Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 36: Góc - Năm học 2022-2023
- Nhận biết được góc, đỉnh, cạnh của góc. Biết cách kí hiệu góc, đánh dấu góc trên hình, các cách gọi tên góc.
- Nhận biết được góc bẹt.
- Nhận biết được điểm trong của một góc.
- HS vẽ được một góc bất kỳ, góc bẹt. Vẽ được hình theo hướng dẫn.
- Nhận biết được hình ảnh các góc, điểm trong của các góc trong thực tế.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 36: Góc - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI 36: GÓC Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: WCD644 1. Về kiến thức: - Nhận biết được góc, đỉnh, cạnh của góc. Biết cách kí hiệu góc, đánh dấu góc trên hình, các cách gọi tên góc. - Nhận biết được góc bẹt. - Nhận biết được điểm trong của một góc. - HS vẽ được một góc bất kỳ, góc bẹt. Vẽ được hình theo hướng dẫn. - Nhận biết được hình ảnh các góc, điểm trong của các góc trong thực tế. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực mô hình hóa toán học: Xác định được mô hình toán học (góc) cho tình huống xuất hiện trong thực tiễn (góc sút trong bóng đá). - Năng lực giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được bằng kí hiệu về góc, xác định được các yếu tố liên quan đến góc (đỉnh, cạnh, điểm trong của góc). Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến góc. - Năng lực mô hình hóa toán học: Biết vẽ góc, cắt góc, xác định được các hình ảnh thực tiễn của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: có ý thức hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, com pa. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm, 1 tờ giấy màu A4, kéo, màu vẽ. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Giới thiệu được mô hình toán học (góc) xuất phát từ tình huống thực tiễn (góc sút trong bóng đá) (H8. 42). b) Nội dung: - Tình huống, hình ảnh thực tiễn về góc (góc sút trong bóng đá) (H8. 42). c) Sản phẩm: - HS xác định được góc sút trên sân bóng (H8. 42). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV có thể cho hs xem một đoạn video ngắn về một số pha sút bóng vào hoặc không vào khung thành trong một số trận đá bóng quan trọng. - GV chiếu hình 8.42 (sgk/58) - Để bóng có thể vào trong khung thành thì cầu thủ chỉ có thể sút bóng trong phạm vi nào? - Theo em góc sút trên sân bóng là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hđ cá nhân quan sát hình ảnh, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của gv. * Báo cáo, thảo luận HS trả lời miệng: - Để bóng có thể vào trong khung thành thì cầu thủ chỉ có thể sút bóng trong phạm vi sân được giới hạn bởi hai mũi tên từ vị trí quả bóng tới 2 vị trí cột dọc của khung thành. Góc sút là độ lớn của góc tạo bởi hai tia kẻ từ tâm bóng đi qua hai cột dọc của cầu gôn. * Kết luận, nhận định - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn. - GV chốt ý và ĐVĐ vào bài: Trong đời sống thực tế, chúng ta thường nghe nói đến góc như góc nhìn, góc bắn (pháo binh), góc sút (trong bóng đá), . Vậy góc là gì và nó có quan hệ như thế nào với các khái niệm khác trong hình học? H 8. 42 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Góc a) Mục tiêu: - Nhận biết góc, đỉnh, cạnh của góc. Biết cách kí hiệu góc, đánh dấu góc trên hình, các cách gọi tên góc. - Nhận biết góc bẹt. - HS vẽ được góc, góc bẹt. - Nhận biết được hình ảnh các góc trong thực tế. b) Nội dung: - Học sinh đọc khái niệm về góc (phần ), quan sát hình 8.43 và đọc các thông tin tiếp theo về góc. - Phát biểu được khái niệm về góc và các yếu tố của góc, các cách gọi tên một góc. - Làm và “Luyện tập 1, Vận dụng 1” c) Sản phẩm: - Trả lời câu hỏi (sgk/58) - Bài làm phần Luyện tập 1, vận dụng 1 (sgk/59). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Vậy góc là gì? - Muốn vẽ góc ta làm như thế nào? - Yêu cầu hs vẽ 1 góc, đặt tên hai tia chung gốc (). * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của gv và cá nhân thực hiện yêu cầu của gv (vẽ hình vào vở, xác định đỉnh, cạnh của góc). * Báo cáo, thảo luận HS trả lời miệng: - HS nêu định nghĩa về góc: Góc là hình gồm hai tia chung gốc. - HS nêu cách vẽ góc: Vẽ hai tia chung gốc Cả lớp vẽ góc vào vở, 1 hs lên bảng vẽ hình. - GV giới thiệu tên và kí hiệu góc: góc Kí hiệu: (hay ) - HS xác định đỉnh và các cạnh của góc Đỉnh: Điểm (có 1 đình) Cạnh: Tia (có hai cạnh) * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chốt ý: + Góc là hình gồm hai tia chung gốc. + Mỗi một góc có 1 đỉnh (là gốc chung của hai tia) và hai cạnh chính là hai tia chung gốc. + Đỉnh của góc là 1 điểm nên kí hiệu bằng chữ in hoa. - GV hướng dẫn cách đánh dấu góc trên hình: thường dùng các vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để đánh dấu góc. - Góc còn được gọi là góc . I – Góc: Góc . Kí hiệu: (hay ) Đỉnh: Cạnh: 2 tia * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - Lấy điểm trên tia , điểm trên tia - Tia còn có thể gọi tên khác là gì? - Tia còn có thể gọi tên khác là gì? - Vậy theo em góc có thể gọi tên khác là gì? - Thế nào là góc bẹt ? - Vẽ góc bẹt . * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện trên hình của mình. - Vẽ góc bẹt . * Báo cáo, thảo luận HS trả lời miệng: - Tia còn có thể gọi tên khác là tia - Tia còn có thể gọi tên khác là tia - Góc có thể gọi tên khác là: góc , góc , góc . - Khi hai tia là hai tia đối nhau, ta có góc bẹt . * Kết luận, nhận định - Góc có thể gọi tên khác là: góc góc , góc (lưu ý khi gọi tên góc thì đỉnh của góc luôn nằm ở giữa). Và nếu chỉ có một góc đỉnh thì ta có thể gọi ngắn gọn là góc ( ) Góc bẹt là góc được tạo bởi hai tia đối nhau. Cách gọi tên: , , , , là góc bẹt khi hai tia đối nhau. * GV giao nhiệm vụ học tập 3 - GV chiếu hình 8.45 (sgk/58) và phát phiếu bài tập cho mỗi nhóm đôi. Yêu cầu hs làm phần ? Quan sát Hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó. - Em có nhận xét gì về các góc này? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu bài tập. Góc Đỉnh Cạnh * Báo cáo, thảo luận - Đại diện một nhóm đọc tên các góc. - Các nhóm cho biết ý kiến (? Nhóm nào đồng ý với ý kiến của nhóm bạn? Có nhóm nào có ý kiến khác không?) - Đại diện 1 nhóm khác cho biết đỉnh và cạnh của mỗi góc. - Đại diện nhóm khác nhận xét. - HS nêu nhận xét về ba góc trong hình: Ba góc này đều có chung đỉnh * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt ý: Vậy trên hình vẽ trên có tất cả ba góc khác nhau có chung đỉnh - GV: Góc còn có thể gọi tên khác là gì? (Góc còn có thể gọi tên khác là ) - Góc còn có thể gọi tên khác là song trong trường hợp này ta không nên gọi là vì ba góc trên hình đều có đỉnh , và hay cũng chỉ là 1 góc nên ta chỉ kể tên 1 lần thôi. Hình 8.45 Góc Đỉnh Cạnh Ox, Oz Oy, Oz * GV giao nhiệm vụ học tập 4 - Luyện tập 1 (sgk/59) 1. Quan sát hình 8.46 và gọi tên các góc có đỉnh là trong hình vẽ. 2. Vẽ hình theo hướng dẫn sau: - Vẽ đường thẳng - Lấy điểm thuộc đường thẳng - Lấy điểm không thuộc đường thẳng - Nối và . a) Em hãy đọc tên các góc có trong hình vừa vẽ. b) Trong các góc đó hãy chỉ ra góc bẹt. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm 2 bàn (4-6hs) thực hiện phần luyện tập 1 (sgk/59) * Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm lên dán bảng nhóm lên bảng. - Các nhóm nhận xét, chấm chéo. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chốt ý từ đó cho hs nhắc lại định nghĩa về góc, gót bẹt. Chú ý: Trên hình vẽ phần 2 ta thấy AB chỉ là đoạn thẳng nhưng ta hiểu là 1 phần của tia. Luyện tập 1 Hình 8.46 Các góc trong hình vẽ (hình 8.46) Có đỉnh là là: ; ; Có đỉnh là là: ; ; Vẽ hình theo hướng dẫn: a) Các góc trong hình vẽ: ; ; b) Góc bẹt trong hình vẽ: * GV giao nhiệm vụ học tập 5 - Vận dụng 1 GV mở chiếc compa: Ta thấy hình ảnh của một góc có đỉnh chính là đỉnh của compa, hai cạnh của compa là hai cạnh của góc. ? Em hãy tìm thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm (4hs) tìm thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm HS nêu các hình ảnh thực tiễn của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó. - Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chung. - GV có thể nêu, chiếu một số hình ảnh thực tế một số góc: Góc bàn, góc ghế, góc tường, góc tại bởi hai cánh quạt, các góc tạo bởi các kim (ba kim giờ, phút, giây) trên mặt đồng hồ, góc tạo bởi hai chân trong 1 động tác Yoga (tư thế xoạc ngang chẳng hạn) . - GV có thể lấy thêm ví dụ trực quan: góc tạo bởi hai ngón tay (gv giơ hai ngón tay duỗi thẳng), góc bảng, . Vận dụng 1 Hướng dẫn tự học ở nhà - Ôn lại các kiến thức đã học. - Làm bài 8.25, 8.26, 8.28, 8.29 Hướng dẫn bài 8.29 - Bài 8.29: Viết tên các góc đỉnh , đỉnh trong hình vẽ sau: GV yêu cầu thêm: Viết tên các góc bẹt trên hình. Tiết 2: Hoạt động 2.2: Điểm nằm trong góc a) Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết điểm trong của một góc. - Nhận biết được hình ảnh các góc, điểm trong của các góc trong thực tế. b) Nội dung: (HS làm gì đối với các yêu cầu của HS) - HS xác định được cầu thủ nào nằm trong góc sút. - Học sinh đọc khái niệm điểm trong của một góc. - Làm hoạt động 1, hoạt động 2 (sgk/59) c) Sản phẩm: - Hoạt động 1, hoạt động 2 (sgk/59) - Xác định được cầu thủ nào nằm trong góc sút. - Trả lời câu hỏi (sgk/59) - Bài làm phần Luyện tập 2, vận dụng 2 (sgk/60). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV chiếu hình 8.42. - Hoạt động 1 (sgk/59): Quan sát Hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS Quan sát Hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút? * Báo cáo, thảo luận - HS trả lời miệng: Cầu thủ số 1 (thủ môn) nằm trong góc sút. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét. - ? Vậy cầu thủ số 3, số 6 có nằm trong góc sút không? (cầu thủ số 3, số 6 không nằm trong góc sút). H 8. 42 * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - Trên tờ giấy A4, em xác định hai điểm rồi dùng kéo cắt rời một góc từ tờ giấy như hình bên. Em hãy cho biết với hai điểm : a) Điểm nào nằm trong góc vừa cắt rời? b) Điểm nào không nằm trong góc đó? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân thực hiện vẽ và cắt hình. * Báo cáo, thảo luận - HS trả lời miệng: Điểm nằm trong góc vừa cắt rời. Điểm không nằm trong góc vừa cắt rời. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chốt ý: Trong hình 8.48 (góc không là góc bẹt): Ta gọi là một điểm trong của góc (điểm nằm trong góc ) Điểm không phải là điểm trong của góc . Các điểm nằm trên hai cạnh của góc cũng không phải là điểm trong của góc Điểm nằm trong góc . Điểm không nằm trong góc . 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết điểm trong của một góc, điểm không phải là điểm trong của góc. b) Nội dung: - Làm câu hỏi (sgk/59). - Làm luyện tập 2 (sgk/60). c) Sản phẩm: - Trả lời câu hỏi (sgk/59) - Bài làm phần Luyện tập 2 (sgk/60). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Câu hỏi (sgk/59): Quan sát Hình 8.49 và kể tên các điểm nằm trong góc . * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi (sgk/59) vào vở. * Báo cáo, thảo luận - HS trả lời miệng câu hỏi (sgk/59) - HS khác nhận xét * Kết luận, nhận định - GV nhận xét - GV lấy thêm điểm thuộc tia Om hỏi: ? Điểm có nằm trong góc hay không? (Điểm không nằm trong góc vì điểm nằm trên cạnh của góc thì không phải là điểm trong của góc đó) Điểm B, C nằm trong góc . * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - GV chiếu yêu cầu: Luyện tập 2 (sgk/60). Vẽ hình 8.50 vào vở. Kể tên các điểm nằm trong góc . Lấy điểm thuộc đoạn thẳng , điểm nằm trên đường thẳng nhưng không thuộc đoạn thẳng . Hỏi điểm có nằm trong góc không? Điểm có nằm trong góc không? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm (2 bàn) làm vào bảng nhóm. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm lên dán bảng. - Các nhóm nhận xét chéo. ? Qua kết quả câu b em có nhận xét gì về vị trí của các điểm nằm trên đường thẳng đối với góc ? HS: Với những điểm nằm trên đường thẳng : Điểm nào nằm giữa hai điểm thì nằm trong góc , còn điểm và những điểm không nằm giữa hai điểm đều không nằm trong góc . * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt ý: Nếu một đường thẳng bất kì cắt hai cạnh của một góc thì tất cả những điểm nằm giữa hai giao điểm đều nằm trong góc đó còn các điểm còn lại nằm trên đường thẳng đó thì đều không nằm trong góc đó. Luyện tập 2 (sgk/60). Hình 8.50 Các điểm nằm trong góc là: Điểm nằm trong góc . Điểm không nằm trong góc 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết các góc, điểm trong của một góc. - Nhận biết được hình ảnh góc, điểm trong của các góc trong thực tế. b) Nội dung: - Làm vận dụng 2 (sgk/60), bài tập 8.27 và bài 8.30 (sgk/60). c) Sản phẩm: - Bài làm phần vận dụng 2 (sgk/60), bài tập 8.27 và bài 8.30 (sgk/60). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV chiếu bài tập phần vận dụng 2 (sgk/60) Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi: Kim giờ và kim phút; Kim giây và kim phút; * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình thảo luận nhóm đôi. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện 1 nhóm trả lời miệng. - Đại diện nhóm khác nhận xét. ? Vì sao vạch số 10 không nằm trong góc tạo bởi kim giò và kim phút? (Vì khi đó đồng hồ là hơn 10h nên kim giò đã quay qua vạch số 10 nên vạch số 10 không nằm trong góc tạo bởi kim giò và kim phút) ? Xác định đỉnh và các cạnh của mỗi góc? (Đỉnh của góc là tâm của mặt đồng hồ (hay là trục quay của các kim đồng hồ), cạnh của góc là hai kim của đồng hồ). ? Trên mặt đồng hồ còn góc nào khác tạo bởi các kim của đồng hồ? ( Góc tạo bởi kim giờ và kim giây) ? Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc này? (vạch số 9 và 10) * Kết luận, nhận định - GV nêu nhận xét và chốt ý: Ba kim của đồng hồ giống như ba tia chung gốc (H 8.45/58sgk) tạo thành ba góc chung đỉnh (GV chiếu lại hình 8.45). Vận dụng 2 (sgk/60): Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi: Kim giờ và kim phút là vạch số 11; 12; 1 Kim giây và kim phút là vạch số 9; 10; 11; 12; 1 * GV giao nhiệm vụ học tập 2 GV chiếu bài tập 8.27 và bài 8.30 (sgk/60) và phát phiếu bài tập (bảng nhóm) cho các nhóm (nhóm 4hs) Bài 8.27: Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8h15’; Bài 8.30: Lấy ba điểm không thẳng hàng trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng . - Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc: ; ; - Xác định đỉnh, các cạnh của từng góc trong hình? (Câu hỏi bổ sung) * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận hoàn thành bài tập 8.27 và bài 8.30 (sgk/60) bảng nhóm. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm lên dán bảng nhóm lên bảng. - Đại diện các nhóm nhận xét, chấm điểm chéo cho các nhóm. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chung bài làm của các nhóm. GV: Qua bài này các em cần nắm được các kiến thức cơ bản nào? HS nhắc lại các kiến thức cơ bản trong toàn bài: - Hiểu, nhận biết, đọc tên được các góc, đỉnh, cạnh của góc. Biết cách kí hiệu góc, đánh dấu góc trên hình. Biết các cách gọi tên góc. - Biết được thế nào là góc bẹt. - Nhận biết được điểm trong của một góc. - Nhận biết được hình ảnh các góc, điểm trong của các góc trong thực tế. Bài 8.27: Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8h15’ là vạch số: 8; 7; 6; 5; 4; Bài 8.30: Góc Đỉnh Cạnh Hướng dẫn tự học ở nhà - Ôn lại các kiến thức đã học. - Xem trước bài 37. - Làm bài 8.41, 8.42, 8.43, 8.44 (sbt/54). PHIẾU BÀI TẬP 1: (sgk/59): Quan sát Hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó. Góc Đỉnh Cạnh PHIẾU BÀI TẬP 2: Bài 8.27: Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8h15’; Bài 8.30: Lấy ba điểm không thẳng hàng trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng . - Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc: ; ; - Xác định đỉnh, các cạnh của từng góc trong hình? (Câu hỏi bổ sung) Góc Đỉnh Cạnh
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_36_goc.docx