Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Tiết 1+2, Bài 1: Tập hợp

Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Tiết 1+2, Bài 1: Tập hợp
docx 9 trang Gia Viễn 29/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Tiết 1+2, Bài 1: Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết:1; 2
 Chương I: SỐ TỰ NHIÊN
 § 1: TẬP HỢP
 Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS được học các kiến thức về:
- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp.
- Nêu được kí hiệu và cách viết một tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Viết được một tập hợp theo hai cách: Liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất 
đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ 
nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
*Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng ngôn ngữ tập hợp trong học tập và trong cuộc 
sống hàng ngày.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học: để sử dụng 
thuật ngữ tập hợp, kí hiệu và cách viết tập hợp, nhận biết được một phần tử thuộc hay 
không thuộc một tập hợp, cách cho một tập hợp.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng kiến thức về tập hợp để giải các dạng toán. 
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, 
trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, phấn màu, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
 Chiếu hình ảnh các bộ sưu tập tem.
a) Mục tiêu : 
 - HS bước đầu hình thành thuật ngữ “tập hợp”
b) Nội dung: HS được yêu cầu:
- Quan sát các bộ sưu tập tem GV chiếu lên.
 1 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 
 - Quan sát các bộ sưu tập tem và cho biết các con 
 tem trong một bộ có chung đặc điểm gì?
 * HS thực hiện nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. 
 * Báo cáo, thảo luận: 
 - GV cho vài hs đại diện đọc bài của nhóm mình 
 - HS cả lớp, lắng nghe, nhận xét.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa 
 các đáp án. 
 - GV đặt vấn đề: Mỗi bộ tem sưu tập là một tập hợp 
 2 các con tem theo cùng một chủ đề và có đặc điểm 
 chung. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 40 phút)
Hoạt động 2.1: Một số ví dụ về tập hợp (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hs nêu được ví dụ về tập hợp
b) Nội dung:
- Học sinh được yêu cầu đọc ví dụ SGK phần 1, nêu được ví dụ về tập hợp trong cuộc 
sống.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.
- Một ví dụ về tập hợp
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 1. Một số ví dụ về tập hợp
 - GV yêu cầu 1hs đọc mục 1 SGK, cả lớp theo * Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
 dõi * Tập hợp các HS của lớp 6A.
 - Yêu cầu HS lấy ví dụ về tập hợp . * Tập hợp các số trên mặt đồng hồ 
 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: trong hình 1. 
 - HS viết vào vở VD của mình
 * Báo cáo, thảo luận 1: 
 - Vài hs đọc VD của mình
 - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét.
 * Kết luận, nhận định 1: 
 - GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính 
 xác hóa các đáp án. 
Hoạt động 2.2: Kí hiệu và cách viết tập hợp (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hs học được kí hiệu và cách viết tập hợp. 
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc mục 2 phần kiến trọng tâm từ đó nêu cách viết tập hợp.
- Làm VD1, luyện tập1 SGK trang 6
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
- LàmVD1 sgk
- Làm luyện tập1 SGK trang 6.
d) Tổ chức thực hiện:
 3 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 2. Kí hiệu và cách viết tập hợp
 - Hoạt động cá nhân đọc phần kiến thức trọng + Tên tập hợp: Dùng các chữ cái in 
 tâm, lưu ý SGK trang 5. hoa: A, B, C,...
 - Hoạt động cá nhân làm VD1 SGK trang 6 + Ví dụ: Tập hợp A gồm các số tự 
 - Hoạt động theo cặp làm bài luyện tập 1 SGK nhiên nhỏ hơn 5.
 trang 6 A 1;2;3;4;5 
 * HS thực hiện nhiệm vụ:
 + Phần tử của tập hợp A là: 0; 1; 2; 3; 
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân, 
 4
 theo cặp.
 * Lưu ý : 
 - Một HS đứng tại chỗ trả lời VD1
 + Các phần tử của một tập hợp được 
 - Một HS lên bảng luyện tập1
 viết trong dấu ngoặc nhọn “{;}”, cách 
 * Báo cáo, thảo luận: 
 nhau bởi dấu “;”. 
 - Hs nhận xét bài làm của 2 bạn.
 + Mỗi phần tử được liệt kê một lần, 
 - HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét.
 thứ tự liệt kê tùy ý.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV chính xác hóa kết quả.
 Ví dụ 1 (SGK trang 6)
 - GV yêu cầu HS nhắc lại lưu ý SGK.
 Tập hợp M gồm các phần tử là: 
 bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng rổ.
 Luyện tập 1 (SGK trang 6)
 A 1;3;5;7;9 
Hoạt động 2.3: Phần tử thuộc tập hợp (khoảng 8 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hs học được có phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc HĐ1 SGK trang 6.
- Làm VD2, luyện tập 2 SGK trang 6
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
- Làm VD2 sgk
- Làm luyện tập2 SGK trang 6.
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 3. Phần tử thuộc tập hợp
 - Thực hiện HĐ1 SGK trang 6. B 2;3;5;7
 - Áp dụng hoạt động cá nhân làm VD 2, hoạt 
 2 B đọc là 2 thuộc B
 4 động theo cặp luyện tập 2 SGK trang 6. 4 B đọc là 4 không thuộc B
 (Gv đưa đề bài HĐ1 và VD2 lên màn hình, yêu Ví dụ 2 (SGK trang 6)
 cầu hs gấp sgk lại). Phát biểu đúng là (1) và (4) 
 * HS thực hiện nhiệm vụ:
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân, Luyện tập 2(SGK trang 6)
 theo cặp. a) Tháng 2 H 
 - Một HS lên bảng làm luyện tập 2 SGK trang 6.
 b) Tháng 4 H 
 * Báo cáo, thảo luận: 
 c) Tháng 12 H 
 - Hs nhận xét bài làm của bạn.
 - HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét bổ 
 xung
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV chính xác hóa kết quả. 
 - Lưu ý cho HS cách dùng kí hiệu và , cách 
 tìm các tháng có 30 ngày.
Hoạt động 2.4: Cách cho một tập hợp (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hs học được hai cách cho một tập hợp.
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc HĐ2 SGK trang 6 từ đó nêu các cách viết một tập hợp.
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
- Lời giải HĐ2 SGK trang 6
- Các cách cho một tập hợp.
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 4. Cách cho một tập hợp
 - Thực hiện HĐ2 SGK trang 6 . 
 - Có mấy cách cho một tập hợp?
 - Thực hiện VD3;4 SGK trang 7.
 - Hoạt động nhóm 4 làm bài luyện tập3;4 SGK 
 trang 7
 (Gv lần lượt đưa đề bài HĐ2, VD3;4 lên màn 
 hình, yêu cầu hs gấp sgk lại). Hình 2
 * HS thực hiện nhiệm vụ: Gọi A là tập hợp các số ở hình 2
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. a) Liệt kê các phần tử của tập hợp 
 * Báo cáo, thảo luận: A.
 5 - GV yêu cầu 1HS đứng tại chỗ trình bày kết b) Các phần tử của tập hợp A có 
 quả hoạt động 3. tính chất chung nào?
 - GV yêu cầu HS khác nêu các cách viết một tập Giải 
 hợp. a) A 1;2;3;4;5
 - HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét bổ b) A = {x/ x là sô tự nhiên chẵn, x 
 xung < 10}
 * Kết luận, nhận định: 
 • Có 2 cách cho 1 tập hợp:
 - GV chính xác hóa kết quả.
 + Liệt kê các phần tử của tập 
 - GV cho HS nhắc lại các cách cho 1tập hợp.
 hợp.
 - GV nêu lưu ý SGK.
 + Chỉ ra các tính chất đặc trưng 
 cho các phần tử của tập hợp.
 *Lưu ý: Khi viết A = {x/x là số tự 
 nhiên chẵn, x <10} là cho tập hợp A 
 theo cách chỉ ra tinh chất đặc trưng 
 cho các phần tử của tập hợp.
 Ví dụ 3: 
 B = {Đ; Ô; N; G}
 Ví dụ 4: 
 Ta có: E 4;5;6;7;8 Do đó: 
 a)4 E b)8 E c)9 E
 Luyện tập 3: 
 E 4;5;6;7;8 
 Luyện tập 4: 
 M 0;2
Hướng dẫntự học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc các kiến thức trọng tâm và làm bài tập: 1; 2; 3; 4 SGK.
 - Đọc có thể em chưa biết.
 - Tiết sau luyện tập.
Tiết 2 
3. Hoạt động luyện tập (khoảng 40 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS rèn luyện được: Sử dụng được các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, các kí hiệu 
 , . Viết được một tập hợp theo 2 cách.
b) Nội dung: 
 6 - HS được yêu cầu làm các bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 7; 8.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
- Lời giải các bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 7; 8.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GVgiao nhiệm vụ học tập 1: 3. Luyện tập
 - Nêu kí hiệu và cách viết một tập hợp. Khi viết Dạng 1 : Viết một tập hợp.
 một tập hợp em cần lưu ý gì? Bài 1 SGK trang 7.
 - Hoạt động cặp đôi bài 1 SGK trang 7. a) Các phần tử của tập hợp A là:
 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình 
 - HS thực hiện các yêu cầu trên. hành; hình tam giác; hình thang.
 * Báo cáo, thảo luận 1: b) Các phần tử của tập hợp B là:
 - GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời. N; H; A; T; R; G.
 - GV yêu cầu đại diện 2 HS lên bảng trình bày c) Các phần tử của tập hợp C là: 
 (lưu ý chọn cả hs yếu và trung bình). tháng 4; tháng 5; tháng 6.
 - Cả lớp quan sát và nhận xét bổ sung. d) Các phần tử của tập hợp D là:
 * Kết luận, nhận định 1: đồ; rê; mi; pha; son; la; si.
 - GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ 
 hoàn thành của HS.
 - GV cho hs nhắc lại cách viết một tập hợp.
 * GVgiao nhiệm vụ học tập 2: Dạng 2: Sử dụng các kí hiệu và 
 - Kí hiệu và dùng để chỉ mối quan hệ nào. * Kí hiệu và dùng để chỉ mối 
 - Hoạt động cá nhân bài 2 SGK trang 8. quan hệ giữa phần tử và tập hợp. 
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
 - HS thực hiện các yêu cầu trên. Bài 2 SGK trang 8.
 * Báo cáo, thảo luận 2: a)11 A 
 - GV yêu cầu vài HS đứng tại chỗ trả lời b)12 A 
 - Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.
 c)14 A
 * Kết luận, nhận định 2: 
 - GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ d)19 A 
 hoàn thành của HS.
 - GV cho hs nhắc lại cách dùng 2 kí hiệu và 
 * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Dạng 3: Viết một tập hợp bằng cách 
 - HS làm bài 3 SGK trang 8. liệt kê các phần tử của tập hợp ấy.
 * HS thực hiện nhiệm vụ 3: Bài 3 SGK trang 8.
 - Hoạt động nhóm 4 bài 3 SGK trang 8.
 7 * Báo cáo, thảo luận 3: a)A 0;2;4;6;8;10;12
 - GV chọn 2 nhóm và yêu cầu 2 đại diện của 2 
 b)A 42;44;46;48
 nhóm lên bảng trình bày (lưu ý nhóm tốt và chưa 
 tốt). c)C 1;3;5;7;9;11;13
 - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, các d) D 11;13;15;17;19
 nhóm khác quan sát, đối chiếu và nhận xét.
 * Kết luận, nhận định 3: 
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức 
 độ hoàn thành của HS, lưu ý cách trình bày.
 - GV cho hs nhắc lại cách viết một tập hợp bằng 
 cách liệt kê các phần tử của tập hợp ấy.
 * GVgiao nhiệm vụ học tập 4: Dạng 4: Viết một tập hợp bằng cách 
 - Làm bài 4 SGK trang 8. chỉ ra tính chất đặc trưng cho các 
 * HS thực hiện nhiệm vụ 4: phần tử của tập hợp ấy.
 - GV yêu cầu 2 Hs lên bảng trình bày. Bài 4 SGK trang 8.
 - HS dưới lớp theo dõi. a) A = { x/x là các số tự nhiên chia 
 * Báo cáo, thảo luận 4: hết cho 3, x < 18}.
 - Cả lớp quan sát, đối chiếu và nhận xét. b) B = {x/ x là các số tự nhiên chia 
 * Kết luận, nhận định 4: hết cho 5, 4 < x 30}.
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức c) C = {x/ x là các số tự nhiên tròn 
 độ hoàn thành của HS. trục, x < 100}.
 - GV cho hs nhắc lại cách viết một tập hợp bằng d) D = {x/ x là số tự nhiên chia 4 dư 
 cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử 1, x 17}.
 của tập hợp ấy.
 Bài tập về nhà: 
 1) Viết tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số mà tổng các chữ số bằng 4.
 2) Làm thêm bài tập ở sbt.
4. Hoạt động vận dụng (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học giải thích phần “Có thể em chưa biết”.
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:
- Học thuộc các kiến thức trọng tâm và làm bài tập, đọc có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước nội dung bài 2 “Tập hợp các số thự nhiên” SGK trang 9.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện: 
 8 - GV giao nhiệm vụ như mục nội dung (khoảng 1 phút).
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV chọn một số HS nộp bài vào thời điểm thích hợp ở buổi sau, nhận xét, đánh giá quá 
trình học.
- GV nhận xét, đánh giá chung bài của các HS nộp bài để các HS khác tự xem lại bài làm 
của mình.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_i_tiet_12_bai_1_tap.docx