Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 9+10

Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 9+10

1 - GV: PPT trình chiếu hoặc một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm ( số âm nói chung) và các dụng cụ vẽ hình ( để vẽ trục số).

2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK, có thể tìm hiểu trước số nguyên âm và số âm nói chung.

 

docx 25 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 9+10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết PPCT: 25, 26
Phân môn: Số và Đại số
CHƯƠNG 2: SỐ NGUYÊN
BÀI 1: SỐ NGUYÊN ÂM VÀ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN ( 3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được số nguyên âm, số nguyên dương, tập hợp các số nguyên Z và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.
- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm trong các ví dụ thực tiễn
+ Mô tả được tập hợp số nguyên và biết cách biểu diễn số nguyên không quá lớn trên trục số.
+ Tìm số đối của một số nguyên.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: PPT trình chiếu hoặc một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm ( số âm nói chung) và các dụng cụ vẽ hình ( để vẽ trục số).
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK, có thể tìm hiểu trước số nguyên âm và số âm nói chung.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* TIẾT 25
Hoạt động 3: Biểu diễn số nguyên trên trục số
a) Mục tiêu: 
+ HS nhớ lại được tia số và thứ tự của các số tự nhiên.
+ Tìm hiểu về biểu diễn các số trên trục số 
+ Luyện kĩ năng vẽ trục số và biểu diễn các số nguyên trên trục số đó.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS thực hiện HĐKP3 theo yêu cầu sau:
+ Vẽ một đường thẳng nằm ngang, trên đó đánh dấu các điểm cách đều nhau như trong hình.
+ Chọn một điểm để ghi số 0 và gọi đó là điểm 0, các điểm bên phải điểm 0 biểu diễn các số nguyên dương và được ghi là 1; 2; 3; Các điểm bên trái điểm 0 biểu diễn các số nguyên âm và được ghi là -1; -2; -3;..
- GV vẽ hình, giảng và phân tích về trục số biểu diễn tập hợp các số nguyên.
- GV cho 1, 2 HS đọc lại nội dung trong SGK.
- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 4.
- Gv lưu ý cho HS: 
Ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng. Khi đó, chiều từ dưới lên trên là chiều dương, chiều từ trên xuống dưới là chiều âm của trục số.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoàn thành yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu vào vở.
 - 2HS lên bảng vẽ trục số.
- GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Biểu diễn số nguyên trên trục số
HĐKP3:
- Hình biểu diễn các số nguyên như trên gọi là trục số.
- Điểm 0 ( không) được gọi là điểm gốc trục số.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
Thực hành 4:
* Chú ý: Ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng.
Khi đó, chiều từ dưới lên trên là chiều dương, chiều từ trên xuống dưới là chiều âm của trục số.
Hoạt động 4 : Số đối của một số nguyên
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận biết số đối của một số nguyên, đặc điểm cơ bản của hai số nguyên đối nhau.
- Biết cách tìm số đối của một số nguyên.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS hoàn thành HĐKP4.
- GV dẫn dắt, cho HS rút ra khái niệm hai số đối nhau.
- GV yêu cầu 1, 2 HS đọc lại khái niệm hai số đối nhau trong SGK.
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 5.
- GV lưu ý cho HS phần Chú ý.
- GV yêu cầu HS vận dụng hoàn thành Thực hành 5.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoàn thành yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ.
- GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
4. Số đối của một số nguyên.
HĐKP4:
Trên trục số, mỗi điểm -6; 6 cách điểm 0: sáu đơn vị.
=> Hai số nguyên trên trục số nằm ở hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0 được gọi là hai số đối nhau.
* Chú ý:
- Số đối của số nguyên dương là một số nguyên âm.
- Số đối của một số nguyên âm là một số nguyên dương.
- Số đối của 0 là 0.
Thực hành 5:
Số đối của 5 là – 5.
Số đối của - 4 là 4.
Số đối của - 10 là 10.
Số đối của 2 020 là – 2 020.
* TIẾT 26
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 2 ; 3 ; 4 ; 6 ( SGK – tr53, 54)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 2 : 
a) 9 ∈ N => Đúng
b) -6 ∈ N => Sai. Vì -6 ∈ Z
c) -3 ∈ Z => Đúng
d) 0 ∈ Z => Đúng. 
e) 5 ∈ Z=> Đúng
g) 20 ∈ N=> Đúng
Bài 3:
a) 1	;	b) -3	;	c) 0	;	d) -8
Bài 4:
Bài 6: 
Số đối của – 5 là 5.
Số đối của – 10 là 10.
Số đối của 4 là - 4.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của – 100 là 100.
Số đối của 2 021 là – 2 021
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức, làm các bài tập vận dụng.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 ; 5 ( SGK – tr53, 54)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành vở và trình bày.
Bài 1 :
a) Thưởng 5 điểm trong cuộc thi đấu ; +5
b) Bớt 2 điểm vi phạm luật : -2
c) Tăng 1 bậc lương do làm việc hiệu quả : +1
d) Hạ 2 bậc xếp loại do thi đấu kém : -2
Bài 6 : 
Những điểm A, B nằm cách điểm 0 hai đơn vị biểu diễn các số nguyên 2 và – 2.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 Đồng hồ đo nhiệt độ trong phòng Nhiệt kế thủy ngân vàng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức đã học, tự lấy được các ví dụ về số nguyên.
 - Vận dụng hoàn thành các bài tập: 1+ 2+ 6 + 7 (SBT- tr46, 47).
 - Chuẩn bị bài mới “ Thứ tự trong tập hợp số nguyên”.
Tuần 9
Tiết PPCT: 9
Phân môn: Hình học
BÀI 3: CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH TRONG THỰC TIỄN.
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Hiểu và ghi nhớ được công thức tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của một số tứ giác đã học.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học, kết nối kiến thức ở cấp Tiểu học với bài dạy.
+ Sưu tầm những bài toán thực tế gắn liền với việc tính chu vi, diện tích mức độ đơn giản.
+ Đổi mới phương pháp dạy học giúp HS hứng thú bài học, tạo những nhiệm vụ mang tính thực tế.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập cần thiết, SGK..
+ Ôn tập lại một số công thức về tính chu vi, diện tích đã học ở Tiểu học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* TIẾT 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 (SGK –tr90)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 1:	Giải :
a) S = 20 . 5 = 100 (cm2)
b) Đổi đơn vị: 20 dm = 2 m 
=> S = 5 . 22 = 5 (m2)
c) S = 5+3,2 . 42 = 16,4 (m2)
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: HS vận dụng các công thức để giải, tính toán các bài toán thực tế.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 2 ; 3 ; 4 ( SGK – tr 91)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở và trình bày bảng :
Bài 2: 	Giải :
a) 
Diện tích hình được tô màu bằng tổng diện tích hai hình chữ nhật.
- Shcn lớn = 5 . 7 = 35 (cm2)
Chiều rộng hcn nhỏ là: 7 – 6 = 1 cm
- Shcn nhỏ = 8 . 1 = 8 (cm2)
=> Diện tích hình được tô màu là: 
35 + 8 = 43 (cm2)
Vậy Diện tích hình được tô màu bằng 43 cm2.
b) 
Diện tích hình được tô màu bằng diện tích hình chữ nhật lớn trừ cho diện tích hình thang cân.
Diện tích hình chữ nhật là:
17 . 9 = 153 m2
Chiều cao hình thang cân là:
 9 – 5 = 4 m
Diện tích hình thang cân là:
9+3. 42 = 24 (m2)
Diện tích hình được tô màu là:
153 + 24 = 177 (m2)
Vậy Diện tích hình được tô màu bằng 177 m2.
Bài 3 :
Diện tích mảnh vườn bằng tổng diện tích hình thang cân ABCD và hình bình hành ADEF.
Diện tích hình thang cân ABCD là:
 BC + AD. BM 2 = (30 + 42). 22 2 = 792 (m2)
Diện tích hình bình hành ADEF là:
AD . EN = 42 . 28 = 1 176 (m2)
Diện tích mảnh vườn là:
Svườn = SABCD + SADEF = 792 + 1 176 = 1968 (m2)
Vậy Diện tích mảnh vườn bằng 1968 m2.
Bài 4:
Diện tích phần còn lại của mảnh vườn bằng diện tích cả mảnh vườn trừ cho diện tích bồn hoa hình thoi.
Diện tích mảnh vườn là:
Smảnhvườn = 25 . 15 = 375 (m2)
Diện tích hình thoi là:
Sthoi = 5.32 = 7,5 (m2)
Diện tích phần còn lại của khu vườn là:
Scòn lại = 375 – 7,5 = 367,5 (m2)
Vậy Diện tích phần còn lại của mảnh vườn bằng 367,5 m2.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp gợi mở - đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Hoàn thành nốt các bài tập.
- Học thuộc tất cả công thức tính chu vi và diện tích các hình.
- Xem trước bài sau: “Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tính chu vi diện tích của một số hình trong thực tiễn”.
Tuần 9
Tiết PPCT: 10
Phân môn: Hình học
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM:
TÍNH CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH TRONG THỰC TIỄN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Làm quen với việc ước lượng được kích thước của một số hình thường gặp.
- Biết cách đo kích thước và áp dụng công thức tính được chu vi, diện tích của một số hình vào thực tiễn.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ HS thực hành tính diện tích và chu vi các hình trong thực tiễn.
+ Rèn luyện cách thực hiện một dự án gồm các khâu:chuẩn bị, thực hiện, báo cáo tổng kết.
+ Rèn luyện ước lượng số đo trước khi đo, so sánh với số đo thực tế.
+ HS rèn luyện cách ghi chép một bài thực hành như thế nào cho hợp lí và khoa học.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: SGK, bài giảng, phiếu học tập.
2 . Học sinh : 
- SGK, đồ dùng học tập.
- Thước đo độ dài có vạch chia xăng - ti - mét ( thước mét, thước dây, thước kẻ)
- Giấy A4, bút đánh dấu trên giấy, gỗ, gạch đá hoa, gạch đất nung.
- Máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Củng cố lại kiến thức tính chu vi, diện tích các hình đã học cho HS.
- Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài thực hành.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: HS phát biểu đúng các công thức và biết được nội dung bài thực hành sẽ tìm hiểu trong bài.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hỏi đáp kiến thức cũ nhanh qua các câu hỏi sau:
+ Nêu công thức tính chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.
+ Nêu các công thức tính diện tích các hình : hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
+ Nêu các công thức tính diện tích các hình: hình thoi, hình bình hành, hình thang.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS chú ý, nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu, trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời 1-2 HS phát biểu đối với mỗi 1 câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành: “Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo đạc, vận dụng công thức để tính chu vi và diện tích các đồ vật có hình dạng quen thuộc.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- Rèn luyện đo đạc chính xác và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích các hình để tính diện tích các đồ vật.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, quan sát phiếu học tập và thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành chính xác kết quả vào phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Hoạt động 1 : Tính diện tích và chu vi đồ dùng học tập có hình dạng quen thuộc ( sách, vở, hộp bút, bảng con )
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV kiểm tra và đánh giá phần chuẩn bị của HS và phát phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm từ 3-5 HS/ nhóm và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Tìm và chọn ra 3 đồ vật ( trong đó 2 đồ vật GV yêu cầu là SGK Toán 6 và vở ghi, 1 đồ vật các nhóm tự chọn có hình dạng quen thuộc mà mình đã học) điền tên, hình dạng vào phiếu.
+ Chọn thước phù hợp đo kích thước của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của các đồ vật rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV lưu ý lại HS cách đo đạc chính xác trước khi các nhóm thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV và điền kết quả vào phiếu học tập. 
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các nhóm HS báo cáo, trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, lưu ý lại kết quả hoạt động của nhóm mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung quá trình thực hành của các nhóm và lưu ý những lỗi dễ mắc để các nhóm cẩn thận, rút kinh nghiệm ở Hoạt động 2.
* Hoạt động 2 : Tính diện tích và chu vi các đồ vật có hình dạng quen thuộc trong lớp học ( mặt bàn, mặt ghế, cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp )
a) Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- Rèn luyện đo đạc chính xác và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích các hình để tính diện tích các đồ vật.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, quan sát phiếu học tập và thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành được phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Tìm và chọn ra 4 đồ vật trong lớp có hình dạng quen thuộc mà mình đã học, điền tên, hình dạng của các đồ vật đó vào phiếu.
+ Chọn thước phù hợp đo kích thước của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của các đồ vật rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV lưu ý HS cách đo đạc để ra kết quả chuẩn xác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu, kết quả vào phiếu.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày miệng kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, chữa lại.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 3 : Tính diện tích và chu vi của các công trình có hình dạng quen thuộc bên ngoài lớp học ( sân bóng, bồn cây, vườn trường, phòng học nghệ thuật )
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Thảo luận, điền hình dạng của hành lang, bồn cây, sân bóng theo thứ tự vào mẫu bảng phiếu học tập.
+ Chuẩn bị mang theo thước phù hợp để tiến hành di chuyển đo kích thước của hành lang, bồn cây, sân bóng.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của hành lang, bồn cây, sân bóng rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV ổn định lớp, di chuyển theo nhóm, tránh gây mất trật tự.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu, kết quả vào phiếu.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày miệng kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, chữa lại.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành của các nhóm, tổng kết.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Đánh giá đồng đẳng, giáo viên đánh giá học sinh
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại nội dung kiến thức toàn bộ các bài trong chương.
- Xem các bài tập : “Bài tập cuối chương 3”
- Làm trước các bài tập trắc nghiệm và các bài tập tự luận: 1, 2, 3, 4 ( SGK –tr45,46).
Tuần 10
Tiết PPCT: 11
Phân môn: Hình học
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Luyện tập lại kĩ năng vẽ hình, tính toán về chu vi, diện tích các hình gắn với bài tập thực tế.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương 3.
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập, giấy A1, bút dạ, thước, kéo, giấy bìa,.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 1 → Bài 3.
b) Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy đầy đủ, ngắn gọn, trực quan tổng hợp kiến thức chương 3.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng hợp đầy đủ nội dung kiến thức từ Bài 1 → Bài 3 một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo kĩ thuật lược đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương 3 trong thời gian 20 phút. 
- GV chỉ định đại diện nhóm trình bày ( Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 → Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV: quan sát, giúp đỡ các nhóm HS.
- Các nhóm thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe, trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS trao đổi, trình bày tại chỗ các bài trắc nghiệm 1+ 2+ 3 (SGK –tr93)
Câu 1. Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 50m và 60m thì diện tích là :
C. 1 500 m2
Câu 2. Hình thang cân có độ dài cạnh đáy và chiều cao lần lượt là 40m,30m, 25m có diện tích là :
C. 875 m2
Câu 3 : Hình bình hành có chiều dài một cạnh và chiều cao lần lượt là 70 dm và 50 dm có diện tích là :
D. 350 m2
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện :
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng 1+ 3+ 5+ 7 ( SGK – tr 93) (GV có thể đến từng bàn quan sát và giúp đỡ HS). 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập, trình bày miệng và lên bảng trình bày.
Bài 1 : 
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh 5 cm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Lấy A, B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 5cm.
Gọi C là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. Nối C với A và C với B, ta được tam giác đều ABC.
b) Vẽ hình chữ nhật ABCD có một chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 3cm.
5cm
3cm
A
B
C
D
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3cm. 
+ Bước 4: Nối D với C .
=> Ta được hình chữ nhật ABCD.
b) Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3cm.
+ Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.
=> Ta được hình vuông ABCD.
A
B
C
D
3cm
d) Vẽ hình bình hành ABCD có hai cạnh liên tiếp là 6cm, 8cm và chiều cao bằng 4cm.
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 8 cm.
+ Dựng đoạn thẳng AH vuông góc với AB : AH = 4cm.
+ Qua H dựng đường thẳng d song song với AB
+ Vẽ đoạn thẳng đi qua A. đoạn thẳng đó cắt đường thẳng d tại điểm D : AD = 6cm.
+ Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. => BC = AD = 6cm
=> Ta được hình bình hành ABCD.
e) Vẽ hình thoi cạnh dài 5 cm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3cm.
+ Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.
+ Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
A
D
C
B
5 cm
=> Ta được hình thoi ABCD.
Bài 3:
Hình trên gồm các hình:
+ Hình thoi
+ Hình tam giác đều.
+ Hình thang cân.
+ Hình lục giác đều.
Bài 5:
- Hình trên gồm 6 hình thang cân và 2 lục giác đều.
Bài 7:
Từ hình vẽ => Độ dài hai đường chéo của hình thoi lần lượt là 60 cm, 40 cm.
Diện tích của con diều là:
S = 12. 60. 40=1 200 (cm2)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để cắt ghép các hình hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2 + 4 + 6 (SGK – tr 93)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi nhóm, hoàn thành sản phẩm.
Bài 2 : Hình vuông sau khi ghép:
Bài 4: Hình bình hành sau khi ghép:
Bài 6: Hình bình hành sau khi cắt ghép 6 hình tam giác đều:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp.
Tuần 10
Tiết PPCT: 12
Phân môn: Hình học
ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Xã Hồ Thị Kỷ, ngày .. tháng . năm 2022
Ký duyệt của PHT
Tuần 9, 10
Lê Thanh Thoại
Xã Hồ Thị Kỷ, ngày .. tháng . năm 2022
Ký duyệt của Tổ Trưởng
Tuần 9, 10
Hồ Xuân Vũ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tuan_910.docx