Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2021-2022

1. Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp. Chuẩn bị một số vận dụng, hình ảnh của góc trong thực tế

2. Đối với học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập như thước, bút chì, một tờ giấy

 

docx 17 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/04/2022
Ngày dạy: 18/04/2022
Tiết 41 - BÀI 36: GÓC 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được khái niệm góc, đỉnh và cạnh cảu góc, góc bẹt, điểm trong của góc
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc
- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết góc, đỉnh và cạnh của góc
+ Nhận biết góc bẹt
+ Nhận biết điểm trong của 1 góc
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp. Chuẩn bị một số vận dụng, hình ảnh của góc trong thực tế
2. Đối với học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập như thước, bút chì, một tờ giấy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
Gv trình bày vấn đề: Trong đời sống thực tế, chúng ta thường nghe nói đến góc như: góc nhìn, góc sút (bóng đá), góc bắn (pháo binh)
Vậy góc là gì và nó có quan hệ như thế nào với các khái niệm khác trong Hình học?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Góc
a. Mục tiêu: 
- HS đọc được tên các góc và các thành phần của góc
- Hs biết vẽ hình đơn giản, nhận biết góc bẹt
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu góc và các thành phần của góc
- GV cho hs tìm hiểu và trình bày lại
- Câu hỏi: GV gọi hs đọc tên các góc và các thành phần của góc
- LT1: GV cho chia nhóm, hoạt động 3p tại chỗ, HS luyện tập gọi tên góc trong hình phẳng đơn giản. Hs vẽ hình, nhận biết góc bẹt
- Vận dụng 1: Gv từ hình ảnh compa, đưa ra yêu cầu tìm kiếm hình ảnh của góc trong thực tế. Có thể hỏi HS về các thành phần của góc trong các hình ảnh HS tìm được để khắc sâu khái niệm
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- Câu hỏi 1: 
Góc xOy có cạnh là Oy và Ox và đỉnh là điểm O
Góc xOz có cạnh là Oz và Ox và đỉnh là điểm O
Góc yOz có cạnh là Oz và Oy và đỉnh là điểm O
- LT1:
1. Các góc có đỉnh A ,B trong hình vẽ :
Góc DAC ; góc DAB; góc BAC.
góc ABC; góc ABD; góc BDC.
2.
a. Các góc có trong hình vẽ là :
Góc xAB ; góc BAy ; góc xAy
b.Trong các góc đó góc xAy là góc bẹt.
- Vận dụng 1:
Chiếc kéo cắt vải . Mở chiếc kéo ra ta thấy hình ảnh của một góc, trong đó hai lưỡi kéo là cạnh của góc, trụ của kéo là đỉnh của góc
Hoạt động 2: Điểm nằm trong góc
a. Mục tiêu: 	
- HS hiểu và nhận biết được điểm trong của góc
- HS biết được điểm trong của góc trong thực tế
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV tổ chức hướng dẫn, hs có thể lấy tờ giấy
- GV có thể cho hs thực hiện trên một tờ giấy to hơn trên bảng hoặc thực hiện mô phỏng trên máy tính
- Thông qua HĐ1 và HĐ2 GV cho HS tự đọc để hiểu hoặc GV giải thích để nhận biết được điểm trong của góc.
- Gv cho hs quan sát và trả lời mục Câu hỏi
- LT2: Hs vẽ lại hình lên bảng và thực hiện bài tập
- VD2: GV cho hs làm theo nhóm. Thực hiện tính điểm về thời gian và độ chính xác
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- HĐ1: Cầu thủ mang áo số 5 nằm trong góc sút.
- HĐ2:
a. Điểm M nằm trong góc vừa cắt rời
b.Điểm N không nằm trong góc vừa cắt rời
- Câu hỏi 2:
Các điểm nằm trong góc mOn là: B; C.
- LT2:	
a.Các điểm nằm trong góc xOy là: P; M.
b.Điểm I có nằm trong góc xOy. Điểm K không nằm trong góc xOy.
- Vận dụng 2:
a. 10 và 2
b. 2 và 8
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
* Bài vừa học: 
- Đọc được tên các góc và các thành phần của góc
- Vẽ hình đơn giản, nhận biết góc bẹt, điểm nằm trong góc.
* Bài mới: Chuẩn bị các bài tập sau bài học.
Ngày soạn: 16/04/2022
Ngày dạy: 19/04/2022
Tiết 42 - BÀI 36: GÓC 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được khái niệm góc, đỉnh và cạnh cảu góc, góc bẹt, điểm trong của góc
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc
- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết góc, đỉnh và cạnh của góc
+ Nhận biết góc bẹt
+ Nhận biết điểm trong của 1 góc
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp. Chuẩn bị một số vận dụng, hình ảnh của góc trong thực tế
2. Đối với học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập như thước, bút chì, một tờ giấy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Kiểm tra bài cũ: 
- Góc là gì? Vẽ 1 góc và đọc tên đỉnh, cạnh của nó.
* GV nhắc lại về kiến thức đã học trong bài trước.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 8.25, 8.26, 8.27, 8.28
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 8.25: Viết tên (cách viết kí hiệu) của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:
Câu 8.26: Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.
Câu 8.27: Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.
Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?
Câu 8.28: Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hia tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Câu 8.25: 
a.∠ yMx ,đỉnh là M , cạnh của góc là My và Mx.
b.∠ DEF ,đỉnh là E , cạnh của góc là DE và EF
∠ EDF ,đỉnh là D , cạnh của góc là DE và DF
∠ DFE ,đỉnh là F , cạnh của góc là DF và FE.
Câu 8.26:
Các góc bẹt tạo thành là : ∠ xAB ; ∠xBy.
Câu 8.27: Vạch số 8 và số 3.
Câu 8.28: 
Có 3 góc là ∠aOb; ∠cOb; ∠cOa.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 8.29, 8.30
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 8.29: Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:
Câu 8.30:
Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng AB, BC ,CA.
Em hãy tô màu phần hình chữ nhật trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Câu 8.29:
- Đỉnh A: góc BAH, góc HAM, góc MAC, góc BAC
- Đỉnh M: góc BMA, góc HMA, góc AMC
Câu 8.30:
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
* Bài vừa học: 
- Ôn lại kiến thức về góc và điểm nằm trong góc.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
* Bài mới: 
- Chuẩn bị thước đo góc, đọc trước bài Số đo góc.
Ngày soạn: 16/04/2022
Ngày dạy: 19/04/2022
Tiết 43 - BÀI 37: SỐ ĐO GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được khái niệm số đo góc, các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Biết đo một góc bằng thước đo góc
- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được khái niệm số đo góc
+ Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)
3. Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Nghiên cứu bài học, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Chuẩn bị các dụng cụ dạy học như thước thẳng, thước đo góc, ê ke,...
2. Đối với học sinh: Việc sử dụng dụng cụ học tập như thước thẳng, thước đo góc, ôn tập lại kiến thức bài học trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
Gv trình bày vấn đề: Trong các tình huống đá phạt trực tiếp ở môn bóng đá, bình luận viên thường nói quả đá phạt có góc sút rộng nếu ở gần chính giữa khung thành, quả đá phạt có góc sút hẹp nếu lệch về hai bên. Với một góc tùy ‎y, để đo độ rộng hẹp của góc, gọi chung là độ lớn, người ta thường dùng thước đo góc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đo góc
a. Mục tiêu: 
- HS biết cách sử dụng thước đo góc để đo góc cho trước
- Biết cách so sánh các góc thông qua số đo của chúng
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV thực hiện mẫu để hs biết cách đo và cách viết số đo của một góc
- Gv vẽ thêm một số góc trên bảng, gọi hs lên bảng thực hành đo
- GV đưa ra nhận xét như trong SGK
- Câu hỏi: HS đọc số đo góc
- LT1: GV cho hs thực hiện đo các góc cho trước. Gv cho hs đo lại góc trong Hình 8.42
- GV cho hs thực hiện đo và so sánh số đo các góc. GV giới thiệu về cách diễn đạt để so sánh hai góc
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- Câu hỏi 1: Góc mOn có số đo là 120 độ
- LT1:
1.
a.Số đo góc nAm là : 70 độ 
b.Số đo góc xOz là : 105 độ 
c.Số đo góc xMy là : 90 độ 
2.
Số đo của góc sút là : 20 độ 
- Vận dụng 1: 
Góc xOy có số đo là 80 độ
Hoạt động 2: Các góc đặc biệt
a. Mục tiêu: 
- Phân biệt được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)
 - Sắp xếp được số đo của các góc đặc biệt. Đo góc trên hình thực tế 
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV tổ chức hoạt động giúp hs biết cách đo góc và so sánh với góc 90 độ. HS kiểm tra chéo kết quả của nhau rồi kết luận
- GV giới thiệu các góc đặc biệt để HS tự tìm hiểu. HS đọc hiểu, ghi chép
- Câu hỏi: GV cho hs nêu những hình ảnh các góc đặc biệt trong thực tế. GV có thể gợi y cho hs
- LT2: Gv tổ chức hoạt động như sgk
- Vận dụng: GV có thể tổ chức hoạt động nhóm. Sau hoạt động, GV giới thiệu góc không.
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- HĐ1: Hai góc xAy và mCn có số đo bằng nhau.
Góc tBz có số đo lớn hơn góc xAy
- HĐ2: 
Góc aOb có số đo nhỏ hơn 90 độ
Góc pMq có số đo bằng 90 độ
Góc mAn có số đo lớn hơn 90 độ
- Câu hỏi 2: Một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông ,góc tù , góc bẹt trong thực tế lần lượt là : góc kim đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút , góc tường trong nhà , góc kim đông hồ chỉ 10 giờ 25 phút, mặt bàn học.
- LT2: 
Góc nhọn ; góc vuông ; góc tù.
- Vận dụng 2:
a.Số đo của các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt dông hồ trên theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là : 120 độ ; 90 độ ; 180 độ ; 60 độ.
b.
Góc vuông là :
Góc tù là :
Góc nhọn là :
Góc bẹt là :
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
* Bài vừa học: 
- Ôn lại kiến thức về góc và điểm nằm trong góc, đo góc, các góc đặc biệt.
* Bài mới: 
- Chuẩn bị các bài tập.
Ngày soạn: 16/04/2022
Ngày dạy: 20/04/2022
Tiết 44 - BÀI 37: SỐ ĐO GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được khái niệm số đo góc, các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Biết đo một góc bằng thước đo góc
- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được khái niệm số đo góc
+ Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)
3. Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Nghiên cứu bài học, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Chuẩn bị các dụng cụ dạy học như thước thẳng, thước đo góc, ê ke,...
2. Đối với học sinh: Việc sử dụng dụng cụ học tập như thước thẳng, thước đo góc, ôn tập lại kiến thức bài học trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt)
- Gv nhắc lại kiến thức đã học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 8.31, 8.32, 8.33
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 8.31 : 
Cho các góc với số đo như dưới đây .
∠ A = 63 độ ; ∠ M = 135 độ ;
∠ B=91 độ ; ∠ T=179 độ.
Trong các góc đó , kể tên các góc nhọn , góc tù.
Câu 8.32 : Quan sát hình sau .
a. Ươc lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn ,góc vuông , góc tù, góc bẹt .
b.Dùng eke để kiểm tra lại kết quả của câu a.
c. Dùng thước đo góc để tìm số đo mỗi góc .
Câu 8.33: Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ , em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kìm giờ và kim phút là :
a. Góc nhọn
b. Góc vuông
c. Góc tù
d. Góc bẹt.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Câu 8.31:
Các góc nhọn là : 
∠ A = 63 độ ; 
Các góc tù là : 
∠ M = 135 độ ; 
∠ B=91 độ ; 
∠ T=179 độ .
Câu 8.32: 
a.Góc nhọn là :
Góc vuông là :
Góc tù là :
Góc bẹt là :
c.Góc CEB có số đo là : 30 độ 
Góc xAy có số đo là : 90 độ 
Góc NIM có số đo là : 80 độ 
Góc tAu có số đo là : 120 độ 
Góc mEn có số đo là : 180 độ 
Câu 8.33: 
Thời điểm mà góc tạo bởi kìm giờ và kim phút là :
a. Góc nhọn lúc 12 giờ 10 phút
b. Góc vuông lúc 6 giờ 15 phút
c. Góc tù lúc 7 giờ 15 phút
d. Góc bẹt lúc 12 giờ 30 phút.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời, nhận xét chia sẻ: 
Câu 8.34: 
Đo các góc trong tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo các góc đó.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Câu 8.34:
Số đo góc ABC là: 150 độ 
Số đo góc BCD là: 100 độ 
Số đo góc CDA là: 50 độ
Số đo góc DAB là: 60 độ .
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
* Bài vừa học: 
- Ôn lại kiến thức về đo góc và các góc đặc biệt.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
* Bài mới: 
- Chuẩn bị thước đo góc, đọc trước bài Số đo góc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tiet_41_den_44.docx