Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6  - Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số - Năm học 2022-2023

- Nhận biết được phân số nghịch đảo của một phân số khác 0.

- Phát biểu được quy tắc nhân và quy tắc chia phân số.

- Biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- Thực hiện được phép nhân, chia phân số.

 

docx 11 trang Mạnh Quân 26/06/2023 4881
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI 26: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được phân số nghịch đảo của một phân số khác 0.
- Phát biểu được quy tắc nhân và quy tắc chia phân số.
- Biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
- Thực hiện được phép nhân, chia phân số.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu quy tắc nhân và quy tắc chia hai phân số, các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: thực hiện được các phép tính nhân, chia hai phân số với các phân số có tử và mẫu đều dương để rút ra hai quy tắc nhân, chia hai phân số với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên.
- Năng lực mô hình hóa toán học: vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập về phân số.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng các kiến thức trên để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tìm hiểu phép nhân hai phân số.
b) Nội dung:
- HS đọc bài toán (SGK – 19) và nêu cách tính tiền ăn bán trú cho Minh.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
- Đọc bài toán trong SGK trang 19 và nêu 
cách tính tiền ăn bán trú cho Minh.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Đọc bài toán trong SGK trang 19.
- Thảo luận cặp đôi nêu cách tính tiền ăn bán trú cho Minh.
* Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 2 cặp hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất trình bày kết quả.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV đặt vấn đề vào bài mới: trong các cách tính trên cách tính nào đúng chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Bài toán (SGK-19)
Trả lời: Tiền ăn bán trú cho Minh bằng tiền lương hằng tháng của mẹ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (38 phút)
Hoạt động 2.1: Phép nhân hai phân số (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Phát biểu và vận dụng được quy tắc nhân hai phân số
b) Nội dung:
- Thực hiện yêu cầu của HĐ1 trong SGK trang 19, phát biểu được quy tắc nhân hai phân số với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên, viết được quy tắc dưới dạng tổng quát.
- Làm các bài tập: ví dụ 1, ví dụ 2, luyện tập 1, vận dụng 1.
c) Sản phẩm:
- Quy tắc nhân hai phân số và nhận xét.
- Lời giải các bài tập: ví dụ 1, ví dụ 2, luyện tập 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Hoạt động cá nhân thực hện yêu cầu của HĐ1 trong SGK trang 19.
- GV thông báo quy tắc trên vẫn đúng với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên.
- Yêu cầu học sinh đọc quy tắc trong SGK trang 19.
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu ví dụ 1, ví dụ 2 trong SGK trang 19 và rút ra nhận xét.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Hoạt động cá nhân thực hện yêu cầu của HĐ1 trong SGK trang 19.
- Lắng nghe và đọc quy tắc trong SGK trang 19.
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu ví dụ 1, ví dụ 2 trong SGK trang 19 và rút ra nhận xét.
* Báo cáo, thảo luận 1
- HĐ1: 2 học sinh lên bảng mỗi học sinh thực hiện một phép tính.
- Ví dụ 1: GV gọi 1 học sinh nêu nhận xét. (GV sử dụng máy chiếu chiếu kết quả ví dụ 1 và nhận xét)
- Ví dụ 2: 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời và tổ chức thảo luận cả lớp để giải quyết bài toán mở đầu.
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- Nhấn mạnh quy tắc nhân hai phân số và viết dạng tổng quát.
1. Phép nhân hai phân số
HĐ1. Tính
Quy tắc ( SGK – 19)
Ví dụ 1
a) 
b) 
Nhận xét (SGK – 19)
Ví dụ 2
Tiền ăn bán trú cho Minh bằng tiền lương hằng tháng của mẹ.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Hoạt động cá nhân làm luyện tập 1 trong SGK trang 19. ( Bổ sung thêm phép tính: )
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Hoạt động cá nhân làm luyện tập 1 trong SGK trang 19.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh yếu.
* Báo cáo, thảo luận 2
- 3 học sinh lên bảng trình bày.
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 2
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh quy tắc và nhận xét 
Luyện tập 1
Tính:
a) 
b) 
c) 
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Hoạt động cá nhân làm vận dụng 1 trong SGK trang 20. 
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- GV gọi 1 HS tóm tắt đầu bài và nêu cách tính diện tích tam giác khi biết độ dài một cạnh và chiều cao ứng với cạnh ấy.
- Hoạt động cá nhân làm vận dụng 1 trong SGK trang 20.
* Báo cáo, thảo luận 3
-1 HS tóm tắt đầu bài và nêu cách tính diện tích tam giác khi biết độ dài một cạnh và chiều cao ứng với cạnh ấy.
- 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 3
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh cách tính diện tích một tam giác. 
Vận dụng 1
Diện tích của tam giác đó là:
 Hoạt động 2.2: Tính chất của phép nhân (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong các phép tính đơn giản.
b) Nội dung:
- Nêu tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
- Làm các bài tập: ví dụ 3, luyện tập 2.
c) Sản phẩm:
- Các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Lời giải: ví dụ 3, luyện tập 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV thông báo các tính chất cơ bản của phép nhân phân số. 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu ví dụ 3 trong SGK trang 20 và nêu cách giải.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm phần luyện tập 2
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Lắng nghe, ghi nhớ tính chất
- Hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của ví dụ 3 và luyện tập 2 trong SGK trang 20.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh yếu.
* Báo cáo, thảo luận
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
2. Tính chất của phép nhân
Nội dung tính chất: 
*) Ví dụ 3: ( SGK – 20 )
 ghi tóm tắt nội dung ví dụ
*) Luyện tập 2
Tính:
Hoạt động 2.3: Phép chia phân số (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được phân số nghịch đảo của một phân số khác 0.
- Phát biểu và vận dụng được quy tắc chia phân số
b) Nội dung:
- Thực hiện yêu cầu của HĐ2 trong SGK trang 20, nhận biết phân số nghịch đảo của một phân số khác 0.
- Thực hiện yêu cầu của HĐ2 trong SGK trang 21, phát biểu quy tắc chia phân số với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên, viết được quy tắc dưới dạng tổng quát.
- Làm các bài tập: câu hỏi ?, ví dụ 4, luyện tập 3.
c) Sản phẩm:
- Quy tắc chia phân số và nhận xét.
- Lời giải các bài tập: câu hỏi ?, ví dụ 4, luyện tập 3.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện HĐ2 trong SGK trang 20. 
- GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu thông tin phần ô màu xanh mục 3 trong SGK trang 20 về số nghịch đảo và trả lời câu hỏi 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Học sinh hoạt động cá nhân thực hiện HĐ2 trong SGK trang 20. 
- HS đọc tìm hiểu thông tin trong SGK trang 20 về số nghịch đảo và trả lời câu hỏi ? 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh yếu.
* Báo cáo, thảo luận 1
- 1 HS lên bảng thực hiện HĐ2
- 1 trả lời câu hỏi ? 
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 1
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh về phân số nghịch đảo: Hai phân số là hai phân số nghịch đảo của nahu nếu chúng có tích bằng 1.
3. Phép chia phân số
3.1. Phân số nghịch đảo
HĐ2. Tính:
? Phân số nghịch đảo của 11 và lần lượt là và 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện HĐ3 trong SGK trang 21. 
- GV thông báo quy tắc trên vẫn đúng với các phân số có tử và mẫu là các số nguyên.
- Yêu cầu học sinh đọc quy tắc trong SGK trang 21.
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu ví dụ 4 và ghi vở.
- Hoạt động cá nhân làm luyện tập 3 trong SGK trang 21
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Hoạt động cá nhân thực hiện HĐ3 trong SGK trang 21.
- Lắng nghe và đọc quy tắc trong SGK trang 21.
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu ví dụ 4 và ghi vở.
- Hoạt động cá nhân làm luyện tập 3 trong SGK trang 21
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh yếu.
* Báo cáo, thảo luận 2
- 1 học sinh trả lời HĐ3.
- 1 học sinh thực hiện luyện tập 3 
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 2
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh quy tắc chia phân số.
3.2. Phép chia phân số
HĐ3. Tính:
Quy tắc ( SGK – 21)
Ví dụ 4. 
Luyện tập 3
Tính:
a) 
b) 
* GV giao nhiệm vụ học tập 4
- Hoạt động cá nhân làm vận dụng 2 trong SGK trang 21. 
* HS thực hiện nhiệm vụ 4
- GV gọi 1 HS tóm tắt đầu bài và nêu cách tính số cốc đường để làm 6 cái bánh
- Hoạt động cá nhân làm vận dụng 1 trong SGK trang 20.
* Báo cáo, thảo luận 3
-1 HS tóm tắt đầu bài và nêu cách tính số cốc đường để làm 6 cái bánh
- 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải
- Học sinh cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 3
- GV sửa sai ( nếu có )
- GV nhấn mạnh dạng toán có lời văn cần phải phân tích kĩ đầu bài xác định dạng toán và vận dụng linh hoạt các kiến thức để tìm lời giải.
Vận dụng 2
1 chiếc bánh cần số cốc đường là:
(cốc đường)
6 chiếc bánh cần số cốc đường là:
(cốc đường)
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: học thuộc quy tắc nhân và quy tắc chia phân số (dưới dạng lời văn và công thức tổng quát), các tính chất cơ bản của phép nhân phân số. 
- Làm bài tập 6.27, 6.28, 6.29 SGK trang 21. Vận dụng 1 SGK trang 20 và vận dụng 2 SGK trang 21.
Tiết 2: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút)
a) Mục tiêu:
- Thực hiện được phép nhân, chia phân số.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.
b) Nội dung:Làm các bài tập từ 6.27 đến 6.33 SGK trang 21.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập từ 6.27 đến 6.33 SGK trang 21 .
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Nêu quy tắc nhân, chia phân số
- Làm bài tập 6.27 SGK trang 21
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
- Hướng dẫn, hỗ trợ HS yếu.
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV yêu cầu 2 HS nêu quy tắc
- GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 6.27 SGK trang 21
- Cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 1
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
4. Luyện tập
Dạng bài tập tính toán
Bài 6.27 (SGK – 21)
12
1
3
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính đối với các biểu thức không có dấu ngoặc.
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 6.28 SGK trang 21.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ HS yếu.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với các biểu thức không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu 2 HS lên trình bày.
- Cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
Bài 6.28 (SGK – 21)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 6.29 SGK trang 21.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ HS yếu.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
- GV yêu cầu 2 HS lên trình bày.
- Cả lớp quan sát, thảo luận.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài 6.29 (SGK – 21)
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- Hoạt động nhóm 4 làm bài tập 6.30, 6.31 SGK trang 21 trong 7 phút
* HS thực hiện nhiệm vụ 4: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
* Báo cáo, thảo luận 4: 
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm HS lên trình bày.
- Cả lớp quan sát và thảo luận.
* Kết luận, nhận định 4: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
Bài 6.30 (SGK – 21)
20 phút = giờ
Quãng đường từ nhà Nam đến trường là:
 (km)
Bài 6.31 (SGK – 21)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
(cm)
* GV giao nhiệm vụ học tập 5: 
- Hoạt động cặp đôi làm bài tập 6.32 SGK trang 21 trong 4 phút
* HS thực hiện nhiệm vụ 5: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cặp gặp khó khăn.
* Báo cáo, thảo luận 5: 
- GV yêu cầu đại diện 2 cặp lên trình bày.
- Cả lớp quan sát và thảo luận.
* Kết luận, nhận định 5: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài 6.32 (SGK – 21)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được phép nhân, chia phân số vào giải toán thực tế.
b) Nội dung:
- Bài tập 6.33 (SGK-21)
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài tập 6.33 (SGK-21)
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ 1: 
- HS hoạt động cá nhân làm bài tập 6.33 (SGK-21) 
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm, tổ chức thảo luận cả lớp.
Giao nhiệm vụ 2:
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc: quy tắc nhân và quy tắc chia phân số; các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
- Hoàn thiện lời giải bài 6.33(SGK – 21)
- Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước nội dung bài 27 – Hai bài toán cơ bản về phân số. Trả lời các câu hỏi luyện tập 1, luyện tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_26_phep_nhan_va_phe.docx