Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:HS nắm được:

- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If.then.

- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình có sẵn

- Hiểu được chương trình có sẵn cho phép nhập ba số nguyên dương và kiểm tra xem ba số này có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng câu lệnh điều kiện if then

 - Biết cách sử dụng các câu lệnh điều kiện vào bài tập

 - Biết cách dịch, và chạy chương trình

3. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 12 trang huongdt93 04/06/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Hà
Bài soạn: Bài thực hành 4. SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 4. SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN (3 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:HS nắm được:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình có sẵn
- Hiểu được chương trình có sẵn cho phép nhập ba số nguyên dương và kiểm tra xem ba số này có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng câu lệnh điều kiện if then
	- Biết cách sử dụng các câu lệnh điều kiện vào bài tập
	- Biết cách dịch, và chạy chương trình
3. Phẩm chất: 
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, phòng máy tính.
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- Nắm được cú pháp của câu lệnh điều kiện if then trong Free pascal.
- Hiểu được hoạt động của câu lệnh điều kiện if then trong Free pascal.
	b) Nội dung: Viết cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Free Pascal. 
	c) Sản phẩm: Viết được cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Free Pascal. 
d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Viết cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Dạng đủ:
- Cú pháp: 
If then 
 Else ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
Câu hỏi: Viết cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. 
* Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
* Dạng đủ:
- Cú pháp: 
If then 
 Else ;
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Nhớ lại kiến thức cách xác định bài toán và mô thuật toán để trình bày.
- Biết được cú pháp, ý nghĩa câu lệnh điều kiện. 	
- Nắm được cú pháp của câu lệnh điều kiện if then trong Free pascal.
- Hiểu được hoạt động của câu lệnh điều kiện if then trong Free pascal.
- Biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện if then trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Hiểu được câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Free pascal.
c) Sản phẩm: Biết cách sử dụng câu lệnh câu lệnh điều kiện if then trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Nội dung bài 1
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- Yêu cầu hs đọc bài 1/ 52 SGK
- Nêu thuật toán của bài? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Đọc bài
a. Thuật toán:
- Bước 1: Nhập hai số a và b. Nếu a=b thì đến bước 4, ngược lại đến bước 2.
- Bước 2: Nếu a > b thì đổi vị trí của a và b. Ngược lại đến bước 3.
- Bước 3: In ra a và b.
- Bước 4: Kết thúc thuật toán.
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Viết chương trình trên máy dựa vào thuật toán?
- Cách dịch chương trình như thế nào?
- Nêu cách chạy chương trình?
- Yêu cầu HS tự kiểm ra lối sai?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu cuối của bài?
- Cho HS thực hành yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lưu bài?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
b. Chương trình:
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
- Cách dịch chương trình như thế nào?
- Nêu cách chạy chương trình?
- Yêu cầu HS tự kiểm ra lối sai?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu cuối của bài?
- Cho HS thực hành yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lưu bài?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
c. Ý nghia câu lệnh:
- Kết quả:
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
a. Thuật toán:
- Bước 1: Nhập hai số a và b. Nếu a=b thì đến bước 4, ngược lại đến bước 2.
- Bước 2: Nếu a > b thì đổi vị trí của a và b. Ngược lại đến bước 3.
- Bước 3: In ra a và b.
- Bước 4: Kết thúc thuật toán.
b. Chương trình:
Program SS_haiso;
Uses crt;
Var a,b: integer;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘Nhap a,b:’);
Readln(a);
Readln(a);
If a < b then writeln(a,’ ‘,b)
else writeln(b,’ ‘ ,a);
Readln;
End.
c. Ý nghia câu lệnh:
Hoạt động 2.2: Nội dung bài 2
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- Yêu cầu hs đọc bài 2/ 53 SGK
- Nêu thuật toán của bài? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
- Đọc bài
- Bước1: Nhập chiều cao của hai bạn (l, t)
- Bước 2: Nếu l> t thì in ra là chiều cao bạn Long cao hơn
Nếu l<t thì in ra là chiều cao của bạn Trang cao hơn
Nếu l=t thì chiều cao hai bạn bằng nhau
Bước 3: Kết thức thuật toán.
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
Yêu cầu học sinh thực hiện các yêu a, b.
* HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
a. Chương trình:
b. Tên chương trình:
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
Yêu cầu học sinh thực hiện các yêu c, d.
* HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
c. Kết quả:
d. Sửa lại chương trình:
Kết quả:
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn kết quả so sánh chiều cao của 2 bạn.
Gõ chương trình vào máy
Program ai_cao_hon;
Uese crt;
Var Long, Trang: real;
Begin
Clrscr;
Write(’Nhap chieu cao cua ban Long: ’);
Readln(Long);
Write(‘Nhap chieu cao cua Trang: ‘);
Readln(Trang);
If Long>Trang than writeln(‘Ban Long cao hon’);
If Long<Trang then writeln(‘Ban Trang cao hon’)
Else writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
Readln
End.
b. Lưu chương trình với tên aicaohon+ tên lớp.pas. Dịch và sửa lỗi chương trình nếu có.
c. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (1.5,1.6) (1.6, 1.5); (1.6, 1.6) quan sát kết quả nhận được và nhận xét. Tìm chỗ chưa đúng trong chương trình.
d. Sửa lại chương trình để có kết quả đúng.
Hoạt động 2.3: Nội dung bài 3
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- Yêu cầu hs đọc bài 3/ 54 SGK
- Như thế nào thì ba số thuộc ba cạnh của tam giác?
- Nêu thuật toán của bài? 
* HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
- Đọc bài.
- Khi ba số đó thoả mãn:
a+b>c, a+c>b,b+c>a
* Mô tả thuật toán:
B1: Nhập a, b, c >0
B2: Nếu (b+c>a) và (a+b>c) và (c+a>b), kết quả a, b,c là ba cạnh của một tam giác rồi chuyển qua B4
B3: Thông báo a, b, c không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển qua B4.
B4: Kết thúc chương trình.
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Yêu cầu HS viết chương trình vào máy tính.
- Tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh.
* HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
-Chương trình và ý nghĩa từng câu lệnh
- Kết quả:
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài 3: Viết chương trình nhập ba số dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không
Program Ba_ canh_tam_giac;
Uses crt;
Var a,b,c : real;
Begin
 Clrscr;
 Write (‘Nhap ba so a, b va c:’); readln(a,b,c);
 if (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then
write (‘a, b va c la 3 canh cua 1 tam giac’) else write (‘a, b va c khong la 3 canh cua 1 tam giac’) ;
readln
End.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện if then trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: sử dụng câu lệnh điều kiện if then trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập
d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Viết chương trình nhập điểm lí thuyết và thực hành. Tính điểm trung bình cộng của hai điểm trên. Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì in thông báo “bạn đã đạt” ngược lại in thông báo “bạn đã hỏng”. 
* HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
Chương trình có thể được viết như sau
Program ket_qua;
Uses crt;
Var LT, TH, DTB: real;
Begin
Clrscr;
Writeln (‘Nhap diem li thuyet’); Readln (LT);
Writeln (‘Nhap diem thuc hanh’); Readln (TH);
DTB:=(LT+TH)/2;
If DTB>=5 then Writeln (‘ban da dat’) else Writeln (‘ban da hong’);
Readln 
End.
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài tập: Viết chương trình nhập điểm lí thuyết và thực hành. Tính điểm trung bình cộng của hai điểm trên. Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì in thông báo “bạn đã đạt” ngược lại in thông báo “bạn đã hỏng”. 
Chương trình có thể được viết như sau
Program ket_qua;
Uses crt;
Var LT, TH, DTB: real;
Begin
Clrscr;
Writeln (‘Nhap diem li thuyet’); Readln (LT);
Writeln (‘Nhap diem thuc hanh’); Readln (TH);
DTB:=(LT+TH)/2;
If DTB>=5 then Writeln (‘ban da dat’) else Writeln (‘ban da hong’);
Readln 
End.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Biết các phép so sánh của câu lệnh điều kiện và cú pháp câu lệnh điều kiện lông nhau.
b) Nội dung: Các phép so sánh của câu lệnh điều kiện và cú pháp câu lệnh điều kiện lông nhau.
c) Sản phẩm: Hiểu các phép so sánh của câu lệnh điều kiện và cú pháp câu lệnh điều kiện lông nhau.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm (mỗi nhóm 4 bạn, làm trong 5 phút)
Câu 1: Điều kiện được sử dụng những phép nào?
Câu 2: Câu lệnh được sử dụng phép nào?
Câu 3: nêu cú pháp câu lệnh lông nhau?
* HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
* Sản phẩm học tập:
- Câu 1:Phép so sánh, phép logic
- Câu 2: Phép gán
- Câu 3: If then 
Else
If then 
Else ;
* Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Câu 1:Phép so sánh, phép logic
- Câu 2: Phép gán
Câu 3: If then 
Else
If then 
Else ;

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_4_su_dung_cau_lenh_dieu.docx