Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2020-2021 - Giang Tâm

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2020-2021 - Giang Tâm

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.

- Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.

- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi cú pháp câu lệnh để viết chương trình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến

- Kết hợp được giữa lệnh Write và Writeln với Read và Readln để thực hiện nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.

- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

docx 7 trang huongdt93 04/06/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2020-2021 - Giang Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Giang Tâm
Bài soạn: Bài thưc hành 3: Khai báo và sử dụng biến (2 tiết)
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN (2 TIẾT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
- Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. 
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi cú pháp câu lệnh để viết chương trình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến
- Kết hợp được giữa lệnh Write và Writeln với Read và Readln để thực hiện nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu viết chương trình sử dụng các kiểu dữ liệu và cách khai báo biến.
b) Nội dung: Tìm hiểu các kiểu dữ liệu và cách khai báo biến.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trên bảng.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Để sử dụng biến trong một chương trình, ta phải khai báo biến với tên kiểu dữ liệu. 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi:
GV: Nêu các kiểu dữ liệu trong Pascal.
GV: Hãy trình bày cú pháp khai báo biến. Nêu ví dụ 
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời: Nêu lên những khó khăn khi thực hiện việc chọn ra và chỉ in danh sách các bạn đạt một trong ba điểm trung bình cao nhất. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Sau khi trả lời xong câu hỏi, giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. 
- Để nắm rõ chương trình bằng ngôn ngữ Pascal, ta bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
- Tên kiểu dữ liệu: Byte, Integer, Read, Char, String.
- Cú pháp khai báo biến:
Var : ;
Trong đó: 
Danh sách biến là danh sách một hoặc nhiều tên biến được cách nhau bởi dấy phẩy.
Ví dụ: 
Var X, Y: real;
Var So_nguyen: integer;
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
b) Nội dung: Làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
c) Sản phẩm: 
- Biết các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
- Biết cách khai báo và sử dụng hằng 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Viết chương trình Tinh_tien có khai báo và sử dụng biến
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1
GV: Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK 34
HS: Đọc bài toán trong SGK 
GV: Yêu cầu HS khởi động, gõ chương trình Tinh_tien trong SGK 35, tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình (câu a) và lưu chương trình TINHTIEN.PAS (câu b)
HS: Khởi động Pascal, gõ chương trình Tinh_tien và lưu chương trình TINHTIEN.PAS
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1: program, uses, var, const, begin, end được gọi là gì ? Nêu ý nghĩa.
Câu 2: Nêu cách lưu chương trình. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoàn thành các câu hỏi trên.
*Sản phẩm học tập:
Câu 1:
- Từ khóa program : khai báo tên chương trình
- Từ khóa uses: khai báo thư viện
- Từ khóa var: khai báo biến
- Từ khóa const: khai báo hằng
- Từ khóa begin, end: cho biết điểm bắt đầu, điểm kết thúc phần thân chương trình
Câu 2: Dùng phím F2 hoặc lệnh File-Save để lưu chương
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Mục đích: Hiểu ý nghĩa các lệnh trong chương trình
-------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2
GV: Yêu cầu HS chạy chương trình với các bộ dữ liệu (câu c SGK 35) và kiểm tra tính đúng của các kết quả.
HS: Thực hiện chạy chương trình với các bộ dữ liệu. 
GV: Yêu cầu HS chạy chương trình với bộ dữ liệu (1,35000) của câu d SGK 35) 
HS: Thực hiện chạy chương trình với bộ dữ liệu. 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau: 
Câu 3: Lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoàn thành các câu hỏi trên.
*Sản phẩm học tập:
Câu 3: Kiểm tra kết quả sai vì số lượng >32767( số nguyên)
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài 1.
Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàngthanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài giá trị hàng hoá, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất 
Gợi ý: công thức cần tính:
Tiền thanh toán = Đơn giá * Số lượng + Phí dịch vụ 
Câu 1:
- Từ khóa program : khai báo tên chương trình
- Từ khóa uses: khai báo thư viện
- Từ khóa var: khai báo biến
- Từ khóa const: khai báo hằng
- Từ khóa begin, end: cho biết điểm bắt đầu, điểm kết thúc phần thân chương trình
Câu 2: Dùng phím F2 hoặc lệnh File-Save để lưu chương
Câu 3: Kiểm tra kết quả sai vì số lượng >32767 (số nguyên)
Hoạt động 2.2: Viết chương trình hoán đổi giá trị của hai số nguyên.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 2 SGK 35
HS: Đọc bài 2 trong SGK 
GV: Yêu cầu HS gõ chương trình hoan_doi trong SGK 35.
HS: Khởi động Pascal, gõ chương trình hoandoi
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1: Chương trình sử dụng biến và kiểu dữ liệu nào?
Câu 2: Biến Z dùng để làm gì?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoàn thành các câu hỏi trên.
*Sản phẩm học tập:
Câu 1: - Các biến: X, Y, Z
- Kiểu dữ liệu: integer;
Câu 2: Biến Z là biến tạm dùng để lưu trữ giá trị khi hoán đổi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài 2. Viết chương trình nhập các số nguyên X và Y, in giá trị của X và Y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của X và Y rồi in lại ra màn hình giá trị của X và Y.
Program hoandoi;
Uses crt;
Var X,Y,Z: integer;
Begin
Write(‘Gia tri cua X: ’); 
readln(X);
Write (‘Gia tri cua Y: ’); readln(Y);
Writeln(X, ‘ ’ ,Y);
Z:=X; X:=Y; Y:=Z;
Writeln(X,‘ ’,Y);
readln;
End.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Tìm hiểu cách in dữ liệu ra màn hình. 
b) Nội dung: In dữ liệu ra màn hình 
c) Sản phẩm: Biết được cú pháp và công dụng câu lệnh in dữ liệu ra màn hình
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau: 
Trong chương trình hoandoi sử dụng câu lệnh Writeln có công dụng gì? Hãy viết cú pháp câu lệnh này. Cho ví dụ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoàn thành câu hỏi trên.
*Sản phẩm học tập:
Writeln( :m:n);
Câu lệnh Writeln được dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình.
Trong đó: - giá trị thực là số hay biểu thức số thực.
- n, m là các số tự nhiên.
n quy định độ rộng in số, còn m là số chữ số thập phân
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Lệnh in dữ liệu ra màn hình
Writeln( :m:n);
Câu lệnh Writeln được dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình.
Trong đó:
- giá trị thực là số hay biểu thức số thực.
- n, m là các số tự nhiên.
n quy định độ rộng in số, còn m là số chữ số thập phân
Lưu ý: các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải.
Ví dụ: writeln(X:4:2);
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Tìm hiểu cách in dữ liệu ra màn hình. 
b) Nội dung: In dữ liệu ra màn hình 
c) Sản phẩm: Biết được cú pháp và công dụng câu lệnh in dữ liệu ra màn hình
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau: 
Trong chương trình hoandoi đổi kiểu dữ liệu của biến X, Y thành real. Vậy trong chương trình câu lệnh Writeln cần thay đổi như thế nào?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoàn thành câu hỏi trên.
*Sản phẩm học tập:
Program hoandoi;
Uses crt;
Var X,Y,Z: real;
Begin
Write(‘Gia tri cua X: ’); 
readln(X);
Write (‘Gia tri cua Y: ’); readln(Y);
Writeln(X:4:2, ‘ ’ ,Y:4:2);
Z:=X; X:=Y; Y:=Z;
Writeln(X:4:2, ‘ ’ ,Y:4:2);
readln;
End.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Chương trình được sửa lại như sau:
Program hoandoi;
Uses crt;
Var X,Y,Z: real;
Begin
Write(‘Gia tri cua X: ’); 
readln(X);
Write (‘Gia tri cua Y: ’); readln(Y);
Writeln(X:4:2, ‘ ’ ,Y:4:2);
Z:=X; X:=Y; Y:=Z;
Writeln(X:4:2, ‘ ’ ,Y:4:2);
readln;
End.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_3_khai_bao_va_su_dung_bi.docx