Giáo án Toán Lớp 6 - Ôn tập chương V - Năm học 2022-2023
- Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo, .
- Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).
- Gấp giấy để cắt chữ cái hoặc một số hình đơn giản.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Ôn tập chương V - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo KHDH: ÔN TẬP CHƯƠNG V Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu WCD644 1. Về kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình phẳng. - Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng, tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều). - Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo, ... - Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng). - Gấp giấy để cắt chữ cái hoặc một số hình đơn giản. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được các đặc điểm của đối xứng trục, đối xứng tâm. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng được thước thẳng, ê ke, compa vẽ được những hình đối xứng trục, đối xứng tâm dạng đơn giản. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để nêu được các đặc điểm của đối xứng trục, đối xứng tâm; vận dụng được đặc điểm của đối xứng trục, đối xứng tâm vào việc vẽ, cắt một số hình dạng đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy chiếu, giấy màu, giấy kẻ ô vuông, kéo. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, compa, giấy màu, giấy kẻ ô vuông (hoặc giấy ô li), kéo, chì màu (hoặc bút màu), tẩy. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Chúng ta đã học những gì? (10 phút) a) Mục tiêu: Ôn luyện lại về trục đối xứng, tâm đối xứng. b) Nội dung: Kiến thức về đối xứng trục, đối xứng tâm. c) Sản phẩm: Sơ đồ kiến thức về đối xứng trục, đối xứng tâm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS nhắc lại đặc điểm của đối xứng trục, đối xứng tâm. - GV cho HS vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã học (HS có thể vẽ theo SGK, khuyến khích HS có thể tự sáng tạo). * HS thực hiện nhiệm vụ: - Thực hiện lần lượt các nhiệm vụ được giao theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận: - GV chọn đại diện mỗi nhóm một học sinh nên trình bày kết quả của nhóm mình với cả lớp. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS. Chúng ta đã học những gì? 2. Hoạt động 2: Bài tập ôn tập (35 phút) a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình phẳng. - Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác. b) Nội dung: - Học sinh làm các bài tập cuối chương V (từ 5.17 đến 5.20) theo nhóm dưới sự hỗ trợ của giáo viên. c) Sản phẩm: - Hình vẽ của bài 5.17, 5.19, 5.20. - Lời giải bài tập 5.18. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình vẽ (đưa lên máy chiếu) rồi thảo luận làm bài và trả lời câu hỏi các bài tập từ 5.17 đến 5.20. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận làm bài, trả lời câu hỏi và ghi vào vở của mình. * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS trả lời câu hỏi. - HS cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS và của nhóm HS. Bài 5.17. Vẽ lại hình và chỉ ra các trục đối xứng: Bài 5.18. Hình vẽ b) có tâm đối xứng : Bài 5.19. Vẽ lại hình các biểu tượng cảm xúc vào vở và vẽ thêm họa tiết để được hình mặt cười : Bài 5.20. Vẽ lại hình và trang trí : 8 Hướng dẫn tự học ở nhà: - Ghi nhớ toàn bộ kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng. - Xem và làm lại toàn bộ nội dung bài đã học.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_on_tap_chuong_v.docx