Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 43-45: Phép cộng sô nguyên

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 43-45: Phép cộng sô nguyên

Mô tả chủ đề:

1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: Chủ đề được thực hiện trong 3 tiết học

2. Mục tiêu chủ đề:

 * Kiến thức:

 - Nắm được quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.

 - Nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

 - Nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng hai số nguyên: Giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

* Kỹ năng:

 - Sử dụng thành thạo qui tắc trên để cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

 - Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và hợp lí.

 - Biết vận dụng và tính đúng nhiều tổng số nguyên.

* Thái độ: Thông qua bài học, học sinh được rèn tính cẩn thận, chính xác cùng ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

* Định hướng phát triển năng lực: Học sinh được phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học, năng lực sáng tạo và năng lực tìm kiếm thông tin.

3. Phương tiện:

- Máy chiếu.

- Phiếu học tập

4. Các nội dung chính của chủ đề: Dự kiến theo tiết

Tiết 1:

1. Cộng hai số nguyên dương

 2. Cộng hai số nguyên âm

Tiết 2: 1. Ví dụ mở đầu

 2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Tiết 3: Luyện tập

 

doc 9 trang tuelam477 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 43-45: Phép cộng sô nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ MÔN HỌC : Tiết 43,44,45
“Phép cộng số nguyên - Môn toán lớp 6 ”
BƯỚC 1. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
I. Xác định tên chủ đề: Phép cộng số nguyên
II. Mô tả chủ đề:
1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: Chủ đề được thực hiện trong 3 tiết học 
2. Mục tiêu chủ đề:
 * Kiến thức: 
	- Nắm được quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. 
	- Nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
	- Nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng hai số nguyên: Giao hoán, kết hợp, cộng 	với 0, cộng với số đối. 
* Kỹ năng: 
	- Sử dụng thành thạo qui tắc trên để cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
	- Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và hợp lí. 
 	- Biết vận dụng và tính đúng nhiều tổng số nguyên.
* Thái độ: Thông qua bài học, học sinh được rèn tính cẩn thận, chính xác cùng ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
* Định hướng phát triển năng lực: Học sinh được phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học, năng lực sáng tạo và năng lực tìm kiếm thông tin.
3. Phương tiện: 
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập
4. Các nội dung chính của chủ đề: Dự kiến theo tiết
Tiết 1:
1. Cộng hai số nguyên dương
 	2. Cộng hai số nguyên âm
Tiết 2: 	1. Ví dụ mở đầu
	2. Cộng hai số nguyên khác dấu
Tiết 3: 	Luyện tập
BƯỚC 2: BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP
TT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng hai số nguyên cùng dấu
Nắm được quy tác cộng hai số nguyên cùng dấu
Biết cộng hai số nguyên cùng dấu
Thực hiện phép cộng các số nguyên trong thực tế
Câu hỏi /bài tập
Tiết 1
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Định hướng năng lực
1
- Em hãy cho biết (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
Nhận biết
 Năng lực giải quyết vấn đề.
2
(+5) + (+2)
 Thông hiểu
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
3
 Minh họa phép cộng trên qua trục số như hình vẽ 44/74 SGK
 Thông hiểu
Năng lực tự học
4
Trong thực tế số nguyên biểu diễn các đại lượng như thế nào ?
Thông hiểu
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm
5
Ta có thể biểu thị nhiệt độ giảm 20C bằng số nguyên nào ?
Thông hiểu
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề 
6
Làm ?1
Thông hiểu
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán
7
Dùng trục số tính – 4 + (- 5) = ?
Nhận biết
Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề
8
Qua hai ví dụ trên cho biết để tính tổng – 4 + (- 5) ta có thể đưa về tính tổng các số nào và thêm dấu gì ?
Vận dụng
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm
9
Để cộng hai số nguyên âm ta cộng như thế nào ?
 Thông hiểu
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
10
Làm ?2
Vận dụng
Năng lực giải quyết vấn đề
11
Bài 23
Thông hiểu
Năng lực tự học
12
Bài 24
Vận dụng
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
Tiết 2
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Định hướng năng lực
1
?1
 Thông hiểu
Năng lực tính toán.
2
?2
Thông hiểu
Năng lực giải quyết vấn đề.
3
Yêu cầu học sinh phát biểu lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Nhận biết
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm và năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4
Yêu cầu học sinh cho ví dụ về phép cộng hai số nguyên khác dấu và không đối nhau ; nêu rõ từng bước thực hiện quy tắc.
Thông hiểu
Năng lực tự học và năng lực sử dụng ngôn ngữ.
5
Làm ?3
Vận dụng cao
Năng lực tự học, năng lực tính toán
6
Bài 27/sgk(76)
Vận dụng
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
Tiết 3
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Định hướng năng lực
1
Nhận biết
 Năng lực giải quyết vấn đề.
2
Bài tập 31,32
 Thông hiểu
Năng lực giải quyết vấn đề
3
 Bài tập 33,34
 Thông hiểu
Năng lực tự học
4
 Bài tập 35
Vận dung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm
BƯỚC 3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động 1. Khởi động
GV đưa ra tình huống: Nhiệt độ Mat – xcơ - va vào buổi trưa là - 6 0 C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là bao nhiêu độ C, biết nhiệt độ giảm – 2 0 C so với buổi trưa.
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
HĐ của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2.1. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN DƯƠNG 
GV: Các số như thế nào gọi là số nguyên dương?
HS: Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
GV: Từ đó cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
- Từ đó em hãy cho biết (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
HS: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
GV: Minh họa phép cộng trên qua trục số như hình vẽ 44/74 SGK
Vậy: (4) + (+2) = + 6
♦ Củng cố: (+5) + (+2)
1. Cộng hai số nguyên dương
- cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên.
· Ví dụ. 
 (+ 6) + (+ 2) = + 8 hay 6 + 2 = 8
Hoạt động 2.2. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN ÂM 
- GV: Trong thực tế số nguyên biểu diễn các đại lượng như thế nào ?
- GV: Đưa bài tập: Nhiệt độ Mat – xcơ - va vào buổi trưa là - 60 C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là bao nhiêu độ C, biết nhiệt độ giảm – 20 C so với buổi trưa.
- GV: Ta có thể biểu thị nhiệt độ giảm 20C bằng số nguyên nào ?
- GV: Khi ấy ta có thể nói nhiệt độ tăng bao nhiêu độ C ?
- GV: Vì vậy nhiệt độ buổi chiều cùng ngày tính như thế nào ?
- GV: Dùng trục số minh hoạ phép cộng trên, yêu cầu học sinh lên bảng thực hành thao tác mẫu.
- GV: Bắt đầu đặt con chạy ở vị trí nào ? Sau đó di chuyển con chạy về chiều nào, bao nhiêu đơn vị ? Lúc này con chạy ở điểm nào ? 
- GV: Sau đó di chuyển con chạy như thế nào để cộng thêm với – 2 ? Con chạy ở vị trí nào ? Vậy nhiệt độ buổi chiều là bao nhiêu ?
- GV: Do đó (- 6) + (- 2) = ?
- Hoạt động nhóm: Làm ?1
- GV: Dùng trục số tính – 4 + (- 5) = ?
- GV: Cho học sinh dùng trục số tính và hoạt động theo nhóm. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày cách cộng, dưới lớp nhận xét bài của bạn.
- GV: Tính ?
- GV: Nhận xét hai kết quả trên ?
- GV: Tương tự (- 6) + (- 2) = - 8; 6 + 2 = 8 ta có nhận xét gì về hai kết quả trên ?
- GV: Qua hai ví dụ trên cho biết để tính tổng – 4 + (- 5) ta có thể đưa về tính tổng các số nào và thêm dấu gì ?
- GV: Tương tự với phép cộng (- 6) + (- 2) ?
- GV: Ta nhận thấy 4; 5 là gì của - 4 và - 5 ?
6; 2 là gì của -6 và - 2 ?
- GV: Để cộng hai số nguyên âm ta cộng như thế nào ?
- HS: Làm ?2(Hoạt động cặp đôi)
2. Cộng hai số nguyên âm
· Ví dụ.
 - 6 + (- 2) = - 8
 - 4 + (- 5) = - 9
?1
a) (- 4) + (- 5) = -9
b) ê- 4 ê + ê- 4 ê= 9
· Quy tắc. (sgk/74)
?2
 + 37 + (+ 81) = + 118
(- 23) + (- 9) = - (23 + 17) = - 40
Hoạt động 2. 3: Luyện tập 
- GV: Giao đề bài 23 trên bảng.
- Hoạt động cá nhân: Thực hiện trên bảng.
- GV: Nhận xét kết quả và cách trình bày? 
- GV: Giao đề bài 24 sgk trên bảng.
- HS: Thực hiện trên bảng.
- GV: Nhận xét kết quả và cách trình bày? 
- GV: Đưa bài tập: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống cho thích hợp:
Câu
Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên âm 
Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Tổng hai số nguyên âm bằng tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Tổng hai số nguyên âm bằng số đối tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng.
· Bài 23. (sgk/74)
a) 2763 + 152 = 2915
b) (- 17) + (- 14) = - 31
c) (- 35) + (- 9) = - 44
· Bài 24. (sgk/74)
a) – 5 + - 248 = - 253
b) 17 + ê- 33 ê = 17 + 33 = 50
c) ê- 33ê + ê+ 15 ê = 37 + 15 = 52
 Tiết 2 
Hoạt động 2.4. XÉT VÍ DỤ MỞ ĐẦU 
- GV đưa bài tập trên màn hình
- HS đọc yêu cẩu của ví dụ.
GV: Em hiểu nhiệt độ giảm có nghĩa là nhiệt độ tăng bao biêu ?
1. Ví dụ 1
?1
(- 3) + (+ 3) = 0 và (+ 3) + (- 3) = 0
?2
a) 3 + (- 6) = -3
 - = 3
b) (- 2) + (+ 4) = 2
 - = 2
Hoạt động 2.5. QUI TẮC CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
- GV: Nhấn mạnh
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Trường hợp hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta thực hiện ba bước:
1) Lấy giá trị tuyệt đối của hai số.
2) Lấy số lớn trừ đi số nhỏ.
3) Chọn dấu của tổng chính là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
- GV: Yêu cầu học sinh phát biểu lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu bằng một cách khác.
- GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về phép cộng hai số nguyên khác dấu và không đối nhau ; nêu rõ từng bước thực hiện quy tắc.
- GV: Chú ý cho học sinh cách viết các số nguyên âm.
- Hoạt động cá nhân : Làm ?3
- Thực hiện trên bảng và giải thích.
2. Quy tắc
· Quy tắc. (sgk/76)
· Ví dụ.
	- 38 + 27 = -(38-27) = - 11
	273 + (- 123) =( 273-123) = 150
Hoạt động 2.6. Luyện tập
- GV: Cho học sinh lên bảng làm bài 27 sgk
- HS: Thực hiện trên bảng.
- GV: Nhận xét và chốt lại các kết quả.
- (Hoạt động cặp đôi)Đưa bài 2 ghi nội dung bài tập : Xác định phép tính nào đúng, phép tính nào sai, nếu sai hãy sửa lại.
(+7) + (- 3) = (+ 4) (+ 2) + (- 2) = 0
- 4 + (+ 7) = - 3 - 5 + (+ 8) = - 3
· Bài 27. (sgk/76)
26 + (- 6) = 20 
- 75 + 50 = - 25
80 + (- 220) = - 140
 Hoạt động 3. Luyện tập 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 3.1. Dạng toán. Cộng hai số nguyên 
* Làm bài 31:
Hoạt động cá nhân
- HS tìm hiểu đề bài trong SBT
- GV viết đề bài phần a lên bảng
- HS nêu hướng giải quyết
- GV tham gia góp ý và chốt cách giải quyết, hướng dẫn trình bày lời giải 
* Làm bài 32:
- GV: Giao đề bài tập 2 trên bảng.
- HS: 4 học sinh lên bảng chữa bài. 
- GV: Nhận xét ?
- GV: Chốt lại các kết quả.
- GV: Hãy nhắc lại các qui tắc: 
+ Cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu ?
+ Qui tắc lấy giá trị tuyệt đối ?
+ Qui tắc cộng hai số đối nhau ?
Dạng toán. Cộng hai số nguyên
· Bài 1. Tính
- 50 + (- 20) = - 70; 
- 26 + (- 64) = - 90
- 367 + (- 133) = - 500
· Bài 2. Tính
143 + (- 43) = 100 
0 + (- 36) = - 36 
237 + (- 237) = 0
207 + ( - 317) = - 110
Hoạt động 3.2. Dạng toán. Bài toán đưa về phép cộng hai số nguyên 
* Làm bài 3:
Hoạt động cặp đôi
- HS tìm hiểu đề bài trong SGK
- HS trình bày cách làm
- GV: Tổ chức học sinh tranh luận về cách làm 
* Làm bài 4:
Hoạt động cá nhân
- HS tìm hiểu đề bài trong SBT
- GV viết đề bài phần a lên bảng
- HS nêu hướng giải quyết
- GV tham gia góp ý và chốt cách giải quyết, hướng dẫn trình bày lời giải 
Dạng toán. Bài toán đưa về phép cộng hai số nguyên
· Bài 3: (Bài 34/sgk/77). Tính giá trị biểu thức
a) x + (- 16) biết x = - 4
ta có x + (- 16) = - 4 + (- 16) = - 20
b) (- 102) + y biết y = 2
ta có (- 102) + y = (- 102) + 2 = - 100
· Bài 4. So sánh rút ra nhận xét
a) 123 + (- 3) = 120 < 123
b) - 55 + (- 15) = - 70 < - 55
c) - 97 + 7 = - 90 > - 97
Hoạt động 3.3. Dạng toán: Tìm x : 
* Làm bài 5:
Hoạt động nhóm
- Sử dụng phiếu học tập in nội dung bài tập 
- Các nhóm thảo luận thực hiện
- Các nhóm hoán vị vòng quanh bài làm và nhận xét đánh giá kết quả.
- GV đưa đáp án và hướng dẫn đánh giá bằng điểm.
Dạng toán. Tìm x
· Bài 5.
a) x + (- 3) = - 11
Þ x = - 8 vì - 8 + (- 3) = - 11
b) - 5 + x = 15
Þ x = 20 vì - 5 + 20 = 15
c) x + (- 12) = 2
Þx = 14 vì 14 + (- 12) = 2
d) 
Þ x = - 13 vì 3 + ( - 13) = - 10.
 Hoạt động 4. Vận dụng 
Bằng cách vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên để thực hiện bài toán có nội dung thực tiễn, tìm câu trả lời cho bài toán sau đây. 
Bài tập vận dụng (Hoạt động cá nhân) 
 Bài tập 1( số 35/77 /skg) 
2) Chiếc diều của bạn Minh bay cao 15m(so với mặt đất). Sau một lúc, độ cao của chiếc diều tăng 2m, sau đó lại giảm 3m. Hỏi chiếc diều có độ cao bao nhiêu(so với mặt đất) sau hai lần thay đổi ?
 Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 
ĐỀ KIỂM TRA 
CHỦ ĐỀ: “Cộng hai số nguyên”
Thời lượng làm bài: 15 phút
Bài 1. Thực hiện phép tính
234 + 145	b) (- 23) + (-56)
18 + ( - 35)	d) + 13
Bài 2. Tính nhanh
Tính tổng tất các các số nguyên , biết -10 < x < 10
318 + 
	ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Bài
Nội dung làm được
Điểm
1
234 + 145	 = 379	
(- 23) + (-56) = - 79
18 + ( - 35) = - 17	
+ 13 = 24 + 13 = 37
1,5
1,5
1,5
1,5
2
Tính tổng tất các các số nguyên , biết -10 < x < 10
318 + = 30
2
2
BƯỚC 4. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ DỰ GIỜ
BƯỚC 5. PHÂN TÍCH RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Thảo luận rút kinh nghiệm bài học: 
Trong tiết học hoạt động nào hiệu quả, chưa hiệu quả; Học sinh nào hứng thú, học sinh nào không hứng thú? 
Học sinh nào khó khăn trong học tập, mức độ học sinh lĩnh hội kiến thức ra sao, tìm ra các nguyên nhân, từ đó phân tích về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy đưa ra đã phù hợp chưa, ưu điểm, hạn chế gì, đề xuất cách khắc phục?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_tiet_43_45_phep_cong_so_nguyen.doc