Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều - Năm học 2022-2023

- Nhận dạng và mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (cạnh, góc, đường chéo).

- Kể tên một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc, . có hình ảnh tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều.

- Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

- Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.

 

docx 12 trang Mạnh Quân 26/06/2023 3001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn: 03/9/2022 
Ngày dạy : ..
 Tiết theo KHBD: 4,8,12
BÀI 18: HÌNH TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU
Thời gian thực hiện: (03 tiết)
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Nhận dạng và mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (cạnh, góc, đường chéo).
- Kể tên một số vật dụng, họa tiết, công trình kiến trúc, ... có hình ảnh tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều.
- Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
- Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được tính chất của tam giác đều, hình vuông và lục giác đều; phát biểu được cách vẽ tam giác đều và hình vuông.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để hình thành khái niệm tam giác đều, hình vuông và hình lục giác đều; vận dụng các kiến thức trên để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, giấy A4, kéo cắt giấy, thước đo góc, thước ê ke.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm, giấy A4, kéo cắt giấy, thước đo góc, thước ê ke, bút sáp màu.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giới thiệu chương IV: 
Chương gồm ba bài học và các tiết luyện tập, ôn tập chương. Cụ thể:
- Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều (3 tiết).
- Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân. (3 tiết).
- Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học (3 tiết).
- Luyện tập chung (2 tiết).
- Bài tập cuối chương IV (1 tiết).
Chương này giúp HS bước đầu hình thành và phát triển một số năng lực toán học; giúp HS sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình, đo đạc như thước thẳng, compa, ê ke, 
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Tam giác đều.
* HS quan sát vào Mục lục SGK và chú ý lắng nghe GV giới thiệu.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh của một hình tam giác và trả lời câu hỏi: Một tam giác có bao nhiêu cạnh? Bao nhiêu góc? 
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi tình huống:
Nếu cô nói: “Cô có một số bút viết và thước kẻ. Cô sẽ chia đều cho mỗi bạn trong lớp.” thì em có nhận xét gì về số số bút và số thước mỗi bạn nhận được?
- GV yêu cầu HS kết hợp hai câu hỏi trên để trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là tam giác đều? 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi: Mỗi tam giác có ba cạnh và ba góc.
- HS thảo luận nhóm hai người để tìm ra dự đoán về tam giác đều : 
+ Số bút và số thước của mỗi bạn sẽ bằng nhau.
+ Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS. 
- GV chốt: Dự đoán của các em là hoàn toàn chính xác. 
1. Hình tam giác đều.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS dựa vào dự đoán vừa có được để trả lời HĐ1 trong SGK- 84.
- GV yêu cầu HS kể tên các vật dụng, hoạ tiết, công trình kiến trúc có hình ảnh tam giác đều? 
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
- HS chỉ ra các vật dụng, hoạ tiết, công trình kiến trúc có hình ảnh tam giác đều trong thực tế.
- Một số vật dụng, hoạ tiết, công trình kiến trúc có hình ảnh tam giác đều: biển báo giao thông, kệ trang trí, khối rubic, 
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ý a HĐ2 - SGK/84.
GV phát cho mỗi nhóm một hình tam giác đều bằng bìa cứng các màu, yêu cầu HS:
+ Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng?
+ Cho biết độ dài ba cạnh của miếng bìa tam giác mà GV vừa phát.
- GV giới thiệu ba góc của thước ê ke có ba góc 
GV yêu cầu HS dùng ê ke đó kiểm tra số đo ba góc của tấm bìa hình tam giác bằng cách:
+ Ước lượng số đo các góc của tầm bìa bằng bao nhiêu trong các số .
+ Đặt ê ke vào miếng bìa hình tam giác sao cho đỉnh của góc thước (đã ước lượng ở bước trên) trùng với đỉnh của một góc tấm bìa, mép cạnh của thước trùng với mép một cạnh của góc cần đo.
Lặp lại thao tác này với hai góc còn lại.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- Đại diện các nhóm lên nhận tấm bìa hình tam giác.
- HS thảo luận nhóm để nêu lại được cách đo độ dài đoạn thẳng:
 + Đặt thước thẳng dọc theo cạnh cần đo sao cho điểm đầu tiên của cạnh ngang bằng với vạch số 0.
 + Điểm cuối cùng của cạnh ngang bằng với vạch nào trên thước thì đó là độ dài của cạnh.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- GV chốt: Trong một tam giác đều, ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau, mỗi góc bằng 
a) Các yếu tố cơ bản của tam giác đều
- Trong tam giác đều:
 + Ba cạnh bằng nhau.
 + Ba góc bằng nhau và bằng 
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thước, ê ke để vẽ hình. 
- GV hướng dẫn HS vẽ hình tam giác đều trên bảng.
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng .
Bước 2: Dùng ê ke có góc vẽ góc bằng .
Bước 3: Vẽ góc bằng . Hai tia và cắt nhau tại C, ta được tam giác đều .
- GV yêu cầu hai HS cùng bàn đổi vở để kiểm tra hình vẽ của bạn đã đúng chưa?
- GV đặt câu hỏi: Liệu có cách nào khác để vẽ hình tam giác đều không?
* Kết luận, nhận định 4: 
- GV đánh giá kết quả của các nhóm.
- GV hướng dẫn HS phát hiện thêm các cách vẽ khác.
* Cách 2: 
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng .
Bước 2: Dùng ê ke có góc vẽ góc bằng .
Bước 3: Trên , lấy điểm C sao cho .
Bước 4: Nối và ta được tam giác đều .
b) Cách vẽ:
Bài toán: Vẽ tam giác đều cạnh .
*GV giao nhiệm vụ học tập 5:
GV yêu cầu HS làm bài tập 4.2/SGK-88
- GV cho HS nêu cách vẽ tam giác đều có cạnh bằng ?
- GV cho HS kiểm tra chéo bài làm với bạn cùng bàn và báo cáo kết quả.
* HS thực hiện nhiệm vụ 5:
Cá nhân HS thực hiện bài tập.
Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng .
Bước 2: Dùng ê ke có góc vẽ góc bằng .
Bước 3: Vẽ góc bằng . Hai tia và cắt nhau tại C, ta được tam giác đều .
- HS kiểm tra chéo bài với bạn và báo cáo kết quả.
c) Luyện tập
Bài tập 4.2/SGK-88
* GV giao nhiệm vụ học tập 6:
GV tổ chức trò chơi: 
CẢNH SÁT GIAO THÔNG NHÍ
GV trình chiếu hai biển báo giao thông hình tam giác đều. 
Yêu cầu tổ 1 và 2 vẽ biển báo 1, tổ 3 và tổ 4 vẽ biển báo 2.
GV nêu yêu cầu: Hãy đóng vai là một chú cảnh sát giao thông đang tuyên truyền tới người dân về các loại biển báo.
Người nhanh nhất của hai nhóm sẽ lên bảng treo tranh và trình bày ý nghĩa của biển báo mình vẽ.
* HS thực hiện nhiệm vụ 6:
- HS tiến hành vẽ lại biển báo.
- Thảo luận cùng các bạn về ý nghĩa của biển báo đó.
* Báo cáo, thảo luận 6:
- Đại diện mỗi tổ lên trình bày bài làm của tổ mình.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 6:
GV kết luận: Bài học hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về hình tam giác đều. Ngoài ghi nhớ các yếu tố cơ bản và cách vẽ tam giác đều thì các em hãy ghi nhớ ý nghĩa các biển báo giao thông để thực hiện tốt Luật An toàn giao thông, bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Trò chơi:
CẢNH SÁT GIAO THÔNG NHÍ
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: nhận xét trong SGK-85, học thuộc cách vẽ một hình tam giác đều.
- Tìm hiểu, vẽ và ghi tên ít nhất 3 loại biển báo hình tam giác đều khác.
- Đọc trước nội dung phần "Hình vuông" trong SGK.
Tiết 2
Hoạt động 2.2: Hình vuông ( 43 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
GV trình chiếu các hình ảnh: viên gạch lát nền, bàn cờ, bánh chưng, khối rubic .
Gv đặt câu hỏi: Các hình trên gợi đến hình nào chúng ta đã biết rồi?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS theo dõi câu hỏi của GV và trả lời.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- Cá nhân HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV kết luận để vào tiết học mới.
2. Hình vuông
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
GV yêu cầu HS làm ý a HĐ4/SGK-85: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- GV phát cho mỗi HS một hình vuông để hoàn thành nhiệm vụ 2 và 3 của HĐ4.
GV hướng dẫn: Kẻ hai đường chéo rồi tiến hành đo.
- GV gọi một số HS báo cáo kết quả.
* Kết luận, nhận định 2: 
GV kết luận: Trong hình vuông, bốn cạnh trong một hình vuông đều bằng nhau, hai đường chéo cùng bằng nhau, bốn góc đều bằng nhau và bằng .
a) Một số yếu tố cơ bản của hình vuông 
Trong hình vuông:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Bốn góc bằng nhau và bằng .
- Hai đường chéo bằng nhau.
* Gv giao nhiệm vụ học tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc SGK bài thực hành 2.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài thực hành 2: Vẽ hình vuông có cạnh .
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng .
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với tại . Xác định điểm trên đường thẳng đó sao cho .
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với tại . Xác định điểm trên đường thẳng đó sao cho .
Bước 4: Nối với ta được hình vuông 
- GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
- Cho HS đổi bài với bạn cùng bàn để dùng thước thẳng, ê ke kiểm tra độ dài các cạnh, các góc của hình vuông .
- Gọi vài HS nhận xét về hình vẽ của bạn mình.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
b) Cách vẽ:
* Gv giao nhiệm vụ học tập 4:
- GV cho HS làm ý 3 trong bài thực hành 2: 
 Gấp, cắt , ghép hình vuông.
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
- HS thực hiện theo hướng dẫn trong SGK để cắt ghép hình vuông.
* Báo cáo, thảo luận 4:
- Hai HS lên bảng gắn sản phẩm của mình.
* Kết luận, nhận định 4:
- GV nhận xét về khả năng cắt, ghép theo yêu cầu của HS.
* Gấp, cắt, ghép hình vuông:
* GV giao nhiệm vụ học tập 5:
- GV phát cho HS các miếng bìa có in hình trong bài 4.4/SGK-88 yêu cầu HS cắt và ghép để được một cái hộp có nắp.
* HS thực hiện nhiệm vụ 5:
- HS thực hiện cắt và gấp.
* Báo cáo, thảo luận 5:
- HS giơ cao sản phẩm của mình.
* Kết luận, nhận định 5:
- GV tặng phần thưởng cho HS làm đúng và nhanh nhất.
c) Luyện tập
Bài tập 4.4/SGK-88
* GV giao nhiệm vụ học tập 6:
GV chiếu video về kim tự tháp Kheops.
* HS thực hiện nhiệm vụ 6:
- HS chú ý theo dõi video và những thông tin giáo viên cung cấp thêm.
* Báo cáo, thảo luận 6:
* Kết luận, nhận định 6:
- GV kết luận: Kim tự tháp Kheops có đáy là hình vuông, bốn mặt bên đều là tam giác đều. Và điều đặc biệt là, cho đến ngày nay, con người vẫn chưa thể biết điều gì đã làm nên kim tự tháp này?
8 Hướng dẫn tự học ở nhà ( 2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc một số yếu tố cơ bản của hình vuông.
- Làm bài tập 4.1, 4.3, 4.5 /SGK-88.
- Vẽ và cắt 6 tam giác đều và bằng nhau, đọc nội dung phần "Hình lục giác đều" SGK.
Tiết 3
Hoạt động 2.3: Hình lục giác đều ( 23 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
Gv yêu cầu HS quan sát và gọi tên các đồ vật có trên màn hình.
Gương bát quái, hộp quà, hộp mứt, bề mặt tổ ong, 
GV giới thiệu các hình đều là hình lục giác đều.
3. Hình lục giác đều
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS sử dụng sáu tam giác đều đã chuẩn bị ở nhà để ghép thành một hình lục giác đều.
- Quan sát hình lục giác đều , kể tên các đỉnh, cạnh, góc của hình lục giác đều đó.
- Dựa vào tính chất của hình tam giác đều, hãy trả lời câu hỏi 3 và 4 của HĐ5?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS thực hiện ghép hình, một HS gắn sản phẩm của mình lên bảng.
- Cá nhân HS kể tên đỉnh, cạnh, góc của hình lục giác đều.
+ Các tam giác là tam giác đều và bằng nhau nên các cạnh có độ dài bằng nhau.
+ Mỗi góc ở đỉnh của lục giác đều đều gấp đôi góc của một tam giác đều nên chúng bằng nhau.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
a) Các yếu tố cơ bản của hình lục giác đều
Hình lục giác đều có:
+ Sáu cạnh bằng nhau.
+ Sáu góc bằng nhau và bằng .
+ Ba đường chéo chính bằng nhau.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV trình chiếu hình 4.5 lên bảng và giới thiệu AD là một đường chéo chính.
Theo em, thế nào là đường chéo chính?
Hãy kể tên các đường chéo chính của hình lục giác đều .
- Hãy so sánh độ dài các đường chéo chính với nhau.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS thực hiện yêu cầu trên.
- Đường chéo chính là đường thẳng đi qua hai đỉnh và chia hình lục giác đều thành hai phần bằng nhau.
Các đường chéo chính của hình lục giác đều là: .
- Các đường chéo chính có độ dài gấp đôi độ dài cạnh của tam giác đều nên chúng bằng nhau.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV kết luận: 
 Hình lục giác đều có:
+ Sáu cạnh bằng nhau.
+ Sáu góc bằng nhau và bằng .
+ Ba đường chéo chính bằng nhau.
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV giao nhiệm vụ học tập 1:
GV yêu cầu HS làm bài Luyện tập- SGK/87, quan sát hình 4.6, trả lời câu hỏi: Ngoài sáu tam giác đều đó, trong hình em còn thấy những tam giác đều nào khác?
- Theo em, AC có là đường chéo chính của hình lục giác đều không?
GV giới thiệu về đường chéo phụ và đặt câu hỏi: 
Em có nhận xét gì về độ dài các đường chéo phụ của hình lục giác đều?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập.
- AC không phải là đường chéo chính của hình lục giác đều.
- Các đường chéo phụ là các cạnh của hai tam giác đều bằng nhau nên chúng bằng nhau.
* Kết luận, nhận định 1:
GV chính xác hoá kiến thức, nhận xét về mức độ nắm bắt bài của HS.
4. Luyện tập
* Nhận xét: 
 Hình lục giác đều có các đường chéo phụ bằng nhau.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- GV yêu cầu HS làm bài tập 4.8/SGK-88.
- GV hướng dẫn: Giả sử 6 ngôi nhà có tên A, B, C, D, E, F như hình vẽ.
Theo em, điểm nào cách đều sáu điểm này?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
HS thảo luận theo nhóm hai người.
Vị trí đặt trạm biến áp là giao điểm các đường chéo chính của hình lục giác đều.
* Báo cáo, thảo luận 2:
Đại diện các nhóm trả lời.
Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2:
GV chính xác hoá kết quả, ghi điểm cho nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất.
Bài tập 4.8/SGK-88
Vị trí đặt trạm biến áp là giao điểm các đường chéo chính của hình lục giác đều.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (12 phút)
- Bài tập thử thách nhỏ: Chia đều hình lục giác đều thành phần.
a)
b) 
c)
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1:
GV yêu cầu HS nhắc lại các hình ảnh có dạng hình lục giác đều trong thực tế.
GV trình chiếu video về tổ ong để HS thấy được sự xuất hiện của hình lục giác đều trong lĩnh vực kiến trúc.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
HS chú ý theo dõi.
* Báo cáo, thảo luận 1:
* Kết luận, nhận định 1:
GV kết luận: Trong thực tế, một số vật dụng, họa tiết, kiến trúc có hình ảnh của hình lục giác đều.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều?
- GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu về hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều, em có nhận xét gì về đặc đểm chung (cạnh, góc) của các hình nói trên?
4. Vận dụng
Câu 1: Đặc điểm chung của các hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều là các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3:
GV yêu cầu HS quan sát hình 4.7, đọc mô tả của phần Tranh luận, rồi trả lời câu hỏi:
Theo em, các tam giác màu xanh có là tam giác đều không?
* Kết luận, nhận định 3:
GV chính xác hoá kết quả, đánh giá mức độ làm được bài của HS, ghi điểm cho nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất.
Câu 2: Các hình tam giác màu xanh đều là các hình tam giác đều.
* GV giao nhiệm vụ học tập 4:
GV chia cho mỗi nhóm bốn người ba tấm bìa hình lục giác đều. 
Hãy coi nó là bề mặt của một chiếc bánh. Em hãy cắt bánh để chia đều cho , , bạn.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa số và , số và để tìm ra cách vẽ?
- Còn cách cách bánh nào khác không?
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm bốn người.
- Số gấp đôi số nên ta chỉ cần chia đôi mỗi phần ở ý a sẽ được phần.
- Đang có phần ở ý b, cứ phần cạnh nhau ta làm thành một phần to, như vậy sẽ được phần bằng nhau.
Nhóm nào làm nhanh nhất sẽ lên gắn sản phẩm lên bảng.
* Báo cáo, thảo luận 4:
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 4:
GV chính xác hoá kết quả, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm.
Ghi điểm cho nhóm làm đúng và nhanh nhất.
Câu 3: 
a)
b) 
c)
GV giao nhiệm vụ 5: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
- Xem lại lý thuyết và các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc: tính chất của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều và chỉ ra điểm chung của chúng.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Tìm hiểu cách vẽ hình lục giác đều.
- Đọc trước bài sau: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân.
Rút kinh nghiệm :
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_18_hinh_tam_giac_de.docx