Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên.- Nhận biết được các tính chất của phép nhân số nguyên.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Thực hiện được phép nhân số nguyên.

+ Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính hợp lí.

+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn sử dụng các phép tính cộng, trừ, và nhân số nguyên

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.

2. HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK

 

docx 6 trang huongdt93 04/06/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 27/10/2021
Ngày thực hiện: 6B: .................................; 6C: ......................................
TIẾT 37
BÀI 16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN
(Số tiết: 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên.- Nhận biết được các tính chất của phép nhân số nguyên.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện được phép nhân số nguyên.
+ Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính hợp lí.
+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn sử dụng các phép tính cộng, trừ, và nhân số nguyên
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.
2. HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 6B: .........................................; 6C: ..................................................
2. Kiểm tra: Nêu quy tắc bỏ dấu ngoặc? 
3. Hoạt động dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
+ Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng phép nhân số nguyên. 
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
b. Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu “ Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi -15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã tri tất cả bao nhiêu tiền?”
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
Kết luận, nhận định: Bài toán mở đầu dẫn đến phép nhân số nguyên âm -15 000 . 3 .Để biết cách tính kết quả chính xác của bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân số nguyên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên khác dấu
a. Mục tiêu: 
+ HS nhớ lại định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên.
+ Tìm hiểu cách nhân hai số khác dấu bằng cách đưa về phép cộng.
+ Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số trái dấu.
+ Giải được bài toán mở đầu.
Chuyển giao nhiệm vụ:
Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV nhắc lại và ghi lên bảng nhân hai số tự nhiên: a.b = b.a = a + a+... + a (b số hạng a) 
VD:
2 . 3 = 2 + 2 + 2 = 6
GV phân tích có thể làm tương tự đối với phép nhân hai số nguyên khác dấu.
+ GV cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1; HĐ2.
+ GV chữa, và phân tích lại trên bảng cho HS .
+ GV dẫn dắt, đi đến quy tắc nhân hai số trái dấu trong hộp kiến thức. 
+ GV cho 1 số HS đọc lại quy tắc.
+ GV giảng, phân tích mẫu cho HS Ví dụ 1 để HS hình dung cách làm.
+ GV lưu ý nhấn mạnh, khắc sâu cho HS : Tích hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.
+ GV yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày Luyện tập 1 , dưới lớp trình bày vở.
+ HS trao đổi thảo luận hoàn thành Vận dụng 1 giải bài toán mở đầu.
Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Báo cáo, thảo luận: 
+HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
Kết luận, nhận định: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
1. Nhân hai số nguyên khác dấu
+ HĐ1: 
(-11).3= (-11) +(-11) +(-11) = -33
- ( 11.3) = - ( 11 + 11 + 11) = -33
 => -11.3 = - ( 11.3)
+ HĐ2: Dự đoán
5. (-7) = -35
(-6).8 = -48
* Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.
Nếu m, n ∈ N* thì m. (-n) = (-n).m= -(m.n)
Ví dụ 1:
a) 25 . (-4) = -(25.4) = -100
b) (-10).11 = -(10.11) = -110
Luyện tập 1:
1. 
a) (-12).12 = -144
b) 137 . (-15) = -2 055
2.
 5.(-12) = -60
Vận dụng 1:
Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả số tiền là:
-15 000 . 3 = -45 000 ( đồng
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên cùng dấu
a. Mục tiêu: 
+ Tìm hiểu cách nhân hai số nguyên âm
+ Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số âm.
+ Khắc sâu quy luật về dấu của một tích hai số.
b. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS lần lượt thực hiện hai HĐ: HĐ3, HĐ4.
HĐ3: Quan sát ba dòng đầu và nhận xét dấu của tích mỗi khi đổi dấu của một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại.
HĐ4: Dựa vào nhận xét ở HĐ3, dự đoán kết quả của (-3) . (-7).
+ GV hướng dẫn, nhấn mạnh sự đổi dấu của tích hai số, mỗi khi đổi dấu chỉ một trong hai thừa số của nó. 
+ GV phân tích và rút ra quy tắc nhân hai số nguyên âm.
+ GV phân tích và giảng mẫu cho HS Ví dụ 2 
+ GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức hoàn thành Luyện tập 2. ( 2HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào vở)
+ GV nêu chú ý và cho HS đọc phần Chú ý trong SGK (tr71).
+ GV hướng dẫn HS tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm phần Thử thách nhỏ.
Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên âm
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu
+ HĐ3:
Nhận xét: Khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại thì tích cũng đổi dấu.
+ HĐ4: Dự đoán:
(-3).(-7) = 21
* Quy tắc nhân hai số nguyên âm:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phân số tự nhiên của hai số đó với nhau.
Nếu m, n ∈ N* thì (-m).(-n) = (-n).(-m) = m.n
Ví dụ 2:
(-10). (-15) = 10.15 = 150
Luyện tập 2:
a) (-12) .(-12) = 12. 12 = 144
b) (-137). (-15) = 137.15 = 2 055
* Chú ý: Tích của một số nguyên với 0 luôn bằng 0
a.0 = 0.a = 0
Thử thách nhỏ:
-1
-1
1
1
1
-1
1
-1
1
-1
Hoạt động 3: Tính chất của phép nhân
a. Mục tiêu: 
+ Nhắc lại các tính chất của phép nhân số nguyên, tương tự đối với nhân số tự nhiên.
+ Vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán.
+ Luyện kĩ năng xác định dấu và tính tích của nhiều thừa số, tính nhẩm và nâng cao kĩ năng giải toán.
b. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Tính và so sánh giá trị của a.b và b.a biết a = -3, b =7
Tính và so sánh giá trị của a.(b.c) và (a.b).c biết a = 2; b = -4; c = -5.
Tính a.(b+c) và ab+ac khi a = -2, b =14, c = -4 ( phần ?)
Sau mỗi hoạt động GV dẫn dắt, phân tích rút ra tính chất của phép nhân số nguyên.
+ GV nhấn mạnh tính chất của phép nhân số nguyên cũng tương tự như các tính chất của phép nhân số tự nhiên và tổng hợp các tính chất như trong hộp kiến thức.
+ GV nêu chú ý và tích của nhiều số nguyên cũng tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.
+ GV phân tích mẫu cách làm ý a) của Ví dụ 3 để HS hiểu rõ cách làm và cho 1 HS trình bày ý b).
+ GV hướng dẫn và cho 2 HS lên bảng trình bày Luyện tập 3 ( dưới lớp làm vở).
+ GV khắc sâu kiến thức cho HS: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a(b-c) = ab -ac
Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ HS khác nhận xét, bổ sung. 
Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Các tính chất của phép nhân.
3. Tính chất của phép nhân
+ a.b = (-3).7 = -21
 b.a = 7. (-3) = -21
=> a.b = b.a
+ a.(b.c) = 2. [(-4).(-5)] = 2.20=40
 (a.b).c = [2.(-4)].(-5) = 40
=> a.(b.c) = (a.b).c
+ a. (b+c) = (-2).(14-4) = (-2).10 = -20
+ ab+ac = (-2).14 + (-2).(-4) = -28 +8 = -20
=> Phép nhân số nguyên có các tính chất:
+Giao hoán: a.b =b.a
+Kết hợp: a.(b.c) = (a.b).c
+Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b+c)= a.b + a.c
Chú ý: Tích của nhiều số nguyên cũng được hiểu tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.
Ví dụ 3:
a) (-25).(-17).4 = (-25).4.(-17) = (-100) .(-17) =1700
b) (-2).(150+14) = (-2).150+ (-2).14 = (-300)+(-28) = -328
Luyện tập 3:
1. a) P = 3.(-4).5.(-6) =(-12).(-30)=360
b) Tích P sẽ không thay đổi nếu đổi dấu tất cả các thừa số.
2.
 4. (-39) – 4..(-14) = 4.(-39+14) = 4 . (-25) = -100
3.3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b. Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 3.32 sgk/72
Thực hiện nhiệm vụ : HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Báo cáo, thảo luận : HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
Bài 3.32 :
a) 24.(-25) = - (24.25) = -600
b) (-15).12 = - (15.12) = - 180
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
3.4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức áp dụng vào các bài toán thực tế
b. Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 3.37 sgk/72
Thực hiện nhiệm vụ : HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Báo cáo, thảo luận : HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
Bài 3.37 : 
a) (-8).72+8.9 – (-8) = -8.(72+19-1) = (-8).90 =-720 
b) (-27).1 011 -27 .(-12) + 27.(-1) = 27. (-1 011) +27.12 + 27. (-1) = 27.(-1011 +12 -1) = 27. (-1000) = -27000
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài : Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, tính chất của phép nhân. 
- Làm các bài tập : 3.33, 3.35 , 3.38 sgk/72
- Đọc trước bài : Quy tắc dấu ngoặc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.docx