Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên - Năm học 2022-2023

a) Mục tiêu: Gợi động cơ giúp học sinh nhận thức nhu cầu sử dụng phép tính cộng, trừ.

b) Nội dung: HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn” trả lời 2 câu hỏi liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Kết quả của các phép tính cộng, trừ trong phần trò chơi liên quan đến thực tiễn gây hứng thú cho HS và giúp GV thuận lợi đặt vấn đề vào bài mới.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 26/06/2023 4791
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo KHDH: 4
Bài 4: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.
- Phát biểu được bằng lời các tính chất của phép cộng.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được mối quan hệ giữa các số trong phép cộng, phép trừ. Phát biểu được bằng lời các tính chất của phép cộng.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để hình thành các phép tính cộng, trừ số tự nhiên, tính chất của phép cộng số tự nhiên; vận dụng các kiến thức để tính nhẩm, tính hợp lí; giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc thực hiện phép cộng và phép trừ.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ giúp học sinh nhận thức nhu cầu sử dụng phép tính cộng, trừ.
b) Nội dung: HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn” trả lời 2 câu hỏi liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: Kết quả của các phép tính cộng, trừ trong phần trò chơi liên quan đến thực tiễn gây hứng thú cho HS và giúp GV thuận lợi đặt vấn đề vào bài mới.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ngôi sao may mắn”
- GV chiếu luật chơi lên màn hình.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS: nghiên cứu luật chơi và tham gia.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV: Để trả lời các câu hỏi trên em đã vận dụng các kiến thức nào đã học?
- HS: Trả lời.
* Kết luận, nhận định: 
- GV: Nhận xét, khen ngợi, đánh giá và cho điểm HS.
- GV đặt vấn đề vào bài: Nếu bạn Mai đi chợ mua cà tím hết nghìn đồng, cà chua hết nghìn đồng và rau cải hết nghìn đồng. Bạn Mai đưa cho cô bán hàng nghìn đồng thì theo em bạn Mai được trả lại bao nhiêu tiền?
Câu 1: Bạn Mai đi chợ mua cà tím hết nghìn đồng, cà chua hết nghìn đồng. Hỏi bạn Mai tiêu hết bao nhiêu tiền?
Câu 2: Bạn Mai đi chợ mua thịt hết nghìn đồng. Bạn Mai đưa cô bán hàng nghìn đồng thì được trả lại bao nhiêu tiên?
Đáp án:
Câu 1: nghìn đồng.
Câu 2: nghìn đồng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1: Phép cộng số tự nhiên (15 phút)
a) Mục tiêu: Nắm được công thức phép cộng số tự nhiên, mối quan hệ các số trong tổng, tính chất của phép cộng số tự nhiên, biết tính nhanh một biểu thức.
b) Nội dung: 
- Học sinh đọc nội dung phần 1 SGK.
- Viết được công thức và các tính chất của phép cộng số tự nhiên.
- Làm các HĐ1, HĐ2, vận dụng 1, luyện tập 1 (SGK/15,16).
c) Sản phẩm: 
- Công thức và các tính chất phép cộng số tự nhiên.
- Lời các HĐ1, HĐ2, vận dụng 1, luyện tập 1 (SGK/15,16).
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS tự đọc mục 1 trong SGK/15.
- GV giới thiệu phép cộng số tự nhiên, viết công thức tổng quát.
- GV: Muốn tìm số hạng chưa biết em làm thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS đọc SGK và trả lời.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV minh họa phép cộng trên tia số.
- HS: Theo dõi trên màn chiếu.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV: Trong tập hợp N, phép cộng hai số tự nhiên luôn thực hiện được.
- GV: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng đã biết.
1. Phép cộng số tự nhiên
a. Cộng hai số tự nhiên.
Ví dụ: .
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV cho HS làm vận dụng 1(SGK/15).
- GV: Để tính diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long em làm thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV: Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- HS: Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV: Cho HS thực hiện HĐ1 (SGK/15).
- GV: Cho HS hoạt động nhóm cặp đôi HĐ1 rồi báo cáo kết quả cho GV.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3 :
- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo bàn.
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV thu bài của 3 nhóm đưa lên máy chiếu.
- GV: Em nhận xét gì về kết quả phép tính cộng khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng?
HS: Trả lời.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả. 
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- GV: Cho HS hoạt động cá nhân HĐ2 rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả của nhau.
* HS thực hiện nhiệm vụ 4 :
- HS thực hiện HĐ2 vào vở.
* Báo cáo, thảo luận 4: 
- GV: Thu bài của 3HS nhận xét và chiếu kết quả lên màn chiếu để HS cả lớp so sánh đối chiếu bài làm.
- GV: Em nhận xét gì về kết quả phép tính khi đổi chỗ các dấu ngoặc trong 1 tổng?
- HS: Trả lời.
* Kết luận, nhận định 4: 
- GV đánh giá kết quả của HS, chính xác hóa kết quả.
- GV nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên và chú ý.
* GV giao nhiệm vụ học tập 5: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ trong SGK, sau đó nêu cách tính hợp lí đối với dạng bài này.
- GV mời 2 HS lên bảng: 1 HS làm ví dụ, 1 HS làm phần luyện tập 1 (SGK/16).
* HS thực hiện nhiệm vụ 5:
- HS tìm hiểu ví dụ trong SGK, nêu cách tính hợp lí.
- 2 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp làm vào vở.
* Báo cáo, thảo luận 5: 
- HS nhận xét bài làm của 2 bạn và sửa chữa (nếu có).
* Kết luận, nhận định 5: 
- GV đánh giá và cho điểm HS.
- GV lưu ý HS: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm những số hạng có tổng là số tròn chục, tròn trăm, (nếu có).
Vận dụng 1 (SGK/15).
Diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2018 của Đồng bằng sông Cửu Long là:
 (ha)
b) Tính chất của phép cộng.
HĐ1 (SGK/15).
a) ; 
 .
b). Kết quả ở hai phép tính bằng nhau hay .
HĐ2 (SGK/15)
a)
 ;
 . 
b) Kết quả của hai phép tính bằng nhau hay .
* Tính chất phép cộng các số tự nhiên:
- Giao hoán: .
- Kết hợp: .
* Chú ý:
.
Tổng hay gọi là tổng của ba số và viết gọn là .
Ví dụ: Tính một cách hợp lí: 
Giải:
 (t/c giao hoán)
(t/c kết hợp)
.
Luyện tập 1.
Tính một cách hợp lí: 
Giải:
 . 
Hoạt động 2.2: Phép trừ số tự nhiên (10 phút)
a) Mục tiêu: Nắm được công thức phép trừ số tự nhiên, mối quan hệ các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ trong N thực hiện được.
b) Nội dung: 
- Học sinh đọc nội dung phần 2 SGK.
- Viết được công thức và nêu được điều kiện để phép trừ trong N thực hiện được.
- Hiểu được minh họa phép trừ hình 1.7, hình 1.8 (SGK/16).
c) Sản phẩm: 
- Công thức và điều kiện để phép trừ trong N thực hiện được.
- Hình minh họa 1.7, hình 1.8 (SGK/16).
- Lời giải phần luyện tập 2 (SGK/16).
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV: Nêu công thức phép trừ số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Muốn tìm số bị trừ em làm thế nào?
+ Muốn tìm số trừ em làm thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV: Làm tính trừ ; . Cho biết phép tính trừ nào không thực hiện được?
- HS: Thực hiện.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
2. Phép trừ số tự nhiên.
a) Công thức
Ví dụ: ;
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV: Em hãy minh họa kết quả của phép tính trên tia số?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS thực hiện.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV: Qua kết quả của hai phép tính trên một em cho biết : Trong tập hợp , khi nào thì phép tính thực hiện được?
- HS: Trả lời
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu điều kiện để tồn tại phép trừ trong .
- HS làm phần luyện tập 2.
b) Điều kiện để tồn tại phép trừ:
Trong tập hợp , phép trừ chỉ thực hiện được nếu .
c) Luyện tập 2 (SGK/16).
.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng được công thức và tính chất của phép cộng vào làm bài tập; có thể tính nhẩm, tính nhanh, tính hợp lí.
b) Nội dung:
- Bài tập 1.17, 1.22 (SGK/16).
c) Sản phẩm: 
- Lời giải bài tập 1.17, 1.22 (SGK/16).
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV: Cho HS tự làm bài 1.17(SGK/16) vào vở.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS cả lớp làm bài tập vào vở.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV mời 2 HS đứng tại chỗ đọc kết quả. Sau đó GV chốt đáp án và yêu cầu HS tự kiểm tra lại bài làm và sửa chữa (nếu có).
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV lưu ý HS tính toán cẩn thận.
Bài 1.17 (SGK/16)
a).
b).
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- GV: Yêu cầu HS làm Bài 1.22 (SGK/16) vào bảng nhóm theo bàn trong 4 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS đọc đề, thảo luận và làm bài tập theo bàn trong 4 phút.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV mời đại diện 2 nhóm lên treo bảng nhóm, yêu cầu các nhóm còn lại đổi bài, đồng thời GV chiếu đáp án lên màn hình để HS các nhóm đối chiếu, chấm bài và báo cáo kết quả.
- HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét, đánh giá các nhóm thảo luận và cho điểm 2 nhóm trên bảng.
- GV lưu ý HS: Khi làm bài tập tính nhanh, tính nhẩm, tính hợp lí các em có thể sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp trong 1 dòng và không cần ghi các tính chất vào bài làm.
- GV: Qua bài học hôm nay em cần nắm được những nội dung gì?
- HS: Trả lời.
- GV chốt kiến thức toàn bài.
Bài 1.22 (SGK/16)
a)
.
b) 
.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết bài toán mở đầu. Củng cố các tính chất và làm một số bài tập tìm số tự nhiên x, tính hợp lí và làm một số bài toán thực tế đơn giản.
b) Nội dung: GV xây dựng một game trò chơi: “Giải cứu đại dương” gồm 6 câu hỏi và đáp án tương ứng.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả bài toán mở đầu, Bài 1.18, 1.19a,b,c, 1.20 (SGK/16).
d) Tổ chức thực hiện: 
8 Giao nhiệm vụ 1: Mời HS nghiên cứu game và tham gia trò chơi.
Luật chơi: Tên phù thủy đã bắt nhốt hết các sinh vật biển khơi. Em hãy giúp các nàng tiên cá giải cứu các sinh vật biển nhé! Với mỗi câu trả lời đúng là các em sẽ giải thoát được một loài vật.... Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 30 giây.
+ Đáp án bài toán mở đầu: .
+ Bài 1.18 (SGK/16): Sử dụng tính chất giao hoán ta tìm được .
+ Bài 1.19 (SGK/16):
a) 
 .
b) 
 .
c) 
 .
+ Bài 1.20 (SGK/16):
Dân số Việt Nam năm 2020 là: 
8 Giao nhiệm vụ 2 : Yêu cầu HS thực hiện cá nhân (về nhà)
- Xem lại kiến thức và các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc các công thức, mối quan hệ các số trong phép cộng, trừ hai số tự nhiên. Tính chất phép cộng các số tự nhiên.
- Làm lại các bài tập trong phần trò chơi và bài 1.21 (SGK/16) vào vở.
- Chuẩn bị trước bài: “ Phép nhân và phép chia các số tự nhiên”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_tiet_4_bai_4_phep_cong.docx