Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tuyến

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tuyến

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức Pascal;

- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau;

- Hiểu được tác dụng của phép DIV và phép MOD;

- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm dừng màn hình.

- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Chuyển đúng được các biểu thức toán học sang Pascal;

- Sử dụng đúng, thành thạo lệnh in

- Biết sử dụng phép DIV, phép MOD vào các bài toán cụ thể;

- Biết nhập, chỉnh sửa, dịch, chạy chương trình và xem kết quả.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 8 trang huongdt93 04/06/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Tuyến
Bài soạn: Bài thực hành số 2
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
Bài thực hành số 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức Pascal;
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau;
- Hiểu được tác dụng của phép DIV và phép MOD;
- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm dừng màn hình.
- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Chuyển đúng được các biểu thức toán học sang Pascal;
- Sử dụng đúng, thành thạo lệnh in 
- Biết sử dụng phép DIV, phép MOD vào các bài toán cụ thể;
- Biết nhập, chỉnh sửa, dịch, chạy chương trình và xem kết quả.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Biết chuyển các biểu thức toán học sang Pascal
b) Nội dung: Làm ý a bài 1 SGK T26
c) Sản phẩm: Chuyển được các biểu thức toán học trong bài tâp 1sang biểu thức trong Pascal.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu làm ý a bài tập 1
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh chuyển các biểu thức toán học sang Pascal
*Sản phẩm học tập:
Học sinh biết cách chuyển biểu thức toán học sang Pascal.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
4 học sinh lên bảng chữa bài
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Vậy làm thế nào để viết được chương trình pascal tính toán các biểu thức trên chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay
Bài tập 1 – ý a SGK T26
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình Pascal;
- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình;
- Hiểu tác dụng phép chia lấy phần nguyên, phép chia lấy phần dư, các lệnh dừng màn hình xem kết quả;
- Hiểu được tác dụng của lệnh in ra màn hình.
b) Nội dung: Thực hành, tìm hiểu các bài tập 1,2,3 trong bài thực hành
c) Sản phẩm: 
- Viết được các biểu thức toán học dưới dạng Pascal và viết được lệnh in kết quả các biểu thức ra màn hình;
- Hiểu và vận dụng được phép DIV, MOD vào viết chương trình;
- Biết cách nhập, chỉnh sửa, dịch và chạy chương trình.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu chương trình ý b – Bài tập 1
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu hs khởi động phần mềm Turbo Pascal và nhập chương trình để tính các biểu thức trong ý (a).
- GV nhắc nhở hs gõ chính xác từng câu lệnh, đồng thời theo dõi uốn nắn hs để hs nhập đúng chương trình trên.
- Lưu chương trình với tên CT2.pas (File/Save)
- Nhấn F9 để dịch chương trình và sửa lỗi
- Nhấn Ctrl+ F9 để chạy chương trình quan sát kết quả
- Rút ra nhận xét về cấu trúc của một chương trình; nhận xét cách viết lệnh in.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhập chương trình ý b
- Dịch, sửa lỗi, chạy chương trình và quan sát kết quả
*Sản phẩm học tập:
- Nhập đúng chương trình
- Chạy được chương trình
- Hiểu được tác dụng của mỗi lệnh trong chương trình.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chấm điểm 03 nhóm máy
- HS nêu tác dụng của các lệnh in trong chương trình
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét đánh giá
Bài tập 1: ý b – SGK T26
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bài tập 2
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu hs mở tệp mới và gõ chương trình bài tập 2 SGK.
- Dịch, sửa lỗi (nếu có) 
- Chạy chương trình, quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét về các kết quả đó.
? Em có nhận xét gì về cách viết các thông báo trong câu lệnh writeln?
- GV yêu cầu học sinh thêm câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln trong chương trình trên. Dịch và chạy chương trình, quan sát kết quả 
- GV yêu cầu học sinh thêm câu lệnh Readln vào trước từ khoá end. Dich và chạy chương trình. Quan sát kết quả hoạt động của chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục.
? Em có nhận xét gì về tác dụng của lệnh Delay và lệnh Readln?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhập chương trình trong bài tập 2
- Dịch, sửa lỗi và chạy chương trình,
- Quan sát kết quả trên màn hình
- Trả lời các câu hỏi 
* Sản phẩm học tập
- Nhập đúng chương trình
- Chạy được chương trình
- Hiểu được tác dụng của mỗi lệnh trong chương trình.
* Báo cáo kết quả học tập
 - Các nhóm máy trình bày kết quả, nhóm máy khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cho học sinh
Bài tập 2: SGK 27
- Nắm vững cấu trúc và tác dụng của lệnh write, khi thông báo cần đưa ra là dãy kí tự thì phải đặt trong dấu (‘.....’) ngược lại nếu là một số, một biểu thức hay một biến thì viết bình thường..
- Lệnh Delay( ) để dừng màn hình xem kết quả trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lệnh Readln dừng màn hình xem kết quả cho đến khi người dùng nhấn phím Enter.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu bài tập 3
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh mở lại tệp chương trình CT2.pas chạy lại chương trình và quan sát kết quả.
? Em có nhận xét gì về kết quả của 4 biểu thức trong 4 câu lệnh writeln trên không?
GV yêu cầu hs sửa 3 câu lệnh cuối như bài 3 SGK. Dịch và chạy chương trình sau đó quan sát kết quả.
? Em có nhận xét gì về kết quả của các biểu thức sau khi đã sửa 3 lệnh trên?
? Kết quả của 3 biểu thức cuối là số nguyên hay thực?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chạy chương trình với cả hai trường hợp (trước khi sửa và sau khi sửa 3 lệnh cuối) quan sát kết quả và rút ra nhận xét.
* Sản phẩm học tập
- Nhận biết được sự khác nhau kết quả in ra màn hình ở hai trường hợp trên.
- Hiểu được tại sao có sự khác nhau đó.
- Biết cách in một số thực
* Báo cáo kết quả học tập
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức cho học sinh.
- GV giải thích: Khi in các giá trị là các số thực, theo mặc nó sẽ in ra dưới dạng có quy cách, để hiển thị về dạng thông thường ta dùng lệnh sau: writeln( :m:n).
GV giải thích rõ cho học sinh hiểu từng thành phần và tác dụng của câu lệnh write trên.
Bài tập 3 – SGK T27
- Lệnh Writeln( :m:n) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình.
Trong đó: m là độ rộng của phần nguyên; n là số chữ số thập phân cần in.
- Chú ý: Để tránh xảy ra hiện tượng thừa hoặc thiếu ô nhớ để chứa phần nguyên nên khi viết lệnh in các số thực ta nên để m=0 để chương trình tự căn chỉnh vừa khít với giá trị phần nguyên.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố lại một số kiến thức cơ bản
b) Nội dung: Học sinh nêu lại các kiến thức, kỹ năng cơ bản
c) Sản phẩm: Học sinh nắm vững các kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh đọc phần tổng kết cuối SGK trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh hệ thống lại một số kiến thức thông qua việc trả lời câu hỏi hoàn thành phiếu học tập
*Sản phẩm học tập:
Nắm vững các kiến thức đã học và vận dụng được vào các bài toán cụ thể
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm chuyển chấm chéo phiếu học tập
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá và hệ thống lại các kiến thức cho học sinh
? Cấu trúc của một chương trình gồm mấy phần? Phần nào bắt buộc phải có, phần nào không?
? Các phép toán số học trong Pascal?
? Nêu cú pháp và tác dụng của lệnh in dữ liệu ra màn hình? Khi nào cần viết thông báo trong cặp dấu nháy đơn, khi nào thì không? 
? Nêu tác dụng của lệnh Readln, Delay?
? Khi in một số thực cần lưu ý gì?
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết bài toán cụ thể
b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng
c) Sản phẩm: Vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành tốt các bài tập cụ thể
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh làm bài tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm bài tập
*Sản phẩm học tập:
- Học sinh chuyển được các biểu thức toán học sang biểu thức trong Pascal
- Viết được chương trình in ra màn hình kết quả của các biểu thức đó.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
2 học sinh lên bảng làm bài tập
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá
Bài tập:
Chuyển các biểu thức toán học sau sang biểu thức trong Pascal và viết chương trình in ra màn hình kết quả các biểu thức đó.
a. (4+5).9-25
b. 150 div 5 + 17 mod 3
c. (14+25) div 7 
d. 12+25.(6+18)16+3.5
Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_2_viet_chuong_trinh_de_t.docx