Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Năm học 2022-2023

- Hiểu được quy tắc cộng, trừ hai số nguyên và biết vận dụng quy tắc cộng, trừ hai số nguyên vào các bài tập.

- Nhận biết được các tính chất của phép cộng hai số nguyên và biết vận dụng các tính chất đó vào bài tính nhẩm, tính hợp lí.

 

docx 17 trang Mạnh Quân 26/06/2023 4793
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI 14: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
Thời gian thực hiện: ( 03 tiết)
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
- Hiểu được quy tắc cộng, trừ hai số nguyên và biết vận dụng quy tắc cộng, trừ hai số nguyên vào các bài tập.
- Nhận biết được các tính chất của phép cộng hai số nguyên và biết vận dụng các tính chất đó vào bài tính nhẩm, tính hợp lí.
- Biết áp dụng quy tắc cộng trừ số nguyên vào giải các bài toán thực tế.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: 
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 3 phút )
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tìm hiểu quy tắc cộng hai số nguyên âm thông qua bài toán thực tế.
b) Nội dung:
- HS đọc bài toán mở đầu (SGK trang 62), viết phép tính cần thực hiện khi muốn tính nhiệt độ ban đêm ở đỉnh Mẫu Sơn.
c) Sản phẩm:
- Viết được phép tính.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2:
- Đọc bài toán mở đầu (SGK trang 62).
- Viết phép tính cần thực hiện khi muốn tính nhiệt độ ban đêm ở đỉnh Mẫu Sơn.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc bài toán mở đầu (SGK trang 62).
GV yêu cầu1 HS đứng tại chỗ đọc to.
- Thảo luận nhóm viết phép tính cần thực hiện.
Hướng dẫn hỗ trợ: Giảm có nghĩa là thế nào?
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV chọn 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả viết phép tính.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các phép tính. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: để tính tổng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
Nhiệt độ ban đêm ở đỉnh Mẫu Sơn là 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Cộng hai số nguyên cùng dấu( 20 phút )
a)Mục tiêu:
- HS hiểu được cách cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0.
-HS nắm được quy tắc cộng hai số nguyên trên trục số và biết áp dụng quy tắc vào các bài tập.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc SGK phần 1), phát biểu được quy tắc cộng hai số nguyên dương, hai số nguyên âm.
- Làm các bài tập: Ví dụ 1, Luyện tập 1 (SGK trang 62), làm bài tập phần vận dụng(SGK trang 63).
c) Sản phẩm:
- Quy tắc cộng hai số nguyên dương, hai số nguyên âm.
- Lời giải các bài tập: Ví dụ 1, Luyện tập 1 (SGK trang 62), vận dụng(SGK trang 63).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu tính .
- GV minh họa cách cộngtrên tia số.
-GV yêu cầu HS rút ra quy tắc cộng hai số nguyên dương.
- GV yêu cầu áp dụng tính .
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS làm yêu cầu của GV
-HS lắng nghe và quan sát GV giới thiệu cách cộng trên tia số. 
- HS nêu quy tắc cộng hai số nguyên dương.
- HS làm áp dụng
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán (viết trên bảng).
- HS cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV khẳng định cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
1.Cộng hai số nguyên cùng dấu.
1.1. Cộng hai số nguyên dương
a) Ví dụ
 Ta có thể minh họa phép cộng đó trên trục số như sau:
b) Quy tắc: Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
c) Áp dụng: Tính
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS quay lại bài toán mở đầu- SGK trang 62, hoạt động theo cặp đôi hãy dùng trục số tính 
- Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm?
-Hoạt động cá nhân làm ví dụ GV cho
- Hoạt động cá nhân làm bài Luyện tập 1 SGK trang 62, sau đótheo từng bàn đổi vở chấm.
- Qua các ví dụ và Luyện tập 1 HS rút ra nhận xét gì về dấu của tổng hai số nguyên âm?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
Hướng dẫn hỗ trợ: 
-Từ điểm(ứng điểm biểu diễn số nguyên) ta di chuyển sang bên trái đơn vịđến điểm, hỏi điểm biểu diễn số nguyên nào?
-Tương tự từ điểm ta di chuyển sang bên trái đơn vị đến điểm, hỏi điểm biểu diễn số nguyên nào? Nên kết quả của 
- Số nguyên gồm mấy phần?
- Dựa vào kết quả có nhận xét gì về phần tự nhiên của tổng so phần tự nhiên của hai số hạng,nhận xét gì về dấu của tổng 
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu1 cặp đôi lên bảng mô tả cách cộng trên trục số (trên mô hình có sẵn hoặc GV đã vẽ ra BP trước.)
- GV yêu cầu2 HS nêu quy tắc.
- GV yêu cầulần lượt từng HS làm ví dụ (đứng tại chỗ).
- GV gọi 2 HS lên bảng làm Luyện tập 1 SGK trang 67.
- GV gọi ít nhất 2 HS nêu ra nhận xét về dấu.
- HS cả lớp thực hiện, theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- GV chốt kiến thức tổng hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Hoạt động theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu của phần vận dụng 1 trang 63.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình thức nhóm 2 ( 3 phút ).
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- Đại diện 3 nhóm treo bảng phụ sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả.
- GV lưu ý: thấp hơn mực nước biển là “ – ”, dưới mực nước biển còn gọi là độ sâu.
1.2.Cộng hai số nguyên âm
a) Bài toán mở đầu ( SGK trang 62)
Trả lời : Nhiệt độ ban đêm ở đỉnh Mẫu Sơn là 
b) Quy tắc (SGK–trang 62)
Bước 1: Cộng phần số tự nhiên
Bước 2: Đặt dấu ‘ – ’ trước kết quả.
c) Ví dụ:Tính 
d) Luyện tập 1 (SGK – Trang 62)
e) Vận dụng 1 (SGK – Trang 63)
Điểm nằm ở độ cao là
Hay điểm nằm ở độ sâu là 
Hoạt động 2.2: Cộng hai số nguyên khác dấu( 20 phút )
Hoạt động 2.2.1: Hai số đối nhau ( 6 phút )
a) Mục tiêu:
-HS hiểu được thế nào là hai số đối nhau, biết tìm số đối của một số nguyên và biết được hai số đối nhau có tổng bằng không.
-HS biết biểu diễn số đối, biết kí hiệu số đối.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc SGK trang 63 phần 1 - hai số đối nhau, chú ý.
- Làm các bài tập: ?, Luyện tập 2 (SGK trang 63).
c) Sản phẩm:
- Hiểu được thế nào là hai số đối nhau và biết cách tìm và viết dạng kí hiệu số đối của một số nguyên.
- Lời giải các bài tập: ?, Luyện tập 2 (SGK trang 63).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức hai số đối nhau và làm ? SGK trang 63.
-GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về dấu của hai số đối nhau.
-GV yêu cầu HS nêu cách tìm số đối của một số nguyên.
-GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi dùng trục số hãy tính và từ đó có nhận xét gì về tổng của hai số đối nhau.
-GV yêu cầu HS làm cá nhân Luyện tập 2 ( chỉ tìm số đối, phần biểu diễn về nhà) SGK trang 63.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS cho 2 HS lên bảng, HS khác làm vào vở 
-HS đưa ra nhận xét về dấu của hai số đối nhau.
-HS đưa ra cách tìm số đối của một số nguyên.
- HS làm cá nhân Luyện tập 2 SGK trang 63.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng và diễn đạt theo cách khác.
- HS đứng tại chỗ nên nhận xét về dấu, cách tìm số đối.
- Đại diện một nhóm lên bảng mô tả cách tính trên trục số và đưa ra dự đoán về tổng hai số đối.
- HS đứng tại chỗ làm Luyện tập 2 SGK trang 68.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét, sửa chữa .
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét, sửa chữa bài làm và câu trả lời của HS.
- GV chốt lưu ý về số đối.
2.Cộng hai số nguyên khác dấu.
2.1.Hai số đối nhau.
a) ? SGK trang 63 
Số đối của sốlà. 
Số đối của sốlà. 
.....
b) Chú ý: SGK trang 63 
+) Hai số đối nhau có tổng bằng không.
Ví dụ
+) Kí hiệu số đối của sốlà. 
số đối của sốlà
c) Luyện tập 2: SGK trang 63
Số đối của sốlà. 
Số đối của sốlà. 
Hoạt động 2.2.2: Tổng hai số nguyên khác dấu ( 14 phút )
a)Mục tiêu:
- HS bước đầu nắm được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và biết áp dụng.
- HS bước đầu biết cách diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học và giải quyết bài toán thực tế.
b) Nội dung:
- Bài toán thực tế, phát biểu được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Làm các bài tập: Ví dụ 2, Luyện tập 3 (SGK trang 64), làm bài tập phần vận dụng 2 (SGK trang 64 – nếu còn giờ, không còn thì chuyển xuống phần hướng dẫn về nhà ).
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài toán thực tế, quy tắc cộng hai số nguyên dương khác dấu.
- Lời giải các bài tập: Ví dụ ( GV cho tương tự SGK), Luyện tập 3 (SGK trang 64).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bài toán thực tế - SGK trang 63, hoạt động theo cặp đôi làm các yêu cầu sau:
Tổ 1,2 +Viết phép tính biểu thị nhiệt độ dự báo của ngày hôm sau ở Paris và dùng trục số tính kết quả đó.
Tổ 3,4 +Viết phép tính biểu thị nhiệt độ thực tế của ngày hôm sau ở Paris và dùng trục số tính kết quả đó
- GV yêu cầu HS thảo luận nhận xét về phần 
tự nhiên của tổng so phần tự nhiên của hai số hạng, nhận xét gì về dấu của tổng?
- GV yêu cầu HS nêu ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu 
- Hoạt động cá nhân làm ví dụ GV cho
- Hoạt động cá nhân làm bài Luyện tập 3 SGK trang 64, sau đó theo từng bàn HS đổi vở chấm.
- GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi phần tranh luận của hai bạn tròn vuông?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
- Đại diện một nhóm Tổ 1, 2,3,4 mang bảng phụ lên.
- HS dưới nhận xét và làm vào vở cả hai yêu cầu.
Hướng dẫn hỗ trợ: 
- Dựa vào kết quả ; có nhận xét gì về phần tự nhiên của tổng so phần tự nhiên của hai số hạng, nhận xét gì về dấu của tổng.
- Dựa vào kết quả của các ví dụ và luyện tập 3.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu 4 cặp đôi đại diện 4 tổ mang bài lên bảng và 2 đại diện mô tả cách cộng ; trên trục số ( trên mô hình có sẵn hoặc GV đã vẽ ra BP trước. )
- 2 nhóm HS nêu nhận xét về phần tự nhiên của tổng và phần dấu của tổng.
- 2 HS nêu quy tắc.
- GV yêu cầulần lượt từng HS làm ví dụ ( đứng tại chỗ).
- GV gọi 1 HS lên bảng làm Luyện tập 3 SGK trang 69.
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi ở phần tranh luận.
- HS cả lớp thực hiện, theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu trả lời, bài làm và sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả, minh họa lại cách cộng của 2 nhóm trên file trình triếu và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- GV chốt quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và chú ý tổng của hai số nguyên khác dấu có thể là số âm cũng có thể là số dương.
2.2.Cộng hai số nguyên khác dấu 
( không đối nhau )
2.2a) Bài toán thực tế ( SGK trang 63)
a) 
nhiệt độ dự báo của ngày hôm sau ở Paris là 
b) 
nhiệt độ thực tế của ngày hôm sau ở Paris là 
*Quy tắc cộng hai nguyên khác dấu 
( không đối nhau)
Bước 1: phần số tự nhiên lớn trừ phấn số tự nhiên bé. 
Bước 2: Lấy dấu của số có phấn tự nhiên lớn hơn đặt trước kết quả.
b) Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu (SGK –trang 64)
c) Ví dụ:Tính 
d) Luyện tập 3 (SGK – Trang 64)
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: quy tắc cộng hai số nguyên, cùng các chú ý.
- Làm bài tập vận dụng SGK trang 64, bài tập 3.9, 3.10, 3.11, 3.14 SGK trang 66.
Tiết 2
Hoạt động 2.3: Tính chất của phép cộng (18 phút )
a) Mục tiêu:
- Biết được tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: Giao hoán, kết hợp và biết được số nào cộng với cũng bằng .
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính hợp lý. Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
b) Nội dung:
- HĐ5, HĐ6 -SGK trang 64.
-Tính chất của phép cộng số nguyên.
-Ví dụ SGK trang 65; Luyện tập 4 (SGK – Trang 65)
c) Sản phẩm:
- Lời giải HĐ5, HĐ6.
- Nêu được tính chất của phép cộng số nguyên.
-Lời giải ví dụ SGK trang 65; Luyện tập 4 (SGK – Trang 65)
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm HĐ5, HĐ6 - SGK trang 64.
-GV yêu cầu HS rút ra tính chất của phép cộng số nguyên.
-GV yêu cầu HS nhận xét tổng của một số nguyên với số ? 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
-HS làm theo yêu cầu của GV.
-2 nhóm HS làm ra bảng phụ, còn lại làm vở.
-HS rút ra tính chất của phép cộng số nguyên.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- Đại diện 1 nhóm HS mang sản phẩm là bài làm trên bảng phụ mang lên thuyết trình
-HS dưới nhận xét bài làm của 2 nhóm trên bảng phụ.
- HS đứng tại chỗ nêu tính chất của phép cộng số nguyên.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét, sửa chữa .
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét, sửa chữa bài làm và câu trả lời của HS.
- GV chốt tính chất của phép cộng số nguyên vàlưu ý số nào cộng với cũng bằng.
3. Tính chất của phép cộng số nguyên.
a) Xét bài toán
HĐ5 -SGK trang 64.
HĐ6 -SGK trang 64.
b)Chú ý: SGK trang 64
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK trang 70 và chỉ rõ các tính chất, quy tắc được vận dụng ở mỗi bước và tính hợp lí.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài Luyện tập 4 SGK trang 65, sau đó theo từng bàn HS đổi vở chấm.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- HS lên bảng chỉ các tính chất, quy tắc được vận dụng ở mỗi bước trong ví dụ 3 –SGK trang 65 và 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm ví dụ của GV cho, GV viết.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm Luyện tập 4 SGK trang 65.
- HS cả lớp thực hiện, theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu trả lời, bài làm và sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả, khắc sâu các tính chất, quy tắc vận dụng qua từng bước trong bài làm của HS .
c) Ví dụ: Tính hợp lí:
d) Luyện tập 4 (SGK – Trang 65)
Tính hợp lí:
Hoạt động 2.4: Trừ hai số nguyên (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Từ bài toán thực tế và bước đầu hình thành dự đoán trên cở sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự để xây dựng nên quy tắc trừ hai số nguyên.
- Hiểu được mối liên hệ giữa phép trừ và phép cộng số nguyên.
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên. 
b) Nội dung:
- HĐ7,HĐ8 -SGK trang 65, quy tắc trừ hai số nguyên.
-Ví dụ 4 SGK trang 65, luyện tập 5 SGK trang 66.
c) Sản phẩm:
- Lời giải HĐ7,HĐ8 -SGK trang 65, nêu được quy tắc trừ hai số nguyên.
- Lời giảiví dụ 4 SGK trang 65, luyện tập 5 SGK trang 66.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm HĐ7 -SGK trang 65 và rút ra nhận xét.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhâ làm HĐ8 -SGK trang 65
-GV yêu cầu HS nêu quy tắc 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS làm theo yêu cầu của GV.
-2 nhóm HS làm ra bảng phụ HĐ7 SGK trang 65, còn lại làm vở.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- 2 nhóm HS mang sản phẩm là bài HĐ7 -SGK trang 65 làm trên bảng phụ lên treo, đại diện 1 nhóm lên thuyết trình.
- HS đứng tại chỗ nêu dự đoán HĐ8 -SGK trang 65.
-HS đứng tại chỗ nêu quy tắc trừ hai số nguyên.
-HS dưới nhận xét, sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét, sửa chữa bài làm và câu trả lời của HS, chú ý lỗ triệu đồng tức lãi triệu đồng.
- GV chốt quy tắc trừ hai số nguyên.
4.Phép trừ hai số nguyên.
a) Xét bài toán
HĐ7 -SGK trang 65.
Cách 1) Ta có 
Nên tháng đó cửa hàng lãi triệu đồng.
Cách 2) Ta có 
Nên tháng đó cửa hàng lãi triệu đồng.
HĐ8 -SGK trang 65.
b) Quy tắc: SGK trang 65.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 4 SGK trang 65 và tính .
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài Luyện tập 5 SGK trang 66, sau đó theo từng bàn HS đổi vở chấm.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- HS làm ví dụ GV cho
- GV gọi 2 HS lên bảng làm Luyện tập 5 SGK trang 66.
- HS cả lớp thực hiện, theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu trả lời, bài làm và sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả, khắc sâu quy tắc trừ hai số nguyên và nhấn mạnh trừ là cộng số đối của số trừ.
c) Ví dụ 4: SGK trang 65
d) Luyện tập 5 (SGK – Trang 66)
Tính hợp lí:
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu vận dụng 3 SGK trang 66.
-GV đưa ra tình huống ( nếu không có HS nào giải như vậy)
Bạn Mai làm vận dụng 3 SGK trang 65 như sau:
Vì 
Vậy nhiệt độ chênh lệch ở bên ngoài máy bay ở độ caotrước và sau hạ cánh là .
Em có nhận xét gì về lời giải này?
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm vận dụng 3 SGK trang 66.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập tình huống của Mai.
- HS cả lớp thực hiện vở, theo dõi, nhận xét bài làm và sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV chính xác hóa các kết quả, khắc sâu quy tắc trừ hai số nguyên và lưu ý vận dụng vào bài toán thực tế.
e) Vận dụng 3: SGK trang 66
Vì 
Vậy nhiệt độ chênh lệch ở bên ngoài máy bay ở độ cao trước và sau hạ cánh là 
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: các tính chất phép cộng, quy tắc trừ hai số nguyên, cùng các chú ý.
- Làm bài tập bài tập 3.12, 3.16 SGK trang 66.
Tiết 3: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (40 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được quy tắc cộng, trừ số nguyên và tính chất của phép cộng để giải các bài tính giá trị, tính hợp lí, giải được một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
b) Nội dung: Làm các bài tập: 3.12, 3.15 và 3.17 SGK trang 66, 3.18 SBT trang 52, 3.26a SGK trang 69, 3.13 SGK trang 66.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập trên.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GVgiao nhiệm vụ học tập 1:
- GV kiểm tra kiến thức về: quy tắc cộng hai số nguyên âm, hai số đối nhau, hai số nguyên khác dấu không đối nhau, quy tắc trừ hai số nguyên, cố đối thông qua trò chơi (Vòng quay kì diệu: vòng quay dừng đến tên HS nào thì HS đó đứng tại chỗ trả lời)
- Làm các bài tập: 3.12, 3.15 và 3.17 SGK trang 66.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ 
+ Bài 3.17a: thayvào biểu thức rồi tính.
+ Bài 3.17c: Tính , sau đó mới thay vào biểu thức rồi tính.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ tham gia trò chơi.
- GV yêu cầu đồng thời: HS 1 lên bảng làm bài tập 3.12ab, HS 2 lên bảng làm bài tập 3.12cd.
- GV yêu cầu đồng thời: HS 3 lên bảng làm bài tập 3.15ab, HS 4 lên bảng làm bài tập 3.15cd.
- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm 3.17a, GV ghi trên bảng, hai câu còn lại HS làm tương tự ( gọi đồng thời 2 HS lên chữa 3.17b, 3.17c)
- Ở dưới lắng nghe, làm vở, quan sát và nhận xét, sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV chốt kiến thức cần nhớ.
- GV khẳng định kết quả đúng, sửa chữa các lỗi sai, củng cố cách làm từng bài và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
5. Luyện tập
Dạng 1 : Tính ( tính giá trị ) biểu thức:
* Kiến thức:
+) Quy tắc cộng số nguyên
+) Quy tắc trừ số nguyên.
+) Số đối cuả số là . 
Chú ý: 
Bài tập 3.12 SGK trang 66
a) ;
Bài tập 3.15 SGK trang 66
a) ;
b)
c) 
d)
Bài tập 3.17 SGK trang 66
Tính giá trị biểu thức
a) Thay vào biểu thức ta được 
Vậy giá trị biểu thức là tại 
b)
c)
* GVgiao nhiệm vụ học tập 2:
- HS quan sát bảng phụ lời giải bài 3.16 a SGK
( hoặc máy chiếu) hoặc bài làm của HS trên vở 
( nếu có MC đa vật thể) hãy nhận xét bài, chỉ ra các tính chất đã được dùng
Bài tập 3.16a SGK trang 66
- Phát biểu các tính chất của phép cộng.
- Hoạt động cá nhân làm bài 3.18 SBT trang 52 và bài tập sau (5 phút): 
c)
-GV chiếu hai lời giải Bài 3.16a –SGK trang 66, yêu cầu thảo luận trong 2 phút: Ai đúng, ai sai? Vì sao? ( bảng phụ hoặc máy chiếu)
Bạn Việt
Tổng các phần tử của tập hợp là 
Bạn Nam
Tổng các phần tử của tập hợp là 
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- HS lên bảng chỉ ( hoặc ghi ) các tính chất ứng với từng bước làm. 
- GV yêu cầu2 HS phát biểu tính chất.
- GV yêu cầu3 HS lên trình bày ( mỗi HS 1 câu) và chọn thêm bài của HS dưới chấm chữa.
- HS thảo luận và đại diện nhóm lên báo cáo.
- Cả lớp quan sát, nhận xétvà sửa chữa.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chốt tính chất của phép cộng.
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS, lưu ý:cách tính tổng nhiều số nguyên.
Dạng 2 : Tính hợp lí
* Kiến thức:
Các tính chất của phép cộng
+) Giao hoán
+) Kết hợp
+) Cộng 0
+) Cộng số đối
Bài tập 3.18 SBT trang 52
Bài tập 3.26a SGK trang 69
* GVgiao nhiệm vụ học tập 3:
- Làm bài tập 3.13 SGK trang 66 theo cặp
 (3 phút).
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS đọc, tóm tắt đề bài và làm bài theo cặp
(2 cặp làm ra bảng phụ).
- Hướng dẫn, hỗ trợ:km/h có nghĩa là quãng đường đi được trong mỗi giờ là km.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm còn lại treo bảng lên bảng.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV khẳng định kết quả đúng, cách làm tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Dạng 3: Toán thực tế:
Bài tập 3.13 SGK trang 66
Lời giải
a) Sau một giờ hai xe cách nhau số km là: 
(km).
b) Sau một giờ hai xe cách nhau số km là: 
(km).
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về cộng, trừ hai số nguyên để giải quyết bài toán dựa trên hoạt động mở đầu.
b) Nội dung:
-HS giải quyết bài tập sau:
Nhiệt độ ban ngày ở đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) vào một ngày mùa đông là . Nếu ban đêm giảm thêm thì nhiệt độ ở đó sẽ là bao nhiêu ?
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân (giải theo hai cách)
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài toán trên.
d) Tổ chức thực hiện: 
8 Giao nhiệm vụ 1: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để thực hiện bài tập.
8Giao nhiệm vụ 2 : Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc:quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, các tính chất của phép cộng.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK: bài tập 3.18 SGK trang 66, bài tập 3.26b SGK trang 69,bài tập 3.15, 3.16,3.19 SBT trang 52.
- Sưu tầm các bài toán thực tế có liên quan đến quy tắc cộng, trừ hai số nguyên theo tổ (viết ra giấy đề bài và lời giải -Tiết sau nộp sản phẩm)	
- Tổ trưởng kiểm tra bài của các bạn.
- Chuẩn bị giờ sau: đọc trước nội dung bài 14 – Quy tắc dấu ngoặc SGK trang 67.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_14_phep_cong_va_phe.docx