Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

- Phát biểu được tính chất của phép cộng số tự nhiên (MT1)

- Vận dụng được tính chất phép cộng lập kế hoạch tính toán hợp lí. (MT2)

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính.(MT3)

 

docx 5 trang Mạnh Quân 26/06/2023 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Thực hiện được các phép tính cộng, phép tính trừ trong tập hợp số tự nhiên.
- Thực hiện đúng thứ tự các phép tính. 
- Vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính.
II. MỤC TIÊU:
1. Năng lực 
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học thành phần gắn với bài học
Năng lực toán học thành phần
- Phát biểu được tính chất của phép cộng số tự nhiên (MT1)
- Vận dụng được tính chất phép cộng lập kế hoạch tính toán hợp lí. (MT2)
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính.(MT3)
- Giao tiếp toán học, 
- Tư duy và lập luận toán học
- Giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học
- Nhận biết và sử dụng được các thuật ngữ: số bị trừ, số trừ, hiệu.(MT4)
- Giải quyết được bài toán liên quan đến phép trừ. (MT5)
- Giao tiếp toán học 
- Tư duy và lập luận toán học
- Vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.(MT6)
- Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS. 
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, Bảng tính chát của phép cộng để trống cột kí hiệu; Bản đồ mô tả hành trình đi từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
Mục tiêu: Thấy được nhu cầu của việc sử dụng các phép tính trong các tình huống thực tế.
Nội dung - Sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu: “ Quãng đường từ Hà Nội đến Huế dài khoảng 658km. Quãng đường từ Huế đến TP.HCM dài hơn quãng đường từ Hà Nội đến Huế khoảng 394km. Hỏi quãng đường từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài khoảng bao nhiêu ki lô mét?”
+ GV chiếu slide bản đồ minh họa cho bài toán, phân tích, hướng dẫn HS và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và nêu phép tính.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép cộng, phép trừ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay” => Bài mới.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung - Sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Hoạt động 1. Phép cộng số tự nhiên (20’)
Mục tiêu: - Phát biểu được tính chất của phép cộng số tự nhiên (MT1)
- Vận dụng tính chất phép cộng lập kế hoạch tính toán hợp lí.(MT2)
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính.(MT3)
Sản phẩm: Các câu trả lời đúng của HS. 
Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân/cặp đôi
1. Phép cộng
Phép cộng các số tự nhiên:
+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
Kí hiệu:
a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Kí hiệu:
(a + b) + c = a + (b + c)
+ Tính chất cộng với số 0: Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.
Kí hiệu:
a + 0 = 0 + a = a
Ví dụ:
a) 58 + 76 + 42
= 58 + 42 + 76 (t/c giao hoán)
= (58 + 42) + 76 (t/c kết hợp)
= 100 + 76 = 176
b) 66 + 34 + 27
= (66 + 34) + 27 (t/c kết hợp)
= 100 + 27 = 127
Luyện tập 1:
Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là:
 125000 + 140000 + 160000
= 125000 + (140000 + 160000)
= 125000 + 300000
= 425000 (đồng)
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS phát biểu về khái niệm cộng hai số tự nhiên.
- GV nhắc lại phép cộng các số tự nhiên ở tiểu học.
- GV hướng dẫn HS ôn lại các tính chất cơ bản của phép cộng mà HS đã được học ở tiểu học và tổng kết lại:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, chiếu Slide và phân công các nhóm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ vào bảng nhóm.
Nhóm 1 + 3: Thực hiện Nhiệm vụ 1.
Nhóm 2 + 4: Thực hiện Nhiệm vụ 2. 
Nhiệm vụ 1: Cho a = 35 và b = 41
a) Tính a + b và b + a
b) So sánh kết quả nhận được ở câu a)
Nhiệm vụ 2: Cho a = 15, b = 27, c = 31
a) Tính (a + b) + c và a + (b + c)
b) So sánh kết quả nhận được ở câu a).
+ GV đặt câu hỏi: Các kết quả cho thấy phép cộng có những tính chất nào? (GV lưu ý trình bày cho HS tính chất cộng với số 0)
- GV cho HS đọc nội dung trong SGK, yêu cầu HS thực hiện Hoạt động:
 Hãy nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
- GV cho HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.
- GV chiếu Slide, hướng dẫn HS cụ thể phần kiến thức trọng tâm bằng bảng thông qua phát biểu bằng lời và yêu cầu HS lên bảng hoàn thành biểu thức đại số của mỗi tính chất. 
- GV cho HS đọc nội dung trong phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý: Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng nên giá trị của biểu thức a + b + c được tính theo một trong hai cách như sau:
a + b + c = (a + b) + c 
hoặc a + b + c = a + (b + c).
- GV cho HS đọc Ví dụ 1 và thực hiện bài tập tương tự:
Tính một cách hợp lí: 
a) 58 + 76 + 42
b) 66 + 34 + 27
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và hoàn thành Luyện tập 1 vào vở.
Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các tính chất của phép cộng.
Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Báo cáo, thảo luận: 
- Hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. 
Hoạt động 2. Phép trừ (20’)
Mục tiêu: - Nhận biết và sử dụng được các thuật ngữ: số bị trừ, số trừ, hiệu.(MT4)
- Giải quyết được bài toán liên quan đến phép trừ.(MT5)
Sản phẩm: Các câu trả lời đúng của học sinh. Kết quả bài làm của mỗi nhóm/cá nhân.
Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân/cặp đôi.
II. Phép trừ
- Phép trừ một số tự nhiên cho một số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng nó:
ĐK: a ≥ b
* Lưu ý: 
Nếu a – b = c thì a = b + c
Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.
Luyện tập 2:
124 + (118 - x) = 217 
 118 - x = 217 - 124
 118 - x = 93
 x = 118 - 93
 x = 25
- GV nhắc lại các khái niệm liên quan đến phép trừ, đó là: số bị trừ, số trừ, hiệu và điều kiện để thực hiện được phép trừ, đó là số bị trừ không nhỏ hơn số trừ.
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc và ghi nhớ trong phần kiến thức bổ sung ở khung lưu ý: Mối liên hệ giữa số bị trừ, số trừ, hiệu thông qua chuyển đổi phép toán từ hiệu sang tổng. GV hướng dẫn cho HS dùng kiến thức tiểu học: “Muốn tìm số bị trừ, ta lấy số trừ cộng với hiệu”, “ Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ cho hiệu” từ đó phát biểu ngắn gọn bằng lời: “Số bị trừ bằng số trừ cộng với hiệu”, “ Số trừ bằng số bị trừ trừ cho hiệu”, “ Số trừ bằng số bị trừ trừ cho hiệu”:
Nếu a – b = c thì a = b + c
Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.
- GV yêu cầu HS đọc và trình bày Ví dụ 2.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2, ghi nhớ lại những lưu ý của GV để hoàn thành bài Luyện tập 2.
Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
LUYỆN TẬP (25’)
Mục tiêu: Vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.(MT6)
Sản phẩm: Kết quả đúng bài tập 1, 2, 3 của HS.
Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân, nhóm
Nội dung - Sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Bài 1:
a) 127 + 39 + 73= (127 + 73) + 39
= 200 + 39 = 239
b) 135 + 360 + 65 + 40
= (135 + 35) + (360 + 40)
= 170 + 400 = 570
c) 417 – 17 – 299
= (417 – 17) – 299 = 101
d) 981 – 781 + 29 = (981 - 781) + 29
 = 200 + 29 = 229
Bài 2:
a) 79 + 65 = (44 + 35) + 65 = 44 + (35 + 65) = 44 + 100 = 144
b) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) 
= (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041
c) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 
= 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235
d) 3 492 + 319 = 3 492 + (8 + 311) = (3 492 + 8) + 311 = 3 500 + 311
 = 3 811
Bài 3:
a) 321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4) 
= 325 - 100 = 225
b) 1 454 - 997 
= (1 454 + 3) - (997 + 3) 
= 1 457 - 1000 = 457
c) 561 - 195 = (561 + 5) - (195 + 5) = 566 - 200 = 366
d) 2 572 - 994 
= (2 572 + 6) - (994 + 6) 
= 2 578 - 1000 = 1 578
Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận hoàn thành BT1 theo nhóm vào bảng nhóm. (SGK - tr 16)
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng và hoàn thành vở.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT2 theo mẫu sau đó hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.
- GV mời 4 HS trình bày giơ tay trình bày bảng. 
- Các HS dưới lớp hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT3 theo mẫu sau đó hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.
- GV mời 4 HS trình bày bảng. Các HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng.
Kết luận, nhận định: (Lần lượt từng BT)
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra kết quả chính xác.
- Lưu ý HS những lỗi sai.
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3.
Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
VẬN DỤNG (5’)
Mục tiêu: Vận dụng thành thạo MT2 để tạo đề toán theo yêu cầu.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân
Nội dung - Sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Tạo đề Toán theo yêu cầu của GV
Yêu cầu HS cho một đề toán. 
 Tính tổng bằng cách hợp lý: 
Cho tổng đó gồm ba số hạng, mỗi số hạng không phải là các số tròn chục hoặc tròn trăm và kết quả của tổng bằng 198.
HS làm việc cá nhân.
HS thực hiện ở nhà.
TỔNG KẾT (10’)
Mục tiêu: Cũng cố kiến thức cốt lõi - HDVN
Nội dung - Sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
- GV chú ý HS sử dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để thực hiện tính nhanh, tính chính xác.
- BTVN: Bài 4, 5, 6/17 SGK 
- Chuẩn bị bài mới “Phép nhân, phép chia các số tự nhiên”.
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu BT trắc nghiệm lên màn hình, yêu cầu HS hoàn thành nhanh:
Câu 1: Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?
A. 200 B. 201 C. 300 D. 100
Câu 2: Phép tính x - 5 thực hiện được khi
A. x < 5 B. x ≥ 5 C. x < 4 D. x = 3
Câu 3: Cho phép tính 231 - 87. Chọn kết luận đúng?
A. 231 là số trừ B. 87 là số bị trừ
C. 231 là số bị trừ D. 87 là hiệu
Câu 4: Tính (368 + 764) - (363 + 759)
A. 10 B. 5 C. 20 D. 15
Câu 5: Tính nhanh 72 + 69 + 128
A. 279 B. 269 C. 369 D. 296
Đáp án : 1A – 2B – 3C – 4A – 5B
Kết luận, nhận định: GV đánh giá nhận xét 
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm việc cá nhân
Báo cáo, thảo luận: 
Trả lời các câu hỏi GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_4_bai_3_phep_cong_phep_tru_cac_so_tu_nhien.docx