Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2021-2022 - Lư Thành Trung

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2021-2022 - Lư Thành Trung

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu thuộc ( ) và không thuộc ( ).

2. Năng lực:

-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Năng lực quan sát và suy luận logic, vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, tính toán; tương tác xã hội

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết kí hiệu tập hợp, liệt kê phần tử của tập hợp.

3. Phẩm chất: Rèn cho HS tính chăm chỉ, trung thực , trách nhiệm.

II.THIẾT BỊ,HỌC LIỆU:

1. Giáo viên

- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán

2. Học sinh

- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK

 

doc 5 trang huongdt93 06/06/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2021-2022 - Lư Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/06/2021 Tuần:1
Tiết:1
CHƯƠNG I: SỐ TỰ NHIÊN
§1.Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Môn : Số học 6 ; Lớp:6
Thời gian thực hiện :1 tiết
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu thuộc () và không thuộc ().
2. Năng lực:	
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Năng lực quan sát và suy luận logic, vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, tính toán; tương tác xã hội 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết kí hiệu tập hợp, liệt kê phần tử của tập hợp.
3. Phẩm chất: Rèn cho HS tính chăm chỉ, trung thực , trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ,HỌC LIỆU:
1. Giáo viên
- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán 
2. Học sinh
- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giới thiệu nội dung chương trình toán học kì I, chương 1, nội dung bài 1
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. Đọc và nghiên cứu tài liệu. Kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Ý thức học tập của học sinh về bộ môn
Nội dung
Sản phẩm
-GV tóm tắt ngắn gọn chương trình môn toán học kì 1, chương 1, nội dung bài 1
-GV: Bạn có thuộc tập hợp những học sinh thích học môn toán hay không?
-Học sinh lắng nghe và ghi tiêu đề 
-Các học sinh suy nghĩ trả lời.
Chương 1.
Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Làm quen với tập hợp
Mục tiêu: Bước đầu học sinh nêu được một số ví dụ cụ thể về tập hợp.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. đàm thoại. vấn đáp. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, chia sẻ nhóm, đội 
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 
Sản phẩm: Mô tả được tập hợp, kể tên một số phần tử thuộc tập hợp
Nội dung
Sản phẩm
- GV cho HS quan sát hình 1 
- Các đồ vật trên mặt bàn là gì? (sách, bút ) => tập hợp các đồ vật để trên bàn .
-Giới thiệu các ví dụ về tập hợp trong SGK
-Tìm 1 số ví dụ về tập hợp
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
-HS quan sát 
-HS viết ra tên các đồ vật trên mặt bàn.
-HS nghe hiểu
-HS: Lấy ví dụ về tập hợp các vật có trong lớp 
1.Làm quen với tập hợp
- Tập hợp các đồ vật trên bàn
- Tập hợp các HS của lớp 6A.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 8
 ....
2.Các kí hiệu tập hợp
Mục tiêu: Viết tập hợp .
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. đàm thoại. vấn đáp. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, chia sẻ nhóm đôi, 
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, 
Sản phẩm: Viết được tập hợp bằng kí hiệu. Xác định phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.
Nội dung
Sản phẩm
- GV giới thiệu cách viết tập hợp.
- Giới thiệu các kí hiệu
, 
GV giao nhiệm vụ: Cho HS hoàn thành Vd1
a. Viết tập hợp A các chữ số nhỏ hơn 8.
GV:Đây chính là cách viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử
b.Dùng các kí hiệu , để biểu diễn các phần tử sau: 2;3;5;8;11 có thuộc hay không thuộc tập hợp A ?
GV giao nhiệm vụ: Cho HS hoàn thành Vd2
a. Viết tập hợp B là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
b.Dùng các kí hiệu , để biểu diễn các phần tử sau: a;b;c;h;k có thuộc hay không thuộc tập hợp B ?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
-Nghe hiểu và chép bài
-Nghe hiểu và chép bài
-HS thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên trình bày
-HS thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên trình bày
-HS thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên trình bày
-HS thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên trình bày
-Học sinh ghi chép bài sau khi giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa sai
2. Các kí hiệu
-Dùng các chữ cái in hoa: A, B, C, D... để kí hiệu tập hợp.
 Các phần tử của tập hợp nằm trong ngoặc nhọn và cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;).Mỗi phần tử chỉ liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý
-Phần tử x thuộc tập hợp A: xA
Phần tử y không thuộc tập hợp A: yA
Ví dụ 1: 
a.Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 8
A= {0; 1; 2; 3;4;5;6;7} 
b.Dùng kí hiệu biểu diễn...
2A; 3A; 5A
8A; 11A
Ví dụ 2: 
a.Tập hợp B là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”
B= {T;i;ê;n;h;o;c;l;â;u;v;ă} 
b.Dùng kí hiệu biểu diễn...
cB; hB; 
aB; bB; kB
3.Cách cho tập hợp
Mục tiêu: Biết cách cho tập hợp .
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Đàm thoại. Vấn đáp. Kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, chia sẻ nhóm đội
Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 
Sản phẩm: Viết được tập hợp bằng 2 cách
Nội dung
Sản Phẩm
- Giới thiệu 1 cách viết khác của tập hợp những số tự nhiên nhỏ hơn 8 : 
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
-GV:Ta có mấy cách viết 1 tập hợp
-GV giao nhiệm vụ cho HS:Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 8 bằng 2 cách
-Học sinh nghe hiểu
HS suy nghĩ trả lời
-HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày
3.Cách viết tập hợp
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 8 bằng 2 cách:
-Liệt kê các phần tử của tập hợp:
A= {0; 1; 2; 3;4;5;6;7}
-Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp:
A = 
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: Áp dụng kiến thức vào một số bài tập cụ thể..
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Thuyết trình, đàm thoại. vấn đáp. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm, chia sẻ nhóm đội 
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, compa, êke
Sản phẩm: Viết đúng tập hợp tùy ý,viết được tập hợp theo 2 cách, sử dụng đúng kí hiệu , 
Nội dung
Sản phẩm
-GV giao nhiệm vụ cho các tổ làm bài thực hành 1,2,3 (SGK/tr8)
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Các tổ hoàn thành nhiệm vụ theo nội dung phân công của giáo viên.
-HS ghi chép bài sau khi giáo viên đánh giá chỉnh sửa sản phẩm
4.Luyện tập
Thực hành 1:
a.Tập hợp M gồm các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”:
M= {g; i; a; đ;n;h}
b.Khẳng định sau đúng hay sai?
aM: Đúng
oM:Sai
bM:Đúng
iM:Đúng
Thực hành 2:
a.Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập E = {0; 2; 4; 6;8}:
E=
b.Liệt kê các phần tử của tập hợp 
P =:
P={11; 12; 13; 14;15;16;17;18;19}
Thực hành 3:
a.Tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15:
A={8; 9;10; 11;12;13;14}
b.Kiểm tra các phần tử có thuộc tập A không:
10A; 13A; 16A; 19A
c.B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A:
B={8;10;12;14}
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về tập hợp để giải quyết vấn đề về các mặt hàng giảm giá.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Thuyết trình, đàm thoại. Vấn đáp. Đọc và nghiên cứu tài liệu. Kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm, chia sẻ nhóm, đội 
Phương tiện dạy học: Thước thẳng, SGK, phấn màu, compa, êke
Sản phẩm: Tìm được các mặt hàng giảm giá thỏa mãn yêu cầu bài toán
Nội dung
Sản phẩm
-GV cho học sinh quan sát hình trong SGK/8
-Hình ảnh cho các em biết nội dung gì?
-GV giao nhiệm vụ cho HS:
+Tính số tiền được giảm của từng sản phẩm
+Liệt kê các sản phẩm được giảm giá trên 12000đ/kg
+Viết tập hợp A gồm các sản phẩm được giảm giá trên 12000đ/kg
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
-HS tập trung quan sát hình SGK/8
-Đại diện nhóm trả lời
-Các nhóm hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao. Sau đó đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm.
-HS ghi chép bài sau khi giáo viên nhận xét , sửa sai.
5.Vận dụng:
Tập hợp A gồm các sản phẩm được giảm giá trên 12000đ/kg:
A={Xoài tượng; Cá chép;Gà}
*Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà các em học bài và hoàn thành các bài tập: 1,2,3,4 SGK/9
-Xem trước bài 2:Tập hợp số tự nhiên.Ghi số tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_1_so_tu_nh.doc