Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 40: Biểu đồ cột - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 40: Biểu đồ cột - Năm học 2022-2023

- Vẽ được biểu đồ cột từ bảng số liệu cho trước.

- Đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột.

- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản từ việc phân tích biểu đồ.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 26/06/2023 4364
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 40: Biểu đồ cột - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / / .. 
Ngày dạy: . / / .. 
Tiết 
BÀI 40: BIỂU ĐỒ CỘT
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Vẽ được biểu đồ cột từ bảng số liệu cho trước.
- Đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột.
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản từ việc phân tích biểu đồ.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột.
- Năng lực mô hình hoá toán học: học sinh vẽ được biểu đồ cột từ bảng số liệu cho trước.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học. Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng vẽ biểu đồ cột để giải quyết các bài toán thực tế.
- Năng lực giao tiếp toán: HS nêu được cách vẽ biểu đồ cột, các chú ý khi vẽ biểu đồ cột.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Nhận dạng các biểu đồ cột, sử dụng biểu đồ cột hợp lý khi trình bày, so sánh số liệu. Có thể sử dụng các phần mềm toán học để vẽ biểu đồ cột.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục lòng nhân ái, yêu nước: Thông qua các bài tập làm phong bao lì xì biết cách trao gửi, chia sẻ, lan tỏa tình yêu đến với mọi người; sự yêu thích với các thể loại văn học dân gian của Việt Nam. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra khó khăn nếu biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ tranh, dân đến nhu cầu dùng biểu đồ cột để biểu diễn.
b) Nội dung: HS đọc ý tưởng thiết kế bao lì xì gây quỹ từ thiện cho các bạn học sinh miền núi và hải đảo (SGK trang 77). Thảo luận nêu khó khăn khi sử dụng biểu đồ tranh biểu diễn số liệu. 
c) Sản phẩm: Nêu được những khó khăn nếu dùng biểu đồ tranh để biểu diễn số liệu và từ đó giải thích được tại sao không dùng biểu đồ tranh để biểu diễn số liệu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4:
- Đọc ý tưởng thiết kế bao lì xì gây quỹ từ thiện cho các bạn học sinh miền núi và hải đảo SGK trang 77.
- HS quan sát bảng số liệu SGK trang 77.
- HS sử dụng bểu đồ tranh để biểu diễn số liệu của lớp 6B.
- Thảo luận nhóm đưa ra các khó khăn khi dùng biểu đồ tranh biểu diễn số lớp của lớp 6B và các lớp còn lại. Kết luận có nên hay hông nên sử dụng biểu đò tranh để biểu diễn số liệu trong bảng đã cho.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc nhẩm phần mở đầu trong SGK trang 77. GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ đọc to.
- Các nhóm biểu diễn bằng biểu đồ tranh số liệu lớp 6B vào nháp.
- Thảo luận nhóm nêu ra các khó khăn khi dùng biểu đồ tranh biểu diễn số liệu.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV chọn 1 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trưng bày kết quả biểu diễn của nhóm mình và nêu các khó khăn.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa kiễn thức. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: Để biểu diễn bảng số liệu thống kê đã cho người ta dùng biểu đồ cột. Việc vẽ và phân tích dữ liệu của biểu đồ cột như thế nào, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Số lượng bao lì xì đã bán trong ngày đầu tiên.
Lớp
6A
6B
6C
6D
Số phong bao lì xì
32
27
35
30
Biểu diễn bằng biểu đồ tranh
Lớp
Số phong bao lì xì
6B
››››››››››
››››››››››
›››››››
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Vẽ biểu đồ cột (15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Học sinh biết các bước vẽ biểu đồ cột.
- HS vận dụng kiến thức lập được bảng thống kê.
- Vẽ được biểu đồ cột cho bảng số liệu thống kê.
b) Nội dung: 
- Học sinh đọc SGK phần Thực hành.
- Học sinh vẽ biểu đồ cho bảng số liệu thống kê ở phần mở đầu theo 3 bước SGK hướng dẫn.
- Thảo luận đưa ra 3 bước để vẽ biểu đồ cột.
- Đưa ra các chú ý khi vẽ biểu đồ cột
c) Sản phẩm: 
- Biểu đồ cột biểu diễn số phong bao lì xì các lớp bán được trong ngày đầu tiên. 
- 3 bước tổng quát để vẽ biểu đồ cột.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc phần thực hành: 3 bước hướng dẫn vẽ biểu đồ cột.
- HS lần lượt nêu từng bước vẽ, với mỗi bước Gv sẽ thực hiện vẽ và hướng dẫn trên bảng.
- Nêu các bước vẽ biểu đồ cột.
- Yêu cầu học sinh chú ý trong SGK.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS hoạt động cá nhân đọc phần thực hành: 3 bước hướng dẫn vẽ biểu đồ cột.
- 3 HS lần lượt nêu từng bước vẽ, GV hướng dẫn cách vẽ. 
- HS lắng nghe và quan sát GV hướng dẫn cách vẽ.
- HS thực hiện vẽ biểu đồ vào vở.
- HS thảo luận nêu ra 3 bước để vẽ biểu đồ cột.
- HS nêu các chú ý khi vẽ biểu đồ cột
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- HS nêu các bước vẽ biểu đồ cho bảng số liệu 9.2 SGK, trong mỗi bước HS nêu GV thực hiện vẽ trên bảng và hướng dẫn HS vẽ vào vở.
- HS nêu 3 bước vẽ biểu đồ cột, chú ý.
- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét về 1 số biểu đồ HS vẽ trong vở.
- GV chốt lại các bước vẽ biểu đồ cột.
- GV nêu chú ý trong SGK trang 78.
1. Biểu đồ cột
a) Thực hành
* Các bước vẽ biểu đồ cột :
B1 : Vẽ trục ngang và trục đứng vuông góc với nhau :
- Trục ngang biểu diễn đối tượng thống kê.
- Trục đứng biểu diễn khoảng chia thích hợp với dữ liệu, ghi số ở các vạch chia.
B2 : Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang vẽ các hình chữ nhật với chiều cao tương ứng với các số liệu trong bảng (độ rộng các hình chữ nhật bằng nhau).
B3 : Ghi tên biểu đồ, ghi chú thích, tô màu (nếu cần).
* Chú ý
3. Hoạt động 3: Luyện tập (18 phút)
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức lập được cách lập bảng thống kê.
- Sử dụng bảng thống kê để vẽ biểu đồ hình cột.
b) Nội dung: Làm các bài tập luyện tập 1 SGK trang 78; bài 9.17 SGK trang 81.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập luyện tập 1 SGK trang 78; bài 9.17 SGK trang 81.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- Hoạt động cặp đôi làm bài 1 luyện tập 1 SGK trang 78.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cặp đôi.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Lập bảng thống kê, từ số liệu bảng thống kê chia tỉ lệ trên trục dọc cho hợp lí.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV yêu cầu 1 cặp đôi nhanh nhất lên bảng làm bài 1 luyện tập 1 SGK trang 78.
1 HS lập bảng thống kê.
1 HS vẽ biểu đồ cột.
- Cả lớp quan sát và nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- Qua bài 1 Luyện tập 1, chốt cách vẽ biểu đồ cột khi chưa có bảng thống kê.
b) Luyện tập 1
Bài 1 ( SGK trang 78) 
a) Bảng thống kê HS yêu thích các thể loại văn học dân gian
Thể loại
Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Số bạn yêu thích
10
20
15
b) Biểu đồ cột 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Hoạt động cá nhân làm bài 2 luyện tập 1 SGK trang 78; bài 9.17 SGK trang 81.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: chia khoảng cách trên các trục cho phù hợp với số liệu trong bảng thống kê.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày.
1 HS làm bài 2 luyện tập 1 SGK trang 78.
1 HS làm bài 9.17 SGK trang 81.
- Cả lớp quan sát và nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
Bài 2 (SGK trang 78). 
Bài 9.17 (SGK trang 81)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức thu tập số liệu, lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột.
b) Nội dung: 
- HS giải quyết bài tập sau: Lập bảng thống kê về số học sinh nữ trong từng tổ của lớp, sau đó dùng biểu đồ cột để biểu diễn số học sinh nữ trong từng tổ?
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
c) Sản phẩm: 
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân: Bảng thống kê và biểu đồ
d) Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- Hoạt động cá nhân làm bài GV giao.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: thu tập số liệu để lập bảng thống kê, vẽ biểu đồ.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV kiểm tra bài làm trong vở của học sinh.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Ghi nhớ: các bước vẽ biểu đồ cột cùng các chú ý.
- Làm bài tập 9.16, SGK trang 81. Bài tập: 9.20, 9.23, 9.25 SBT trang 72, 74, 75.
- Chuẩn bị giờ sau: các em hãy tìm hiểu và chép lại (sưu tầm) biểu đồ về một chủ đề (địa lí, khí hậu, dân số, sản xuất, ) qua tài liệu, sách, báo...
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học đọc được 1 số dữ liệu, dữ kiện khi có biểu đồ cột.
b) Nội dung: GV đưa ra bài tập tình huống sau: Cho biểu đồ về sự gia tăng dân số của nước ta từ năm 1960 đến năm 2002. 
Qua biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2002 em biết được những gì? 
c) Sản phẩm: Nêu được những số liệu, dữ kiện qua quan sát biểu đồ cột GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ.
- Trả lời câu hỏi: Qua biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2002 em biết được những gì? 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát biểu đồ cột.
- Thảo luận đưa ra các nhận xét.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi HS lần lượt nêu các ý kiến của mình.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa kiễn thức. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: Để biểu diễn bảng số liệu thống kê đã cho người ta dùng biểu đồ cột. Từ biểu đồ cột ta có thể lập được bảng thống kê không, qua hình ảnh biểu cột cho ta biết những gì, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân tích số liệu với biểu đồ cột.
Hoạt động 2: Hình thành kiễn thức: Phân tích số liệu với biểu đồ cột (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hướng dẫn HS cách đọc và phân tích số liệu với biểu đồ cột. 
- Rút ra nhận xét về cách phân bố các số liệu.
b) Nội dung: 
- HS đọc, trao đổi, thảo luận ví dụ SGK trang 79.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: 
- Trình bày lại được ví dụ SGK trang 79.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- HS hoạt động các nhân đọc đề bài của ví dụ SGK trang 79.
- HS thảo luận cặp đôi tìm câu trả lời cho các câu hỏi của ví dụ.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện đọc đề bài của ví dụ theo cá nhân.
- HS trao đổi, thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong ví dụ và so sánh câu trả lời với bài gải trong SGK trang 79.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu HS giải thích:
? Vì sao biết hoạt động đá cầu nhiều bạn tham gia nhất
- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS.
2. Phân tích số liệu với biểu đồ cột
a) Ví dụ
 SGK trang 79
3. Hoạt động 3: Luyện tập (23 phút)
a) Mục tiêu:
- HS đọc, phân tích số liệu với biểu đồ hình cột.
b) Nội dung: Làm các bài luyện tập 2 SGK trang 79, 80; làm từ bài 9.11 đến bài 9.13 SGK trang 81. Đọc các biểu đồ được chuẩn bị từ trước.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài luyện tập 2 SGK trang 79,80; làm từ bài 9.11 đến bài 9.13 SGK trang 81, các biểu đồ HS chuẩn bị.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- Làm bài 1 luyện tập 2 SGK trang 79.
- Làm bài 2 luyện tập 2 SKG trang 80.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện làm bài 1 theo nhóm bàn.
- HS thực hện làm bài 2 theo cá nhân.
- Hướng dẫn, hỗ trợ bài 1: Xác định số liệu của Nai, Sóc, Thỏ? 
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV yêu cầu 1 HS đại diện 1 nhóm đứng lên trả lời bài 1.
- 1 HS trả lời bài 2.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm, cá nhân HS.
b) Luyện tập 2
Bài 1:
a) Nhận xét của Vuông và Tròn phù hợp với thông tin từ biểu đồ: Nai tốc độ chạy tối đa 45 dặm/giờ.
b) Sóc và Gà rừng có tốc độ tối đa từ 10 đến 19 dặm/giờ.
Ngựa vằn và Nai có tốc độ tối đa từ 40 đến 49 dặm/giờ.
Bài 2:
a) Dấu ? được thay bằng 186.
b) Từ năm 2014 đến năm 2017, GDP của Việt Nam có xu hướng tăng.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: Phát phiếu học tập có hình biểu đồ 9.12 và yêu cầu:
- HS hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập các bài từ 9.11 đến 9.13 SGK trang 81. (Thời gian 5 phút)
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- 4 nhóm hoạt động thực hiện yêu cầu của GV.
- Hướng dẫn, hỗ trợ bài 9.13: Xác định được số phút tự học hàng ngày của bạn An dựa vào biểu đồ đã cho, sau đó tính tổng.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm HS lên trình bày, lưu ý chọn cả bài tốt và chưa tốt.
- Cả lớp quan sát và nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài 9.11
Thứ 6 An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất (120 phút)
9.12
Ngày trong tuần An không tự học ở nhà là Chủ nhật (0 phút)
9.13
Tổng thời gian trong tuần An tự học ở nhà là:
 (phút)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3:
- HS lấy biểu đồ GV đã yêu cầu về nhà tìm từ tiết học trước. 
- Dựa vào biểu đồ 1 bạn đặt câu hỏi, 1 bạn quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của bạn, sau đó đổi ngược vai trò với biểu đồ của bạn mình.
- GV gợi ý 1 số câu hỏi: số liệu lớn nhất (cao nhất, nhỏ nhất) nhỏ nhất (thấp nhất, bé nhất), tổng, xu hướng tăng, giảm, 
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV gọi 2 nhóm HS lên trình bày, lưu ý chọn cả bài tốt và chưa tốt.
- Cả lớp lắng nghe.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV đánh giá mức độ hoàn thành của HS, chỉ ra những cái được và chưa được trong cách đặt và trả lời câu hỏi của các nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được cách biểu diễn số liệu âm trong biểu đồ cột.
b) Nội dung: 
- HS đọc, trao đổi, thảo luận “Thử thách nhỏ” SGK trang 80.
- Trả lời các câu hỏi của phần thử thách.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS cho câu hỏi: biểu đồ hợp lí chưa? Các cột nằm dưới trụ ngang thể hiện điều gì?
d) Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- Hoạt động cá nhân đọc phần “Thử thách nhỏ” SGK trang 80.
- HS cặp đôi để trả lời câu hỏi.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân đọc phần “Thử thách nhỏ”.
- HS hoạt động cặp đôi trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phần thử thách.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu đại diện 1 cặp đôi lên trình bày.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
* Thử thách nhỏ
- Biểu đồ cột biểu diễn hợp lí.
- Các cột nằm dưới trục ngang biểu diễn các số liệu âm, tức là lợi nhuận âm. Điều đó có nghĩa là cửa hàng bị lỗ.
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Ghi nhớ: các bước vẽ biểu đồ cột. 
- Sưu tầm các biểu đồ cột, tự đặt câu hỏi để phân tích biểu đồ.
- Làm bài tập: 9.14, 9.15 SGK trang 81; làm bài: 9.19, 9.21,9.22 SBT trang 72, 73. 
- Xem trước bài 41: Biểu đồ cột kép, SGK trang 82.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_40_bieu_do_cot.docx