Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Tiết 1+2: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Tiết 1+2: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: HS biết cách đọc và viết một tập hợp, biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp, biết một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.

2. Về năng lực: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp, sử dụng được các cách mô tả (cách viết) một tập hợp; Tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập tại lớp; HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

3. Về phẩm chất: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực; Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá; Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp.

- HS: Đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu: HS thấy được khái niệm tập hợp gần gủi với đời sống hàng ngày.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh xung quanh hoặc tranh ảnh.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp các đồ vật trên bàn giáo viên”. và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

 

docx 3 trang huongdt93 06/06/2022 2410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Số tự nhiên - Tiết 1+2: Tập hợp. Phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2	
Bài 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 
Số học 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: HS biết cách đọc và viết một tập hợp, biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp, biết một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
2. Về năng lực: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp, sử dụng được các cách mô tả (cách viết) một tập hợp; Tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập tại lớp; HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Về phẩm chất: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực; Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá; Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS thấy được khái niệm tập hợp gần gủi với đời sống hàng ngày. 
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh xung quanh hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp các đồ vật trên bàn giáo viên”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Làm quen với tập hợp
a) Mục tiêu: Làm quen với tập hợp, hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. 
b) Nội dung: GV trình bày, HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK và yêu cầu HS viết vào vở: Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1; Tên các bạn trong tổ của em; Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân; GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần 
- Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình; Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và giải thích:
+ Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của tập hợp đó”. 
+ Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”.
1. Làm quen với tập hợp
- Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút
- Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn.
- Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Hoạt động 2.2: Các kí hiệu
a) Mục tiêu: HS biết viết và sử dụng chính xác các kí hiệu 
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7 và sử dụng kí hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc, không thuộc trong tập hợp đó.
- GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp còn lại và hoàn thành thực hành 1.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu; GV quan sát, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
- Báo cáo, thảo luận: HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.
-Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Các kí hiệu
a) Kiến thức trọng tâm (SGK)
b) Ví dụ: 
- Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.
 Ta viết B = {Lan, Mai,Ngọc,Hoa, Tuấn}
Lan 𝜖 𝐵, Huyền ∉ B
- Gọi X là tập hợp hai số thập phân 1,2 và 3,4
Ta viết X = {1,2;3,4}
c) Thực hành 1:
Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”
Ta viết M = {a, đ, i, g, h, n}
+ Khẳng định đúng: a 𝜖 𝑀, b ∉ 𝑀, i 𝜖 𝑀
+ Khẳng định sai: o 𝜖 𝑀
Hoạt động 2.3: Cách cho tập hợp
a) Mục tiêu: HS biết phân biệt và viết hai cách cho tập hợp.
b) Nội dung: HS quan sát và đọc SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và thực hiện bài thực hành 2 và 3.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu; GV quan sát, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
- Báo cáo, thảo luận: HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.
-Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Cách cho tập hợp.
a) Kiến thưc trọng tâm (SGK)
b) Ví dụ:
- Thực hành 2: 
a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}.
 - Tính chất đặc trưng của tập hợp E là: E gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. 
- Có thể viết E = {x|xlà số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10}. 
b) Cho tập hợp P= {x|x là số tự nhiên và 10<x< 20). 
Có thể viết tập hợp P theo cách liệt kê các phần tử như sau: 
P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19). 
- Thực hành 3: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15. 
a) A= {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14}. 
b) 10 ÎA, 13 Î A, 16 Ï A, 19 Ï A. 
c) Cách 1: B={x|xlà số tự nhiên chẵn thuộc tập hợp A}, với A={8, 9, 10, 11, 12, 13, 14}.
Cách 2: B={8, 10, 12, 14}. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố các khái niệm và cách viết liên quan đến tập hợp.
b) Nội dung: Bài tập 1, 2, 3,4 SGK
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS Hoạt động theo bàn và hoàn thành các bài tập; GV quan sát, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
- Báo cáo, thảo luận: HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.
-Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Bài 1: D = {x|xlà số tự nhiên và 5<x< 12},
D = {6; 7; 8; 9; 10; 11) và 5Î D, 7 Î D, 17 Ï D, 0 Ï D, 10 Ï D.
Bài 2. B= {x|xlà số tự nhiên lẻ và x> 30}. 
Các khẳng định đúng là a) và c); Các khẳng định sai là b) và d). 
Bài 3. H= {2; 4; 6; 8; 10) 
 H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11. 
M={0; 1; 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12;
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15. 13; 14}
P= {11; 13; 15; 17; 19; 21}
P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 22.
Bài 4. Tập hợp Tgồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm): 
T = {tháng 10, tháng 11 tháng 12}.
Phần tử có số ngày là 31 là tháng 10 và tháng 12.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức về tập hợp
b) Nội dung: 
-VD1: Dựa vào bảng quảng cáo của siêu thị (SGK) các em hãy viết tập hợp các sản phẩm giảm giá trên 12000 đồng mỗi ki-lô-gam; 
-VD2: Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 2021.
-VD3: Viết tập hợp X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á. 
c) Sản phẩm: Dự kiến kết quả của HS:
- VD1: A = {xoài, cá chép, gà}
- VD2: B = {x|x là số tự nhiên và x<2021}, 
- VD3: X={Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Singapore, Malaysia, Brunei, Philippines, Đông Timor}.
d) Tổ chức thực hiện: HS thực hiện tại nhà và nộp lại cho GV giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_1_so_tu_nh.docx