Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 11: Luyện tập chung - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 11: Luyện tập chung - Năm học 2022-2023

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 11: Luyện tập chung - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo KHDH: 11 
LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về lũy thừa với số mũ tự nhiên, quy tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số, thứ tự thực hiện phép tính.
- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ: Lũy thừa, cơ số, số mũ, biểu thức, giá trị của biểu thức.
- Vận dụng thành thạo các quy tắc, tính chất để tính giá trị biểu thức, giải quyết một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu được các khái niệm, các tính chất, quy tắc đã học trong chương I, sử dụng thành thạo và chính xác các thuật ngữ toán học.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp để vận dụng các kiến thức giải các bài tập có nội dung tổng hợp, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ; máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, phiếu học tập nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ vào bài.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh trí”: Với các chữ số: viết các phép tính có kết quả bằng . Mỗi chữ số chỉ được sử dụng một lần trong một phép tính. Thời gian ba phút đội viết được nhiều phép tính sẽ chiến thắng.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh trí”: lấy tinh thần xung phong, lựa chọn ba đội chơi, mỗi đội ba người tham gia trò chơi, các đội tự đặt tên để tăng hứng thú cho trò chơi.
- GV phát phiếu cho các đội, đưa ra luật chơi: Trong thời gian ba phút các đội sử dụng các chữ số viết các phép tính có kết quả bằng . 
Lưu ý: Các chữ số chỉ được sử dụng một lần trong một phép tính. Đội nào viết được nhiều phép tính đúng, đội đấy chiến thắng. Các bạn trong lớp tham gia trò chơi. Hết thời gian cá nhân viết được thêm phép tính khác các nhóm sẽ được phần quà.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo các đội hoàn thành phiếu trả lời.
- Cá nhân HS dưới lớp thực hiện theo luật chơi của GV.
* Báo cáo, thảo luận: 
- 3 đội báo cáo phiếu trả lời của nhóm mình trên bảng. 
- Lựa chọn một số HS dưới lớp nêu các phép tính khác.
* Kết luận, nhận định: 
- GV kết luận đội dành chiến thắng.
- GV kết luận 1 HS dành được phần quà với biểu thức chính xác và nhiều phép tính nhất.
Trò chơi “Nhanh tay nhanh trí”: Với các chữ số: viết các phép tính có kết quả bằng . Mỗi chữ số chỉ được sử dụng một lần trong một phép tính.
Đáp án
2. Hoạt động 2: Luyện tập (18 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố các khái niệm lũy thừa, số mũ, cơ số; định nghĩa về lũy thừa, quy tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số và thứ tự thực hiện phép tính.
b) Nội dung:
- HS làm bài ví dụ 1, ví dụ 2, bài 1.46, bài 1.47 SGK trang 26; bài 1.44, 1.45 SGK trang 24; bài 1.48, 1.49 SGK trang 26.
c) Sản phẩm:
- Lời giải các bài tập: ví dụ 1, ví dụ 2, bài 1.46, bài 1.47 SGK trang 26; bài 1.44, 1.45 SGK trang 24; bài 1.48, 1.49 SGK trang 26.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm ví dụ 1 SGK trang 27.
+ Nêu thứ tự thực hiện phép tính.
+ Nêu cụ thể trong ví dụ 1 thực hiện theo thứ tự lần lượt như thế nào?
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn: nghiên cứu ví dụ 2 SGK trang 27; Sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày cách tính số khối lập phương (2 cách). 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS làm việc cá nhân ví dụ 1: nêu thứ tự thực hiện phép tính và nêu cụ thể thứ tự thực hiện trong ví dụ 1.
- Hoạt động nhóm nghiên cứu ví dụ 2 và trình bày cách tính số khối lập phương bằng 2 cách. (GV hướng dẫn cách tính số khối lập phương dựa trên hình vẽ chiếu máy).
+ Hoạt động cá nhân tính thể tích của hình khối.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- Ví dụ 1: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV.
+ HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức.
+ HS cả lớp quan sát, nhận xét.
- Ví dụ 2:
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày phương pháp giải dựa trên hình vẽ (máy chiếu) trình bày cách tính số khối lập phương (2 cách).
+ Cá nhân HS lên bảng tính thể tích khối hình.
+ HS cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV chốt đáp án đúng ví dụ 1 và 2, nhấn mạnh một số quy tắc và cần xác định phương pháp đúng đắn với các bài toán vận dụng thực tế.
1. Ví dụ
* Ví dụ 1:
* Ví dụ 2:
a) Biểu thức số khối lập phương là 
+ Theo mặt cắt ngang:
 (khối)
+ Theo mặt cắt dọc:
 (khối)
b) Thể tích khối hình là
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Hoạt động cá nhân làm bài 1.46 SGK trang 26.
- Hoạt động cá nhân làm bài 1.47 SGK trang 26.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Hướng dẫn hỗ trợ: Bài 1.47 SGK trang 26: Thay các giá trị , vào biểu thức và tính.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng đồng thời làm 3 phần bài 1.46: Phần a, b: HS Tb; phần c: HS khá.
- GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ xác định phương pháp làm bài 1.47.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày bài 1.47.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- Qua bài 1.47 lưu ý HS biểu thức có phần chữ chỉ tính được giá trị khi phần chữ được thay bằng các số cụ thể.
2. Luyện tập
Bài 1.46 (SGK – 26): Tính giá trị của biểu thức:
a) 
b) 
c) 
Bài 1.47 (SGK – 26): Tính giá trị của biểu thức:
Thay , vào biểu thức ta được
Vậy giá trị của biểu thức tại , là 
Hoạt động 3: Vận dụng (17 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được các quy tắc, tính chất của các phép toán vào giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: Làm các bài tập 1.44; 1.45 SGK trang 24; 1.48; 1.49 SGK trang 26.	
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập 1.44; 1.45 SGK trang 24; 1.48; 1.49 SGK trang 26.	
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài 1.44; 1.145 SGK trang 24.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS hoạt động cá nhân làm bài 1.44; 1.45 SGK trang 24.
Giáo viên có thể hướng dẫn
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tính gì?
+ Để giải quyết được bài toán cần thực hiện phép tính gì?
+ Trong phép tính chia này, ta tính nhanh như thế nào?
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV yêu cầu HS trình bày bài 1.44; 1.45 SGK trang 24.
- HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV đánh giá, chính xác hóa kết quả. 
- Yêu cầu HS chữa bài vào vở phần bài về nhà của tiết trước.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV yêu cầu HS chữa bài 1.48 SGK trang 26.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tính gì?
+ GV gợi ý: GV đưa ra bài tập bổ trợ: ví dụ tháng 1 bán được chiếc, tháng 2 bán được chiếc. Vậy cả hai tháng bán được bao nhiêu chiếc? Trung bình mỗi tháng bán được bao nhiêu sản phẩm?
+ Để tính được trung bình mỗi tháng trong năm bán được bao nhiêu cái ta cần biết trước yếu tố nào?
+ Làm thế nào tính được số lượng sản phẩm bán được trong một năm?
+ GV kết hợp hỏi HS, xây dựng sơ đồ tư duy ngược hướng dẫn giải bài toán.
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi theo định hướng của GV.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
GV yêu cầu cá nhân HS báo cáo kết quả.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các câu trả lời.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người bài 1.49 SGK trang 26 làm phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau:
+ Chi phí lát sàn bao gồm những khoản nào? (tiền công lát + tiền gỗ).
+ Để tính tiền công cần biết gì? (diện tích cần lát + tiền công lát mỗi mét vuông).
+ Sàn được lát bằng mấy mấy loại gỗ? (hai loại gỗ).
+ Tính số tiền gỗ loại 1 và loại 2? (diện tích lát và giá tiền gỗ mỗi loại).
+ Biểu thức tính tổng số tiền chi phí lát sàn nhà?
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập trả lời các câu hỏi theo định hướng của GV.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- Đại diện các nhóm báo cáo bằng phiếu học tập trên bảng.
- HS so sánh kết quả làm của các nhóm và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV chính xác hóa lời giải.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành phần trình bày lời giải vào vở. GV đưa ra lời giải mẫu trên bảng phụ.
Bài 1.44 (SGK – 24):
Mặt Trời cần số giây để tiêu thụ lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là
Bài 1.45 (SGK – 24):
Đổi .
Mỗi giờ số tế bào hồng cầu được tạo ra là 
(tế bào)
Bài 1.48 (SGK -26)
- 4 tháng cuối năm cửa hàng bán được số ti vi là (chiếc).
- 1 năm cửa hàng bán được số ti vi là
(chiếc).
- Trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được số ti vi là
(chiếc).
Bài 1.49 (SGK – 26):
- Diện tích sàn cần lát là .
- Tổng tiền công lát là
 (đồng).
- Số tiền mua gỗ loại 1 là
 (đồng).
- Số tiền mua loại gỗ loại 2 là
 (đồng).
- Tổng chi phí lát sàn nhà là
(đồng).
 Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút)
- Xem lại các bài đã làm.
- Hoàn thành trình bày lời giải bài 1.49 SGK trang 26 vào vở.
- Làm bài 1.51; 1.52; 1.53 SGK trang 27. 
- GV hướng dẫn bài 1.52 SGK trang 27: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì? Hình hộp chữ nhật có mấy mặt? Các mặt là hình gì? Công thức tính diện tích mỗi mặt như
 thế nào? Có thể chia ra thành mấy cặp mặt?
- Hệ thống lại các kiến thức chương I bằng sơ đồ tư duy.
- Tiết sau: Ôn tập chương I.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_tiet_11_luyen_tap_chung.docx