Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 30: Làm tròn và ước lượng - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6  - Bài 30: Làm tròn và ước lượng - Năm học 2022-2023

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 9 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 30: Làm tròn và ước lượng - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được thế nào là làm tròn số; làm tròn số thập phân đến một hàng nào đó.
- Nhận biết được thế nào là ước lượng kết quả của một phép đo, phép tính; ước lượng dùng làm gì.
- Vận dụng làm tròn số thập phân trong một số tình huống thực tiễn.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được quy tắc làm tròn một số thập phân đến một hàng nào đó.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện làm tròn được một số thập phân đến một hàng đã chọn; ước lượng được kết quả một phép tính để đoán nhận tính hợp lí của kết quả đó; giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm, bảng con.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tìm hiểu về cách làm tròn số và ước lượng.
b) Nội dung:
- Bài toán “Xuất khẩu gạo” (SGK trang 35)
	Tháng 7-2020 Việt Nam xuất khẩu gần 480 nghìn tấn gạo, trị giá trên 232 triệu USD
Theo số liệu của tổng cục hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 7 đạt 479633 tấn, trị giá 232,142372 triệu USD, giá xuất trung bình đạt 484 USD/tấn.
Em có biết vì sao trong phần mở đầu đoạn tin người ta lại viết “trên 232 triệu USD” thay vì viết “232,142372 triệu USD”?
c) Sản phẩm:
- Các nhóm HS trả lời được: Người ta làm tròn các con số hay ước lượng kết quả của phép tính.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4:
- Đọc Bài toán “Xuất khẩu gạo” (SGK trang 35)
Hãy cho biết vì sao trong phần mở đầu đoạn tin người ta lại viết “trên 232 triệu USD” thay vì viết “232,142372 triệu USD”?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đứng tại chỗ đọc Bài toán “Xuất khẩu gạo” (SGK trang 35). 
- Thảo luận nhóm và viết câu trả lời cho bài toán vào giấy thảo luận chung.
* Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả viết các câu trả lời.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các câu trả lời. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: cách làm tròn số và ước lượng số như thế nào chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Bài toán “Xuất khẩu gạo” (SGK trang 35)
- Trả lời: Người ta làm tròn các con số hay ước lượng kết quả của phép tính.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (28 phút)
Hoạt động 2.1: Làm tròn số. (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Hiểu được quy tắc làm tròn một số thập phân dương.
- Biết làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đó.
- Biết làm tròn một số thập phân âm đến một hàng nào đó thông qua nội dung phần chú ý.
b) Nội dung:
- Làm HĐ (SGK-trang 35): 
 a) Theo em, khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6kg hay 7kg?
 b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 4 kg hay 5 kg?
- Hiểu và nắm được quy tắc làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đó.
- Làm ví dụ 1 (SGK-trang 36).
- Làm câu hỏi ? (SGK-trang 36).
- Làm luyện tập (SGK trang-36).
- Chú ý về cách làm tròn một số thập phân âm.
c) Sản phẩm:
- HS nêu được quy tắc làm tròn một số thập phân dương.
- Lời giải HĐ (SGK-trang35), ví dụ 1, câu hỏi, luyện tập ( SGK-trang36).
- Chú ý về cách làm tròn một số thập phân âm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV(chiếu nội dung lên máy chiếu) yêu cầu cá nhân học sinh làm HĐ(SGK-trang35).
- GV yêu cầu HS xác định: 
+ Khối lượng của hộp màu hồng.
+ Khối lượng của hộp màu vàng.
- GV yêu cầu HS dự đoán:
a) Khối lượng của hộp màu hồng khoảng 6kg hay 7kg?
b) Khối lượng của hộp màu vàng khoảng 4kg hay 5kg?
- GV giới thiệu sau đó cho HS đọc quy tắc làm tròn số thập phân dương trong SGK trang 35.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS xác định và nêu dự đoán khối lượng.
- HS đọc quy tắc làm tròn một số thập phân dương SGK trang 35.
* Báo cáo, thảo luận 1
- 1 HS đứng tại chỗ đọc HĐ (SGK-trang 35).
- GV lần lượt gọi HS trả lời và HS nhận xét câu trả lời của bạn:
- HS trả lời: 
+ Khối lượng của hộp màu hồng 6,2 kg.
+ Khối lượng của hộp màu vàng 4,8 kg.
a) Khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6kg.
b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 5kg.
- HS khác nghe, quan sát.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét đánh giá bài làm.
- GV giới thiệu quy tắc làm tròn số thập phân dương SGK trang 35, yêu cầu vài HS đọc lại.
1. Làm tròn số:
* Hoạt động:
a) Khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6kg.
b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 5kg.
* Quy tắc:
Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:
- Đối với chữ số hàng làm tròn:
 + Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
 + Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
- Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
 + Bỏ đi nếu ở phần thập phân.
 + Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 (SGK-tr 36).
- Gv: Em hiểu thế nào là “hàng phần mười” ; “hàng chục” ?
- Gv yêu cầu HS xác định hàng làm tròn, số ngay bên phải hàng làm tròn và xét xem chữ số đó có nhỏ hơn 5 không? 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ làm ví dụ 1: dãy ngoài làm câu a, dãy trong làm câu b (trong 3 phút). 
- GV yêu cầu HS dự đoán ? (SGK-trang 36)
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS theo dõi, tìm hiểu ví dụ 1 (SGK- trang 36).
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- HS hoạt động cá nhân làm ví dụ 1 ra vở nháp: dãy ngoài làm câu a, dãy trong làm câu b.
- HS nêu dự đoán ?.
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS đứng tại chỗ đọc ví dụ.
- HS lần lượt trả lời:
+ Giải thích “hàng phần mười”.
+ Giải thích “hàng chục”
- 2 HS lên bảng trình bày kết quả.
- HS khác quan sát, nhận xét.
- HS đứng tại chỗ trả lời dự đoán: trong câu a, viết kết quả làm tròn là 24 không đúng.
* Kết luận, nhận định 2
- GV đánh giá, uốn nắn chi tiết cách trình bày và chốt kiến thức.
Qua ? hs lưu ý chữ số hàng làm tròn là chữ số có nghĩa, không được bỏ đi.
* Ví dụ 1 (SGK-trang36)
a) Làm tròn số 24,037 đến hàng phần mười (đến chữ số thập phân thứ nhất).
b) Làm tròn số 2156,8 đến hàng chục.
Giải
a) Làm tròn 24,037 đến hàng phần mười ta được kết quả là 24,0.
b) Làm tròn số 2156,8 đến hàng phần chục ta được kết quả là 2160.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Gv yêu cầu HS xác định hàng làm tròn, số ngay bên phải hàng làm tròn và xét xem chữ số đó có nhỏ hơn 5 không? 
- GV yêu cầu HS làm luyện tập (SGK-trang 36) ra vở nháp.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS hoạt động cá nhân làm luyện tập ra vở nháp.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS chưa thực hiện được bài.
* Báo cáo, thảo luận 3
- HS đọc phần luyện tập và xác định hàng làm tròn, số ngay bên phải hàng làm tròn và xét xem chữ số đó có nhỏ hơn 5 không.
- HS lên bảng trình bày kết quả.
- HS khác quan sát, nhận xét kết quả của bạn.
* Kết luận, nhận định 3
- GV chính xác hóa kết quả.
- GV nêu chú ý (SGK-trang36).
*Luyện tập (SGK-trang 36)
Làm tròn số 3,14159 đến hàng phần nghìn.
Giải
Làm tròn số 3,14159 đến hàng phần nghìn ta được kết quả là 3,142.
* Chú ý (SGK-trang36): 
Để làm tròn một số thập phân âm ta chỉ cần làm tròn số đối của nó rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
Hoạt động 2.2: Ước lượng (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là ước lượng kết quả của một phép đo, phép tính; ước lượng dùng làm gì.
- Biết ước lượng kết quả của một phép đo.
b) Nội dung:
- Làm ví dụ 2 (SGK-trang37).
c) Sản phẩm:
- Lời giải ví dụ 2 (SGK-trang37).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề nhu cầu ước lượng.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu, đọc và làm ví dụ 2 (SGK-trang37).
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm bàn làm ví dụ 2 (SGK-trang37).
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm chưa thực hiện được được ví dụ.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số bàn trình bày kết quả.
- Nhóm khác quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa kết quả.
2. Ước lượng:
*Ví dụ 2 (SGK-trang 37).
Giải
Nam ước lượng tính cân nặng giỏ táo là 3kg thì số tiền phải trả là: 
 (đồng).
Vậy Nam đủ số tiền để mua giỏ táo 2,8kg.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS biết áp dụng quy tắc để làm bài tập.
b) Nội dung:
- Làm được các dạng bài tập: Bài 7.12; bài 7.13 (SGK-trang 37).
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài 7.12; 7.13 (SGK-trang 37).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu bài, làm bài 7.12; 7.13 (SGK-trang 37).
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân làm bài ra bảng con.
- GV quan sát, hỗ trợ HS chưa làm được bài tập.
* Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả trên bảng con.
* Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa kết quả.
- GV kiểm tra số HS làm đúng, sai.
Bài 7.12 (SGK-trang 37)
Làm tròn số 387,0094 đến hàng :
a) Phần mười b) trăm 
Giải
a) Số 387,0094 làm tròn đến hàng phần mười ta được số 387,0
b) Số 387,0094 làm tròn đến hàng trăm ta được số 400.
Bài 7.13 (SGK-trang37).
Giải
Làm tròn các số hạng đến hàng đơn vị, tổng cần tính xấp xỉ bằng:
Chọn đáp án (C) 1193,67.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức về làm tròn số, ước lượng làm vận dụng 1 (SGK-trang36), vận dụng 2 (SGK-trang37).
b) Nội dung:
- Làm vận dụng 1 (SGK-trang 36), vận dụng 2 (SGK-trang37).
c) Sản phẩm:
- Lời giải vận dụng 1, vận dụng 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm vận dụng 1, vận dụng 2.
- HS thực hiện ở nhà.
Giao nhiệm vụ 2:
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: quy tắc làm tròn số, các chú ý.
- Làm bài tập còn lại trong SGK-trang 37: 7.14; 7.15; 7.16.
- Chuẩn bị bài giờ sau: “Bài 31. Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_30_lam_tron_va_uoc.docx