Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Tứ tự trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Tứ tự trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2022-2023

- Nhận biết được tia số.

- Nhận biết được thứ tự của các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.

- Biểu diễn được số tự nhiên cho trước trên tia số.

- So sánh được hai số tự nhiên nếu cho hai số viết trong hệ thập phân, hoặc cho điểm biểu diễn của hai số trên cùng một tia số.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2561
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Tứ tự trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2022
Ngày dạy:
Tiết theo KHDH: 3
BÀI 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được tia số.
- Nhận biết được thứ tự của các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.
- Biểu diễn được số tự nhiên cho trước trên tia số.
- So sánh được hai số tự nhiên nếu cho hai số viết trong hệ thập phân, hoặc cho điểm biểu diễn của hai số trên cùng một tia số. 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được tia số và thứ tự các số tự nhiên trên tia số.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để biểu diễn số tự nhiên trên tia số và so sánh hai số tự nhiên.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại về tập hợp số tự nhiên đã học ở bài 1.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhắc lại kiến thức về tập hợp số tự nhiên.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV chọn 1 HS trả lời.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời của HS. 
GV đặt vấn đề vào bài mới: GV chiếu hình ảnh người dân xếp hàng đi mua vé xem bóng đá
Mỗi khi có trận bóng đá hay, người dân lại xếp hàng dài chờ mua vé. Nhìn dòng người xếp hàng một, rất dài. Bạn Hà tự hỏi: Dòng người xếp hàng ấy và dãy số tự nhiên đang học có giống nhau không?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV trích dẫn lời của anh Pi: Tia số là hình ảnh trực quan giúp chúng ta tìm hiểu về thứ tự của các số tự nhiên.
GV giới thiệu về điểm trên tia số.
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ 1, 2, 3 (SGK trang 13)
- Yêu cầu học sinh đọc kết luận và chú ý trong SGK.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS thực hiện các HĐ 1, 2, 3 và sau mỗi HĐ rút ra kết luận về thứ tự của các số tự nhiên.
- HS đọc kết luận và chú ý.
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- Với mỗi HĐ, GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gọi 3 HS trả lời.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV chính xác hóa kết quả của các HĐ.
- GV nêu lại kết luận về thứ tự của các số tự nhiên như SGK trang 13, yêu cầu vài HS đọc lại.
- GV nêu chú ý trong SGK trang 13.
1. Thứ tự của các số tự nhiên
a) Bài toán
Trên tia số, điểm biểu diễn số tự nhiên gọi là điểm .
HĐ 1: 
Điểm nằm bên trái điểm .
Điểm nằm bên phải điểm .
HĐ 2:
Điểm nằm ngay bên trái điểm .
Điểm nằm ngay bên phải điểm .
HĐ 3:
Điểm nằm bên trái điểm .
b) Kết luận
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số nhỏ hơn số thì trên tia số nằm ngang điểm nằm bên trái điểm . Khi đó ta viết hoặc . Ta còn nói điểm nằm trước điểm hoặc điểm nằm sau điểm .
+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau.
+ Nếu và thì (tính chất bắc cầu)
c) Chú ý
+ Số không có số tự nhiên liền trước và là số tự nhiên nhỏ nhất.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Hoạt động cá nhân làm bài luyện tập SGK trang 14.
- Hoạt động theo cặp làm bài tập vận dụng SGK trang 14.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu 1 lên bảng làm phần a của bài luyện tập và giải thích.
- GV yêu cầu 1 HS phát biểu phần b của bài luyện tập.
- GV yêu cầu 1 lên bảng trình bày bài tập vận dụng.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
- Qua phần vận dụng, GV khắc sâu tính chất bắc cầu
d) Áp dụng
*) Luyện tập (SGK trang 14) 
a) nên 
b) Trên tia số, điểm nằm trước điểm .
*) Vận dụng
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn số tiền thu được vào buổi tối.
Hoạt động 2.2: Các kí hiệu và (12 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập : 
- Đọc nội dung trong SGK trang 14.
- Làm bài phần câu hỏi SGK trang 14.
* HS thực hiện nhiệm vụ :
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận : 
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc bài
- HS chú ý lắng nghe GV giải thích thêm qua ví dụ.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài phần câu hỏi.
- HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa kết quả của phần câu hỏi.
2. Các kí hiệu và 
+ Ta còn dùng kí hiệu (đọc là a nhỏ hơn hoặc bằng b) để nói hoặc 
+ Tương tự, kí hiệu (đọc là a lớn hơn hoặc bằng b) có nghĩa là hoặc 
+ Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu và thì 
Ví dụ
 ? (SGK 14)
 ; ; 
 ; 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Làm các bài tập: 1.38 và 1.43 SGK trang 14.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận 
- GV yêu cầu lần lượt 3 HS làm 3 bài tập.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
3. Luyện tập
Bài tập 1.13 SGK trang 14
Bài tập 1.14 SGK trang 14
Bài tập 1.15 SGK trang 14
a) 
b) 
c) 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)
8 Giao nhiệm vụ 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và suy nghĩ làm bài tập 1.16 SGK trang 14.
8 Giao nhiệm vụ 2 
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Chuẩn bị giờ sau: các em hãy ôn lại thứ tự thực hiện các phép tính đã học ở Tiểu học và đọc trước nội dung bài 4 – Phép cộng và phép trừ số tự nhiên SGK trang 15.
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
Rút kinh nghiệm:
 .
 Duyệt ngày : 5/9/2022
 TT
 Nguyễn Văn Lâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_tiet_3_bai_3_tu_tu_tron.docx