạt động 2: Nội dung 
a) Mục tiêu: 
- Học sinh khởi động được phần mềm Turbo Pascal (Free Pascal)
- Nhận biết được các thành phần chính trên màn hình làm việc của phần mềm.
- Thực hiện được một số thao tác cơ bản trên bảng chọn bằng chuột và bàn phím.
- Nhận biết được các thành phần chính của chương trình.
- Biết cách lưu, dịch và chạy chương trình trên Pascal.
- Nhận biết và sửa một số lỗi cơ bản.
b) Nội dung:
- Khởi động phần mềm, nhận biết các thành phần chính trên màn hình làm việc, thực hiện một số thao tác cơ bản trên bảng chọn.
- Nhập chương trình đầu tiên vào phần mềm.
- Dịch, chạy và quan sát màn hình kết quả;
- Nhận biết, sửa một số lỗi cơ bản.
c) Sản phẩm: 
- Khởi động được phần mềm;
- Nhận biết được các thành phần chính trên màn hình làm việc
- Thực hiện di chuyển trên bảng chọn bằng chuột và bàn phím.
- Chương trình đầu tiên được lưu trong máy.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Bài 1 – Làm quen với Turbo Pascal (Free Pascal)
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động theo nhóm bàn, khởi động, tìm hiểu các thành phần chính trên màn hình làm việc của phần mềm Turbo Pascal (Free Pascal)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện trên máy theo nhóm bàn
*Sản phẩm học tập:
- Khởi động được phần mềm Turbo Pascal (Free Pascal).
- Nhận biết được các thành phần chính trên màn hình nền của phần mềm.
- Di chuyển trên bảng chọn bằng chuột và bàn phím.
*Báo cáo kết quả: Cá nhân báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
2. Nội dung
Bài 1
a. Khởi động 
b. Nhận biết các thành phần chính trên màn hình
- Thanh bảng chọn;
- Tên tệp;
- Các dòng lệnh.
c. Thực hiện một số thao tác di chuyển trên bảng chọn bằng chuột và bàn phím.
- Nhấn phím F10 để mở bảng chọn;
- Dùng các phím à, ß, ↑, ↓ để di chuyển qua các bảng chọn.
Hoạt động 2.2: Bài 2: Tìm hiểu chương trình trên Turbo Pascal (Free Pascal)
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động theo nhóm bàn, tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình. Cách lưu, dịch, chạy chương chương trên Turbo Pascal.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện trên máy theo nhóm bàn
*Sản phẩm học tập:
- Nhận biết được thành phần cơ bản của chương trình.
- Biết cách lưu, dịch, chạy chương trình
*Báo cáo kết quả: Các nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài 2: Tìm hiểu chương trình
- Cấu trúc của chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân (Begin end.)
- Lưu chương trình: nhấn phím F2 hoặc à File à Save
- Dịch chương trình bằng tổ hợp phím Alt + F9 
- Chạy chương trình bằng tổ hợp phím Ctrl + F9
- Xem màn hình kết quả bằng tổ hợp phím Alt + F5.
Hoạt động 2.3: Bài 3: Nhận biết một số lỗi cơ bản
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động theo nhóm bàn, tìm hiểu một số lỗi cơ bản.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện trên máy theo nhóm bàn
*Sản phẩm học tập:
- Lỗi sai từ khóa
- Thiếu dấu ;
*Báo cáo kết quả: Các nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài 3: Nhận biết một số lỗi cơ bản trên Pascal (Free Pascal)
- Thiếu từ khóa;
- Thiếu dấu ;
3. Hoạt động 3: Thực hành 
a) Mục tiêu: 
- Học sinh soạn thảo, lưu, dịch và chạy được chương trình đơn giản;
- Sửa được một số lỗi cơ bản trong chương trình.
b) Nội dung:
- Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình.
- Nhận biết một số lỗi cơ bản.
c) Sản phẩm: chương trình đầu tiên
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS thực hành trên máy theo nhóm bàn. Soạn thảo chương trình vào phần mềm, dịch, sửa lỗi nếu có, chạy và quan sát màn hình kết quả. 
Lưu với tên: Ctdttenlop
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện trên máy.
* Sản phẩm học tập:
Chương trình:
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘Chao cac ban‘);
 Writeln(‘Toi la Turbo Pascal‘);
End.
Lưu trong máy với tên: Ctdttenlop
* Báo cáo kết quả: Cá nhân HS báo cáo kết quả.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
3. Thực hành
Soạn thảo chương trình in ra màn hình dòng chữ: 
Chao cac ban
Toi la Turbo pascal.
Dịch, sửa lỗi và chạy chương trình.
Lưu với tên: Ctdttenlop
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘Chao cac ban‘);
 Writeln(‘Toi la Turbo Pascal‘);
End.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để viết được chương trình lời chào theo họ và tên của học sinh. 
b) Nội dung: Soạn thảo chương trình in ra màn hình lời chào theo họ và tên của học sinh.
c) Sản phẩm: Chương trình lời chào theo tên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo, dịch, chạy chương trình in ra màn hình lời chào theo họ và tên của em.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện cá nhân để soạn thảo, dịch, chạy chương trình.
*Sản phẩm học tập:
Chương trình:
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘Chao cac ban‘);
 Writeln(‘Toi la .... ‘);
End.
Lưu với tên: loichaoten
*Báo cáo kết quả: Cá nhân HS báo cáo kết quả 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
4. Vận dụng
Viết chương trình in ra màn hình lời chào theo họ và tên của em.
Lưu với tên: loichaoten
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘Chao cac ban‘);
 Writeln(‘Toi la .... ‘);
End.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_1_lam_quen_voi_turbo_pas.docx