Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 3+4
- Năng lực riêng:
+ Vận dụng được tính chất chia hết của một tổng để giải bài toán và giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 3+4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết PPCT: 9 Phân môn: Số và Đại số BÀI 6: CHIA HẾT VÀ CHIA CÓ DƯ. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Nhận biết: + Phép chia hết, phép chia có dư trong tập hợp số tự nhiên. + Tính chia hết của một tổng . - Hiểu và biết cách sử dụng các kí hiệu "⋮” , “” 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được tính chất chia hết của một tổng để giải bài toán và giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, giáo án. 2 - HS : Đồ dùng học tập; Ôn lại phép chia hết, phép chia có dư. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt tình huống: “Có thể chia đều 7 quyển vở cho 3 bạn được không?”. + GV cho HS suy nghĩ và thực hành chia cho cả lớp cùng quan sát. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe , trao đổi và dự đoán trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết ta có thể chia đều số vở đó cho 3 bạn được không? Tại sao? Cách chia như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Chia hết và chia có dư a) Mục tiêu: + Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu “⋮” ; “” + Biết cách xác định quan hệ chia hết, chia có dư trong trường hợp đã cho. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc đề HĐKP1, suy nghĩ và hoàn thành. - GV gợi ý HS thực hiện phép chia 15 : 3 và 7 : 3. - GV dẫn dắt để HS rút ra nhận xét như trong SGK. - GV phân tích cho HS hiểu rõ và yêu cầu HS đọc hiểu kiến thức trọng tâm trình bày trong SGK. - GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và lưu ý HS : Số dư phải nhỏ hơn số chia. ( 0 ≤ r < b). - Gv yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi Thực hành 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính. 1. Chia hết và chia có dư HĐKP1: - Vì 15 ⋮ 3 => Có thể chia đều 15 quyển vở cho 3 bạn. Mỗi bạn được 5 quyển vở. - Vì 7 : 3 = 2 dư 1 => 7 3 => Không thể chia đều 7 quyển vở cho 3 bạn. * Kiến thức trọng tâm: Cho a, b ∈ N ( b≠ 0). Ta luôn tìm được đúng hai số q, r ∈ N : a = b.q + r ( 0 ≤ r < b) ( q, r lần lượt là thương và số dư trong phép chia a cho b.) + Nếu r = 0 tức a = b . q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b và ta có phép chia hết a : b = q. + Nếu r ≠ 0, ta nói a không chia hết cho b, kí hiệu a b và ta có phép chia có dư. Thực hành 1: a) 255 : 3 = 85 ( dư 0) 157 : 3 = 52 dư 1. 5105 : 3 = 1701 dư 2. b) Ta có 17 = 4 . 4 + 1 Ta thấy 17 bạn vào cho 4 xe taxi sẽ dư ra 1 người. Vậy không thể sắp xếp cho 17 bạn vào 4 xe taxi. Hoạt động 2: Tính chất chia hết của một tổng a) Mục tiêu: + HS hình thành tính chất chia hết của một tổng. b) Nội dung: HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu c) Sản phẩm: Hs nắm vững kiến thức, kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi HĐKP2. - GV cho HS rút ra nhận xét, GV khái quát thành Tích chất 1 và cho HS ghi vào vở. - GV phân tích cho HS Ví dụ 1 để HS hiểu và nắm được cách trình bày. - GV lưu ý cho HS: + Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu: (a ≥ b) Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮ n. + Tính chất 1 có thể mở rộng cho một tổng có nhiều số hạng: Nếu a ⋮ n và b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a+b+c) ⋮ n. Trong một tổng, nếu mọi số hạng đều chia hết cho cùng một số thì tổng cũng chia hết cho số đó. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi hoàn thành HĐKP3. - GV cho HS rút ra nhận xét, GV khái quát thành Tích chất 2 và cho HS ghi vào vở. - GV lưu ý cho HS: + Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu (a > b) Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮̸ n. Nếu a ⋮ n và b ⋮̸ n thì ( a-b) ⋮̸ n. + Tính chất 2 có thể mở rộng cho một tổng nhiều số hạng: Nếu a ⋮̸ n, b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a + b + c) ⋮̸ n. Nếu trong một tổng chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho một số, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó. - GV phân tích cho HS Ví dụ 2 để HS hiểu rõ lưu ý. - GV yêu cầu HS hoạt động, suy nghĩ và thảo luận nhóm hoàn thành Thực hành 2. - GV yêu cầu HS hoàn thành Vận dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 2. Tính chất chia hết của một tổng. HĐKP2: - Hai số chia hết cho 11 là: 22 và 33. Ta có 22 + 33 = 55 ⋮ 11 - Hai số chia hết cho 13 là: 26 và 39 Ta có 26 + 39 = 65 ⋮ 13 Tính chất 1: Cho a, b, n ∈ N, n ≠ 0. Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì ( a+b) ⋮ n. * Nhận xét: - Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu: (a ≥ b) Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮ n. - Tính chất 1 có thể mở rộng cho một tổng có nhiều số hạng: Nếu a ⋮ n và b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a+b+c) ⋮ n. Trong một tổng, nếu mọi số hạng đều chia hết cho cùng một số thì tổng cũng chia hết cho số đó. HĐKP3: - Vì 12 ⋮ 6 và 10 ⋮̸ 6 => 12 + 10 = 22 ⋮̸ 6 12 – 10 = 2 ⋮̸ 7 - Vì 14 ⋮ 7 và 9 ⋮̸ 7 => 14 + 9 = 23 ⋮̸ 7 14 – 9 = 5 ⋮̸ 7 Tính chất 2: Cho a, b, n ∈ N, n ≠ 0. Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì ( a+b) ⋮̸ n. * Nhận xét: + Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu (a > b) Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì ( a-b) ⋮̸ n. Nếu a ⋮ n và b ⋮̸ n thì ( a-b) ⋮̸ n. + Tính chất 2 có thể mở rộng cho một tổng nhiều số hạng: Nếu a ⋮̸ n, b ⋮ n, c ⋮ n thì ( a + b + c) ⋮̸ n. Nếu trong một tổng chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho một số, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó. Thực hành 2: a) + Vì 1200 ⋮ 4 và 440 ⋮ 4 => 1200 + 440 ⋮ 4. + Vì 440 ⋮ 4 và 324 ⋮ 4 => 440 – 324 ⋮ 4. + Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 4 và 27 ⋮̸ 4 => 2 . 3 . 4 . 6 ⋮̸ 4. b) Có: 13 ⋮̸ 5 và 17 ⋮̸ 5 nhưng 13 + 17 = 30 ⋮ 5. Vận dụng: A = 12 + 14 + 16 + x Ta có: 12 ⋮ 2, 14 ⋮ 2 và 16 ⋮ 2 Nên x ⋮ 2 thì A ⋮ 2 x ⋮̸ 2 thì A ⋮̸ 2. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 + 3 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1: a ) Đúng. Vì 1560 ⋮ 15 và 390 ⋮ 15 nên 1560 + 390 ⋮ 15. b) Đúng. Vì 456 ⋮̸ 10 và 555 ⋮̸ 10 nên 456 + 555 ⋮̸ 10. c) Sai. Vì 77 ⋮ 7 và 49 ⋮ 7 nên 77 + 49 ⋮ 7. d) Đúng. Vì 6 624 ⋮ 6 và 1 806 ⋮ 6 nên 6 624 – 1 806 ⋮ 6. Bài 2: a) 144 = 3 . 48 => 144 : 3 là phép chia hết. b) 144 = 13 . 11 + 1 => 144 chia 13 dư 1. c) 144 = 30 . 4 + 24 => 144 chia 30 dư 24. Bài 3: a) Ta có: 1 298 = 354 . 3 + 236 Vậy: q = 3 và r = 236. b) Ta có: 40 685 = 985 . 41 + 300 Vậy: q = 41 và r = 300. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4 Bài 4: Tổng số quyển sách lớp 6A thu được là : 36 + 40 + 15 = 91 quyển. Ta có: 91 = 4 . 22 + 3 nên 91 không chia hết cho 4. Vì vậy không thể chia được số sách đã thu được thành 4 nhóm với số lượng quyền bằng nhau. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại nội dung kiến thức đã học. - Làm BT 1 + 5 (SBT – tr 19) - Chuẩn bị bài mới “Dấu hiệu chia hết cho 2, 5” Tuần 3 Tiết PPCT: 10 Phân môn: Số và Đại số BÀI 7: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5 Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Nhận biết một số chia hết cho 2 và 5. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 trong giải quyết vấn đề toán học và trong thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, giáo án. 2 - HS : Đồ dùng học tập; Ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán: “Tìm số dư của phép chia 71 001 cho 2 và cho 5?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành bài toán ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 2, cho 5 hay không mà không cần thực hiện phép chia. Để biết được đó là cách nào?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 2 . + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành HĐKP1. - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết cho 2. - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu chia hết cho 2. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hình dung cách trình bày. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện Thực hành 1. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 2 . 1. Dấu hiệu chia hết cho 2. HĐKP1: Các đội A, B, C, H, I có tổng số người là số chẵn nên chia hết cho 2. Vì vậy, trong các đội thì các đội có thể xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau là đội A, B, C, H, I. Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (tức chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2. Thực hành 1: a) Các số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2 là các số chẵn và lớn hơn 1000. Ví dụ: 1002, 1256 b) Các số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2 là các số lẻ và lớn hơn 1000. Ví dụ: 103, 159 Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 5. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 5. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành HĐKP2. - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết cho 5. - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu chia hết cho 5. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 để hình dung cách trình bày. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện Thực hành 2. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 5 . 2. Dấu hiệu chia hết cho 5. HĐKP2: Các số chia hết cho 5 là: 10, 15, 25, 95. Chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 là 0 và 5. Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5. Thực hành 2: a) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 2, 4, 6, 8 thì 17* chia hết cho 2. b) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 5 thì 17* chia hết cho 5. c) Thay dấu * bởi chữ số 0 thì 17* chia hết cho cả 2 và 5. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 (SGK – tr25) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1 : a) Số chia hết cho 2 là 1010. Bởi vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0. b) Số chia hết cho 5 là 19 445. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 5. c) Số chia hết cho 10 là 1 010. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 0. Bài 2: a) 146 + 550 chia hết cho 2. Vì 146 ⋮ 2 và 550 ⋮ 2 nên 146 + 550 ⋮ 2. b) 575 – 40 chia hết cho 5. Vì 575 ⋮ 5 và 40 ⋮ 5 nên 575 – 40 ⋮ 5 c) 3 . 4 . 5 + 83 không chia hết cho 2, không chia hết cho 5 d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4 chia hết cho 2 và chia hết cho 5. Vì 7 . 5 . 6 ⋮ 2 và 35 . 4 ⋮ 2 nên 7 . 5 . 6 – 35 . 4 ⋮ 2. Vì 7 . 5 . 6 ⋮ 5 và 35 . 4 ⋮ 5 nên 7 . 5 . 6 – 35 . 4 ⋮ 5. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 3 + 4 . Bài 3: a) Ta có: 35 ⋮ 5 40 ⋮ 5 => Lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên. b) Ta có: 36 ⋮ 2 40 ⋮ 2 => Lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập. Bài 4: Ta có: 19 ⋮̸ 5 và 40 ⋮ 5 nên 19 + 40 ⋮̸ 5. Vì vậy Bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ và ôn lại Các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. - Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2 + 4 – tr21 - Chuẩn bị bài mới “Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9”. Tuần 3 Tiết PPCT: 11 Phân môn: Số và Đại số BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Phát biểu được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. - Nhận biết một số chia hết cho 3 và 9. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 trong giải quyết vấn đề toán học và trong tình huống thực tiễn. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, SGK, tài liệu giáo án. 2 - HS : SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán: “Tìm số dư của phép chia 27 009 cho 3 và cho 9?”. + GV hỏi thêm: “Một số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành bài toán ra nháp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 3, cho 9 hay không mà không cần thực hiện phép chia. Và một số chia hết cho 3 có chia hết cho 9 không?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 9. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 9. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc hiểu HĐKP1, trao đổi, thảo luận hoàn thành HĐKP1. - GV chốt lại đáp án: Khẳng định của bạn An hợp lí và có thể làm tương tự cho các số khác. - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết cho 9. - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu chia hết cho 9. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện Thực hành 1. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 9 . 1. Dấu hiệu chia hết cho 9. HĐKP1: Khẳng định của An là đúng. Vì mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9. Nhận xét: Mọi số đều viết dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9. Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9. Thực hành 1: a) 245 có 2 + 4 + 5 = 11 ⋮̸ 9 nên 245 ⋮̸ 9 9 087 có 9 + 0 + 8 + 7 = 24 ⋮̸ 9 nên 9 087 ⋮̸ 9 398 có 3 + 9 + 6 = 18 ⋮ 9 nên 398 ⋮ 9 531 có 5 + 3 + 1 = 9 ⋮ 9 nên 531 ⋮ 9 Vậy các số 398, 531 chia hết cho 9. b) Hai số chia hết cho 9 là 936, 18 Hai số không chia hết cho 9 là 987, 192. Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 3. a) Mục tiêu: + HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 3. + Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu). b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt, phân tích cho HS đọc hiểu nội dung trong SGK rồi rút ra nhận xét. - GV cho HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành HĐKP2. - GV nhận xét, rút ra Dấu hiệu chia hết cho 3. - GV cho 1 vài HS đọc, phát biểu Dấu hiệu chia hết cho 3. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện Thực hành 2. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 3 . 2. Dấu hiệu chia hết cho 3. HĐKP2: 315 = 3 . 100 + 1 . 10 + 5 = 3.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 5 = 3.99 + 3 + 9 + 1 + 5 = (3 +1+5) + (3.3.11 + 3) . 3 418 = 4 . 100 + 1 . 10 + 8 = 4 . (99 + 1) + 1 . (9 + 1) + 8 = 4 . 99 + 4 + 9 + 1 + 8 = (4 +1+8) + (4 .3 .11 + 3) . 3 Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3. Thực hành 2: Trong hai số 315 và 418 thì số 315 chia hết cho 3. Vì số 315 có 3 + 1 +5 = 9 chia hết cho 3. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 2 (SGK – tr27) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án Bài 1 : a) 1 + 1 + 7 = 9 ⋮ 9 nên 117 ⋮ 9 3 + 4 + 4 + 7 = 18 ⋮ 9 nên 3 447 ⋮ 9 5 + 0 + 8 + 5 = 18 ⋮ 9 nên 5 085 ⋮ 9 5 + 3 + 4 = 12 ⋮̸ 9 nên 534 ⋮̸ 9 1 + 2 + 3 = 6 ⋮̸ 9 nên 123 ⋮̸ 9 A = {117, 3 447, 5 085}. b) 5 + 3 + 4 = 12 ⋮ 3 nhưng 12 ⋮̸ 9 nên 534 ⋮ 3 và 534 ⋮̸ 9. 1 + 2 + 3 = 6 ⋮ 3 nhưng 6 ⋮̸ 9 nên 123 ⋮ 3 và 534 ⋮̸ 9. B = {534, 123}. Bài 2: a) 1 + 2 + 0 + 6 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 1 206 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 1 206 ⋮ 9 5 + 3 + 0 + 6 = 14 + 14 ⋮̸ 3 nên 5036 ⋮̸ 3 + 14 ⋮̸ 9 nên 5036 ⋮̸ 9 - Vì 1 206 ⋮ 3 và 5 306 ⋮̸ 3 nên 1 206 + 5 306 ⋮̸ 3. - Vì 1 206 ⋮ 9 và 5 306 ⋮̸ 9 nên 1 206 + 5 306 ⋮̸ 9. b) 4 + 3 + 6 = 13 + 13 ⋮̸ 3 nên 436 ⋮̸ 3 + 13 ⋮̸ 9 nên 436 ⋮̸ 9 3 + 2 + 4 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 324 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 324 ⋮ 9 - Vì 436 ⋮̸ 3 và 324 ⋮ 3 nên 436 – 324 ⋮̸ 3. - Vì 436 ⋮̸ 9 và 324 ⋮ 9 nên 436 – 324 ⋮̸ 9. c) 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 2 . 3 . 4 . 6 = 2 . 4 . 18 ⋮ 9 2 + 7 = 9 + 9 ⋮ 3 nên 27 ⋮ 3 + 9 ⋮ 9 nên 27 ⋮ 9 - Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 và 27 ⋮ 3 nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 ⋮ 3. - Vì 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 9 và 27 ⋮ 9 nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 ⋮ 9. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng : Bài 3 Bài 3: a) 2 + 0 + 3 = 5 ⋮̸ 3 => 203 ⋮̸ 3. 1 + 2 + 7 = 10 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. 9 + 7 = 16 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. 1 + 7 + 3 = 11 ⋮̸ 3 nên 203 ⋮̸ 3. => Không thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau được. b) Tổng số bi là: 203 + 127 + 97+ 173 = 600 Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi thì tổng số người chơi là 3 người. Ta có: 6 + 0 + 0 = 6 chia hết cho 3 nên số 600 chia hết cho 3 => 600 viên bi chia đều cho 3 người. => Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người. c) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi thì tổng số người chơi là 9 người. Ta có: 6 + 0 + 0 = 6 không chia hết cho 9 nên số 600 không chia hết cho 9 => 600 viên bi không thể chia đều cho 9 người. => Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi bi thì không thể chia đều tổng số bi cho mỗi người. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ và ôn lại Các dấu hiệu chia hết cho 9 và 3. - Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2 + 4 – tr23 - Chuẩn bị bài mới “Ước và bội”. Tuần 3 Tiết PPCT: 12 Phân môn: Số và Đại số BÀI 9: ƯỚC VÀ BỘI Thời lương: 2 tiết – Tiết 12, 13 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Nhận biết được ước, bội của một số tự nhiên. - Sử dụng được kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số tự nhiên. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Tìm được tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số tự nhiên cho trước. + Vận dụng được kiến thức về bội, ước của một số tự nhiên vào giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Bài giảng, SGK, tài liệu giáo án. 2 - HS : SGK, đồ dùng học tập, giấy A4 ( để cắt 1 số mảnh giấy nhỏ và ghép thành các băng giấy), giấy màu, hồ dán, kéo cắt giấy, tờ bìa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS. + Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán HĐKP1: a) Lớp 6A có 36 học sinh. Trong một tiết mục đồng diễn thể dục nhịp điệu, lớp xếp thành đội hình gồm những hàng đều nhau. Hãy hoàn thành bảng sau vào vở để tìm các cách mà lớp có thể xếp đội hình: Cách xếp đội hình Số hàng Số học sinh trong một hàng Thứ nhất 1 36 Thứ hai 2 18 ... ... ... b) Viết số 36 thành tích của hai số bằng các cách khác nhau. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm hoàn thành bài toán. HS đưa ra đáp án: Cách xếp đội hình Số hàng Số học sinh trong một hàng Thứ nhất 1 36 Thứ hai 2 18 Thứ ba 3 12 Thứ tư 4 9 Thứ năm 6 6 b) 36 = 1 . 36 36 = 2 . 18 36 = 3 . 12 36 = 4 . 9 36 = 6 . 6 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “ 36 chia hết cho các số 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, 18, 36, ta nói 36 là gì của các số đó và mỗi số đó có quan hệ như thế nào với 36?” => Bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Ước và bội. a) Mục tiêu: + HS nhận biết được khái niệm ước, bội của một số tự nhiên và kí hiệu. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chữa, phân tích lại cho HS HĐKP1. Từ đó dẫn dắt, rút ra khái niệm ước va bội như trong SGK. - GV yêu cầu 1 vài HS đọc lại khái niệm ước và bội trong mục Kiến thức trọng tâm. - GV cho HS đọc phần Chú ý trong SGK và khắc sâu cho HS nhớ. - GV yêu cầu HS áp dụng khái niệm hoàn thành Thực hành 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Khái niệm ước và bội. 1. Ước và bội Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a. Chú ý: + Số 0 là bội của tất cả các số tự nhiên khác 0. Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào. + Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của mọi số tự nhiên. + Mọi số tự nhiên a lớn hơn 1 luôn có ít nhất hai ước là 1 và chính nó. Thực hành 1: 1) a) 48 là bội của 6 b) 12 là ước của 48 c) 48 là ước/bội của 48 d) 0 là bội của 48 2) Ư(6) = {1; 2; 3; 6}. 3) Ư(24) = {1;2;3;4;6;8;12;24}. => Số 24 là bội của 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24. Hoạt động 2: Cách tìm ước. a) Mục tiêu: Biết cách tìm được tập hợp các ước của một số tự nhiên cho trước. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoàn thành HĐKP2. - GV dẫn dắt, rút ra cách tìm ước của một số a như Kiến thức trọng tâm trong SGK. - GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 để HS hiểu và hình dung cách làm. - GV yêu cầu H
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_tuan_34.docx