Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Nhận biết được thừa số, tích; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân ( dấu “ ” hoặc dấu “.”

 2. Năng lực

- Năng lực riêng: Sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép nhân ( a × b; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể). Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư ( nếu có) của một phép chia. Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán. Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => Độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.GV: Điện thoại thông minh có cài phần mềm Plickers và gán mã làm bài tập cho mỗi HS để có thể đánh giá nhanh chóng các kĩ năng của HS.

2.HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

 

doc 4 trang huongdt93 06/06/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2021
BÀI 5. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN 
Thời gian thực hiện: 02 tiết; Tiết theo PPCT: 05-06 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Nhận biết được thừa số, tích; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân ( dấu “ ” hoặc dấu “.”
	2. Năng lực 
- Năng lực riêng: Sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép nhân ( a × b; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể). Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư ( nếu có) của một phép chia. Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán. Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
	3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => Độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.GV: Điện thoại thông minh có cài phần mềm Plickers và gán mã làm bài tập cho mỗi HS để có thể đánh giá nhanh chóng các kĩ năng của HS.
2.HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*Tổ chức:
THỨ
NGÀY
TIẾT
LỚP
SĨ SỐ
TÊN HỌC SINH VẮNG
.....
..../....../2021
.....
6A1
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2021
.....
6A1
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2021
.....
6A2
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2021
.....
6A2
...../.....
.........................................................................
*Bài mới:
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP/MỞ ĐẦU: 
	a) Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng phép nhân, phép chia trong thực tế cuộc sống.
	b) Tổ chức thực hiện: 
GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Đặt vấn đề qua bài toán mở đầu hoặc một bài toán khác phù hợp với nội dung kiến thức “ Mẹ em mua một túi 10kg gạo ngon loại 20 nghìn đồng một kilogam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?”
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Thực hiện nhân: 10. 20 = 200
- Thực hiện phép chia: 200: 50 = 4
BÁO CÁO, THẢO LUẬN
KẾT LUẬN, NHẬN ĐỊNH
Gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Tính tổng số tiền mà mẹ phải trả cho 10kg gạo:
10. 20 = 200(Nghìn đồng)
Tính số từ tiền loại 50 nghìn đồng:
200: 50 = 4 (tờ)
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân, phép chia, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1 HOẠT ĐỘNG 2.1: PHÉP NHÂN TỰ NHIÊN
	a) Mục tiêu: Giúp HS nhớ, nhận biết lại và sử dụng được các thuật ngữ phép nhân: thừa số, tích. Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân. Củng cố phép đặt tính nhân và kĩ năng tính nhẩm. Giúp HS trải nghiệm dẫn đến nhận biết các tính chất quen thuộc của phép nhân. Giải quyết được bài toán thực tiễn. Giúp HS hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.
	b) Tổ chức thực hiện: 
GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
+ Cho HS phát biểu về khái niệm nhân hai số tự nhiên. Phân tích khái niệm, nêu thêm ví dụ và cho
Áp dụng để tính toán:
5 . 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20
16. 3 = 16 + 16 + 16 = 48
+ Cho HS đọc phần chú ý và phân tích.
+ Yêu cầu HS áp dụng làm Ví dụ 1.
(Gợi ý cách trình bày phép đặt tính nhân -> chữa và phân tích kĩ cách làm)
+ Yêu cầu HS làm Luyện tập 1
(GV lưu ý lại cho HS cách trình bày, khắc phục những sai sót của HS)
+ Áp dụng kiến thức làm Vận dụng 1 (Giải quyết bài toán thực tiễn).
+ Tổ chức HĐ nhóm. Chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm). Có thể sử dụng Plickers, mã làm bài.
+ Tổ chức lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một HĐ trong các HĐ sau và cử đại diện lên trình bày.
HĐ1: Cho a = 12 và b = 5. Tính a.b ; b.a và so sánh kết quả.
HĐ2: Tìm số tự nhiên c sao cho (3.2).5 = 3.(2.5)
HĐ3: Tính và so sánh 3 . (2 + 5) = 3 . 2 + 3 . 5
+ Đặt câu hỏi: Các kết quả cho thấy phép nhân có những tính chất nào? => Khái quát ( quy nạp ) tới ba tính chất của phép nhân.
+ Lưu ý cho HS trong phần Chú ý.
+ Cho HS hoàn thành kết quả tính toán sau ra nháp:
2 × 5 = 4 × 25 = 8 × 125 = 
=> Rút ra nhận xét khi tính các tích có chứa các cặp thừa số như thế ta nên nhóm chúng lại với nhau. 
 + Yêu cầu HS hoàn thành Ví dụ 2 vào phiếu BT. ( Có thể thêm các câu 10 × 25 = ; 32 × 25 = ..)
+ Yêu cầu HS làm Luyện tập 2 để củng cố kĩ năng tính nhẩm.
+ HS áp dụng kiến thức làm Vận dụng 2.
1. Phép cộng số tự nhiên
a. Nhân hai số tự nhiên
+ Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu a × b hoặc a.b
KH: a .b = a + a + ... + a ( b là số hạng)
VD: 5 . 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20
16. 3 = 16 + 16 + 16 = 48
Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số.
Chẳng hạn, a.b = ab ; 2.m = 2m
Ví dụ 1:
Luyện tập 1:
Vận dụng 1: Giải:
Bác Thiệp phải trả số tiền là:
350 × 250 = 87 500 ( đồng)
Đ/s: 87 500 đồng.
2. Tính chất của phép nhân
+ Giao hoán: ab = ba
+ Kết hợp: (ab)c = a(bc)
+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b+c) = ab + ac
* Chú ý:
a .1 = 1 . a =a
a . 0 = 0 . a = 0
Tích (ab)c hay a(bc) gọi là tích của ba số a, b, c và viết gọn là abc.
Ví dụ 2: 
24 . 25 = ( 6 . 4) . 25 = 6. ( 4. 25) = 6 × 100 = 600
Luyện tập 2:
125 . 8 001 . 8 = ( 125 . 8) . 8 001 
 = 1000 . 8 001 = 8 001 000
Vận dụng 2: Giải
Nhà trường cần dùng tất cả số bóng đèn LED là:
32 × 8 = 256 (bóng)
Nhà trường phải trả số tiền mua bóng đèn LED là:
256 × 96 = 24 576 (nghìn đồng)
Đáp số: 24 576 000 đồng.
BÁO CÁO, THẢO LUẬN
KẾT LUẬN, NHẬN ĐỊNH
+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2.2: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
	a) Mục tiêu: Ôn lại phép đặt tính chia giúp HS liên hệ đến các khái niệm. Củng cố phé đặt tính chia. Vận dụng thực tế. Giải quyết được bài toán mở đầu.
	b) Tổ chức thực hiện: 
GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
+ GV mời hai HS lên bảng, mỗi em thực hiện một phép đặt tính chia ( HĐ4) và trả lời câu hỏi của HĐ5.
( Các HS còn lại làm trong vở nháp)
HĐ4: Thực hiện các phép chia 196 : 7 và 215 : 18.
HĐ5: Trong hai phép chia trên, hãy chỉ ra phép chia hết và phép chia có dư. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết số bị chia, sô chia, thương và số dư ( nếu có).
+ GV nêu nhận xét về phép đặt tính và kết luận của HS về số bị chia, số chia, số dư.
+ GV phân tích quan hệ giữa các đại lượng: số bị chia, số chia, thương và số dư.
=> Chú ý: Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
+ GV phân tích Ví dụ 3 qua trình chiếu Slide và lưu ý cách đặt tính phép chia và khắc họa cho HS cách viết a : b = q ( dư r)
+ GV yêu cầu HS làm Luyện tập 3
( GV gợi ý HS có thể đặt tính. Nhắc HS trước khi đặt tính cần xem phép trừ có thực hiện được không).
+ GV phân tích và hướng dẫn Ví dụ 4
+ HS áp dụng kiến thức giải Vận dụng 3: Bài toán mở đầu.
2. Phép trừ số tự nhiên
+ Với hai số tự nhiên a, b đã cho, ( b 0) ta luôn tìm được q và r N sao cho a = bq + r, 
trong đó 0 r < b.
+ Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết a : b = q; 
a là số bị chia, q là thương.
+ Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư a: b = q 
(dư r); a là số bị chia, b là số chia, q là thương và r là số dư.
Ví dụ 3: 
=> 4847 : 131 = 37 ( dư 0)
=> 6580 : 157 = 35 ( dư 85)
Luyện tập 3
Ví dụ 4: Vì 487 : 45 = 10 ( dư 37) nên xếp đủ 10 xe thì còn thừa 37 người và phải dùng thêm 1 xe nữa để chở hàng hết những người này.
BÁO CÁO, THẢO LUẬN
KẾT LUẬN, NHẬN ĐỊNH
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Tổ chức thực hiện: 
 8 4 5
× 2 5 3
 2 5 3 5
 4 2 2 5
 4 4 7 8 5 
 2 7 3
× 4 7
 1 9 1 1
 1 0 9 2
 1 2 8 3 1 
 9 5 1
× 2 3
 2 8 5 3
 1 9 0 2
 2 1 8 7 3 
 1 3 5 6
× 1 2 5
 6 7 8 0
 2 7 1 2
 3 3 9 0 0 
Bài 1.23 :
a) b) 	 c) 	 d) 
Bài 1.25 :
a) 125 . 101 = 125 . ( 100 + 1) = 125 . 100 + 125 . 1
b) 21 . ( 50 – 1) = 21. 50 – 21 . 1= 1050 – 21 = 1029
Bài 1.27 :
a)	b)
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bài 1.26 : HD : 50 × 11 × 4 = 2 200 ( chỗ ngồi). Vậy trường có thể nhận nhiều nhất 2 200 HS để tất cả các em đều có chỗ ngồi học.
Bài 1.29 : HD : Ta có 997 : 5 = 199 ( dư 2). Vậy xếp 995 HS vào 199 ghế, mỗi ghế 5 em ; 2 em còn lại xếp vào ghế thứ 200.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
Stt
Họ và tên HS
Lớp
Đánh giá, nhận xét
1
2
3
4
5
6

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_5.doc