Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm số nguyên tố, hợp số.
2. Về năng lực:
- HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phát biểuđược khái niệm số nguyên tố hay hợp số, xác định được một số số nguyên tố hay hợp số, phát biểu được thế nào là ước nguyên tố của số tự nhiên và tìm được ước nguyên tố của số tự nhiên a .Vận dụng được các kiến thức trên để giải quyết một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, phiếu học tập
2 - HS : SGK, vở ghi, giấy nháp, hoàn thành phiéu học tập GV giao
NHÓM GV PGD-ĐT LÝ NHÂN BÀI 10: SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ ( 2 TIẾT) Môn Toán lớp 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Khái niệm số nguyên tố, hợp số. 2. Về năng lực: - HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phát biểuđược khái niệm số nguyên tố hay hợp số, xác định được một số số nguyên tố hay hợp số, phát biểu được thế nào là ước nguyên tố của số tự nhiên và tìm được ước nguyên tố của số tự nhiên a .Vận dụng được các kiến thức trên để giải quyết một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, phiếu học tập 2 - HS : SGK, vở ghi, giấy nháp, hoàn thành phiéu học tập GV giao III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5’) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi động cơ học sinh tìm hiểu về số nguyên tố, hợp số. b) Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện 2 nhiệm vụ hoàn thành trước tiết học * Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm bài tập (SGK Tr41): * HS thực hiện nhiệm vụ: - Hs nghiên cứu đề bài trong sgk tìm ra câu trả lời gửi cho tổ trưởng tổng hợp báo cáo Sản phẩm: HS làm bài - Số cách chia những cuốn sổ thành các gói chính là số ước của 17. - Số cách chia những chiếc bút thành các gói chính là số ước của 34. Số 17 có 2 ước là 1 và chính nó. Nên khi chia đều thành các gói thì chỉ có 2 cách chia. Số 34 có các ước là 1;2; 17; 34 nên có 4 cách chia. * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện một nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung. - GV phân tích, kết luận yêu cầu HS chữa bài vào vở * Nhiệm vụ 2: Các em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách hoàn thành phiếu học tập: Các số Các ước Số có 2 ước Số có nhiều hơn 2 ước 2 3 4 5 6 7 17 34 * HS thực hiện nhiệm vụ 1 Cả lớp làm bài, 3 em nhóm trưởng làm bài gửi cho GV sau đó GV yêu cầu HS gửi cho nhóm trưởng tổng hợp (gửi luôn cả 2 bài) Sản phẩm: Các số Các ước Số có 2 ước Số có nhiều hơn 2 ước 2 1; 2 2 3 1; 3 3 4 1; 2; 4 4 5 1; 5 5 6 1; 2; 3; 6 6 7 1; 7 7 17 1; 17 17 34 1; 2; 17; 34 34 * Báo cáo, thảo luận : - Đại diện một nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung. - GV phân tích, kết luận yêu cầu HS chữa bài vào vở 2. HOẠT ĐỘNG 2: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. a) Mục tiêu: - HS phát hiện đượckhái niệm số nguyên tố, hợp số thông qua việc tìm ước của một số tự nhiên - Phát biểu được khái niệm số nguyên tố, hợp số. - Xác định được một số là số nguyên tố hay hợp số. Cho ví dụ về số nguyên tố, hợp số b) Tổ chức thực hiện:(dự kiến 30ph) Nhiệm vụ 1:Giúp hs biết được số nguyên tố, hợp số, biết số 1; 0 không là SNT không là hợp số, cách nhận biết Hợp số Giao nhiệm vụ:Trả lời hai câu hỏi, làm bài tập Thế nào là số nguyên tố ? Thế nào là hợp số? Bài tập: Điền các cụm từ “Số nguyên tố”; “hợp số” thích hợp vào ô trống bên dưới 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Thực hiện nhiệm vụ: Kết hợp phần bài tập khỏi động nc SGK trả lời câu hỏi và làm bài tập Sản phẩm: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số nguyên tố Số nguyên tố hợp số Số nguyên tố hợp số Số nguyên tố hợp số hợp số Luyện tập 1: a) Các số: 11, 29 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. b) Các số 35, 38 là hợp số. Vì có nhiều hơn 2 ước. Báo cáo:Các ghi nhớ, chú ý, bài tập giải thích bài tập GV chốt, gợi ý: Để nhận biết một hợp số, có nhất thiết phải tìm hết các ước của số đó không? Nhiệm vụ 2:Giúp hs biết được ước nguyên tố của một số Giao nhiệm vụ:Làm ví dụ 2, ví dụ 3 và bài Luyện tập 2; 3 Thực hiện nhiệm vụ: Làm ví dụ 2, ví dụ 3 và bài Luyện tập 2; 3 Sản phẩm:*ghi nhớ : Nếu số nguyên tố p là ước của số tự nhiên a thì p được gọi là ước nguyên tố của a. Luyện tập 2: Các ước số nguyên tố của 23 là: 1, 23. Các ước số nguyên tố của 24 là: 3. Các ước số nguyên tố của 26 là: 1, 13. Các ước số nguyên tố của 27 là: 3. Luyện tập 3: Hai số chỉ có ước nguyên tố là 3: 9, 27 . Báo cáo:Trả lời câu hỏi ở Ví dụ 2; Luyện tập 2: Luyện tập 3: GV chốt, gợi ý: Một số có ước là 3 thì số đó phải là tích của 3 với một số tự nhiên khác 0. Vậy để số đó chỉ có ước nguyên tố là 3 thì số đó phải là tích của 3 với chính nó, tức là các luỹ thừa cơ số 3 Kết luận: GV tổng quát lưu ý, củng cố lại kiến thức trọng tâm: - GV nhấn mạnh cho HS điều kiện để một số là số nguyên tố, hợp số. - GV giúp HS nhớ những nội dung, kiến thức đã học ở bài này, thông qua hoạt động ngôn ngữ, bằng cách đặt ra các câu hỏi như: + Có các số nguyên tố nào là số chẵn không? + Số 0 và số 1 là số nguyên tố hay là hợp số? Giao nhiệm vụ về nhà: Làm bài tập 1,2,3,4 SGK TR42 vào vở, nộp bài cho NT, NT tổng hợp báo cáo GV 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:HS rèn luyện được cách nhận biết số nguyên tố, hợp số; kĩ năng tìm số nguyên tố , hợp số, tìm được ước nguyên tố trong số ước của một số cho trước b) Tổ chức thực hiện:(dự kiến 30ph) GV giao cho HS 1,2,3,4 SGK Tr 42 bài tập yêu cầu làm vào vở (Làm ở nhà) Nộp bài cho nhóm trưởng qua zalo để kiểm tra bài làm của bạn và báo cáo, nhóm trưởng tập hợp bài lại và gửi cho Gv GV tổ chức thảo luận và kết luận: Bài 1: Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó: a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao? b) Số nào là hợp số? Vì sao? Gv: Chọn bài làm của HS để trình chiếu GV: Yêu cầu HS quan sát bài làm của bạn, so sánh ,đối chiếu với bài làm của mình và nhận xét GV: Đặt câu hỏi thảo luận Nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số Nêu cách làm bài tập GV: Chốt lại cách làm và bài tập trình bày đúng. Yêu cầu em nào làm sai thì sửa lại (GV chiếu bài làm đúng cho HS chữa lại bài của mình) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở: a) Số 37 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 37. b) Ta có + Số 36 có chữ số tận cùng là 6 nên nó chia hết cho 2. Do đó số 36 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 36, nó còn có ít nhất một ước nữa là 2. + Số 69 có tổng các chữ số là 6 + 9 = 15 chia hết cho 3 nên số 69 chia hết cho 3. Do đó số 69 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 69 thì nó còn có ít nhất một ước nữa là 3. GV: Lưu ý cho HS để kiểm tra là số nguyên tố hay hợp số , các em cần nhớ dấu hiệu chia hết của các số 2, 3, 5 . Nếu nó có ít nhất 1 ước là 1 trong các số đấy thì số đó là hợp số GV: Dùng cách kiểm tra là số nguyên tố hay hợp số này . Cô trò chúng ta cùng kiểm tra bài tập 2 làm về nhà của các bạn Bài 2: Hãy chỉ ra một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50. Gv: Chọn bài làm của HS để trình chiếu GV: Yêu cầu HS quan sát bài làm của bạn, so sánh ,đối chiếu với bài làm của mình và nhận xét GV: Đặt câu hỏi thảo luận Nêu cách làm bài tập GV: Chốt lại cách làm và bài tập trình bày đúng. Yêu cầu em nào làm sai thì sửa lại (GV chiếu bài làm đúng cho HS chữa lại bài của mình) Cách tìm: Các số tự nhiên lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41; 42; 43; 44; 45; 46; 47; 48; 49. Trong các số trên, ta thấy có số 41, 43 và 47 là hai số nguyên tố vì nó các số lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. Do đó đề bài yêu cầu các em chỉ ra mộtsố nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 thì các em chọn 1 trong ba câu trả lời sau: Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:: (1 trong ba câu đáp án) + Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41 (vì 41 lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và 41). + Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 43 (vì 43 lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và 43). + Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 47 (vì 47 lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và 43). GV: Để xét xem một phát biểu nào là đúng haysai thì ta chỉ cần lấy 1 phản VD thì kết luận được phát biểu đó là sai Chúng ta cùng kiểm tra bài tập 3 Bài tập 3 :Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao? a) Một số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số. b) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ. c) 3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18. d) Mọi số tự nhiên đều có ước nguyên tố Gv: Chọn bài làm của HS để trình chiếu GV: Yêu cầu HS quan sát bài làm của bạn, so sánh ,đối chiếu với bài làm của mình và nhận xét GV: Đặt câu hỏi thảo luận Nếu phát biểu chọn sai, ta phải tìm được phản VD Giải thích cho phát biểu đúng Tìm một phát biểu tương tự như phát biểu câu c GV: Chốt lại cách làm và bài tập trình bày đúng. Yêu cầu em nào làm sai thì sửa lại (GV chiếu bài làm đúng cho HS chữa lại bài của mình) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở a) Phát biểu: "Một số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số" là phát biểu sai vì số tự nhiên 0 và số tự nhiên 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số. (Theo Lưu ý Trang 41/SGK). b) Phát biểu : "Mọi số nguyên tố đều là số lẻ." là sai vì số 2 là số nguyên tố chẵn. (Do 2 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó). c) Phát biểu: "3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18" là đúng vì cả 18 và 6 đều chia hết cho số nguyên tố 3, hơn nữa 18 = 6 . 3 nên 3 là ước nguyên tố của 6 và cũng là ước nguyên tố của 18. d) Phát biểu: "Mọi số tự nhiên đều có ước nguyên tố" là sai vì số 1 chỉ có ước tự nhiên là 1 và nó không phải là số nguyên tố. GV: Chốt: Từ phát biểu câu c: Ta có nếu số tự nhiên a là ước nguyên tố của số tự nhiên b, b là ước của c thì a cũng là ước nguyên tố của c Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất. Mọi số nguyên tố còn lại đều là số lẻ GV: Lưu ý cho HS để kiểm tra là số nguyên tố:Nếu số đó lớn hơn 2 thì phải là số lẻ, sau đó ta xét đến dấu hiệu chia hết cho 3, 5,. xem nó có chia hết không Bài 4:Tìm các ước nguyên tố của 36,49,70 - GV chiếu cho kiểm tra bài làm của HS, có cả HS làm sai, làm đúng, các HS quan sát tự phát hiện từ đó khắc sâu kiến thức, GV chữa bài trực tiếp trên bài của HS, chọn một bài tiêu biểu gửi vào nhóm lớp. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức. b) Tổ chức thực hiện: (dự kiến 5ph) Nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài tập: Lớp 6A có 30 em HS, lớp 6B có 32 HS. Có 1 học sinh chuyển về. Hỏi nên chuyển bạn ấy vào lớp nào để khi xếp hàng tập thể dục thì mỗi lớp đều xếp được thành các hàng với mỗi hàng có số học sinh bằng nhau (biết số hàng lớn hơn 1, số học sinh mỗi hàng lớn hơn 1) Thực hiện nhiệm vụ:HS tiếp nhận nhiệm vụ suy nghĩ hoàn thành bài tập. Báo cáo:Sản phẩm: Nếu chuyển 1 em vào lớp 6A thì số học sinh 6A là 31 em mà số 31 là số nguyên tố nên nó chỉ có 2 ước là 1 và chính nó nên không thể xếp hàng được theo yêu cầu Nếu chuyển 1 em vào lớp 6B thì số học sinh 6B là 33 em mà số 33 là hợp số nên nó lớp có nhiều hơn 2 ước nên có thể xếp hàng được theo yêu cầu Vậy nên chuyển bạn ấy vào lớp 6B Kết luận: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức của bài: - GV nhấn mạnh cho HS điều kiện để một số là số nguyên tố, hợp số. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ GV giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1:Học bài cũ - Học thuộc phần ghi nhớ trang 41 sgk - Tìm hiểu mục “CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT”trong sgk trang 43 và trình bày cách tìm ra các số nguyên tố nhỏ hơn 50 Nhiệm vụ 2:Chuẩn bị bài mới -Xem trước bài “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố”. - Viết số 120 thành tích của các thừa số mà các thừa số đó đều là số nguyên tố BT dành cho HSG: Bài 6 sgk tr43
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_10_so_nguyen.docx